[FONT="]CÁC NGÀNH HÀNG KHÔNG ĐỔI MỚI SỰ ĐIỀU HÀNH CÁC CHUYẾN BAY NHỜ VỆ TINH NHÂN TẠO[/FONT]
Ngày nay, việc đi lại và vận chuyển bằng máy bay phát triển đến mức, vào bất cứ thời điểm nào cũng có trên một vạn máy bay đang hoạt động trên bầu trời. Người điều khiển các phương tiện giao thông trên mặt đất tự quan sát đường xá để chọn đường và tốc độ, còn người điều khiển máy bay không thể làm như vậy, mà phải nhờ các phương tiện thông tin liên lạc vô tuyến điện,để liên hệ trực tiếp với các đài, trạm không lưu của cơ quan quản lý bay ở mặt đất điều hành, mới chọn được đường đi, độ cao, tốc độ…Nếu thiếu cẩn thận một chút là có thể xảy ra tai nạn nguy hiểm. Theo thống kê, chỉ trong thời gian từ năm 1981 đến 1987, nước Mỹ để xảy ra 35 vụ va chạm máy bay trên bầu trời. Trong lịch sử ngành hàng không dân dụng, đã có trên một vụ tai nạn rất lớn, như ngày 27 tháng 3 năm 1977 hai máy bay Boeing 747 va vào nhau ở Tây Ban Nha làm chết 590 người. Ngày 12 tháng 11 năm 1996 tại Ấn độ, chiếc Boeing 747 va vào chiếc I L 76 làm 349 người thiệt mạng. Cho nên việc quản lý không lưu, điều hành và sắp xếp các chuyến bay sao cho có các hành trình ngắn nhất để tiết kiệm nhiên liệu, các máy bay cất cánh hợp lý nhất không phải mất thì giờ chờ đợi, đồng thời hệ thống thiết bị lắp đặt ở các đài, trạm trên mặt đất cũng hợp lý và tiết kiệm luôn được quan tâm nghiên cứu. Vào những năm đầu thập kỷ 80, tổ chức Hàng không Dân dụng Thế Giới ( ICAO) đã nhận thấy các hệ thống thông tin, dẫn đường, giám sát và quản lý không lưu đang sử dụng ngày càng có những hạn chế rõ rệt. để khắc phục các hạn chế và đáp ứng yêu cầu trong tương lai, năm 1983 Hội đồng ICAO đã thành lập một ủy ban đặc biệt về các hệ thống không vận trong tương lai, gọi tắt theo tiếng Anh là FANS. Ủy ban có nhiệm vụ nghiên cứu các phương pháp mới và công nghệ mới, để đề xuất một hệ thống quản lý bay, nhằm khắc phục các tồn tại, đưa ngành hàng không tiến bước vững chắc vào thế kỷ XXI. Sau khi nghiên cứu, Ủy ban FANS thấy rằng, hệ thống quản lý bay cũ có những hạn chế cố hữu, để khắc phục tốt nhất là ứng dụng công nghệ vệ tinh nhân tạo, mới đáp ứng nhu cầu vận tải hàng không trong tương lai trên phạm vi toàn cầu. Hội nghị Không vận năm 1991 và đại Hội đồng ICAO năm 1992 đã phê chuẩn hệ thống Thông tin ( C). Dẫn dường ( N), Giám sát mới ( S) để th5ưc hiện quản lý không lưu ( ATM) viết tắt là hệ thống CNS/ ATM do Ủy ban FANS đề xuất.
Hệ thống này có sự phối hợp giữa công nghệ vệ tinh nhân tạo và máy tính. Ngay từ đầu thập kỷ 60, ý tưởng ứng dụng vệ tinh nhân tạo để dẫn đường cho máy bay qua các đại dương, các vùng băng giá đã được sự ủng hộ của nhiều người. Sau đó, những tiến bộ đạ đạt trong công nghệ vệ tinh và công nghệ máy tính, giúp cho việc giảm chi phí điều hành và tăng tốc độ xử lý, đã làm cho cộng đồng ngành hàng không thế giới quan tâm. Về trang, thiết bị thông tin và dẫn đường, Ủy ban PANS khuyến cáo tùy khả năng và yêu cầu đối với bầu trời của từng nước quản lý, ác hệ thống vệ tinh hiện nay ( đến năm 2005) chỉ có hai hệ thống là GPS của Mỹ và GLONASS của Liên Xô mà nay là Liên bang Nga. Hệ thống vệ tinh dẫn đường hoàn chỉnh có bổ sung, được tổ chức Hàng không Dân dụng thế giới gọi là hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu, viết tắt là GNSS. Nhiều hệ thống dẫn đường hiện tại của các nước tiếp tục sử dụng và có thể tích hợp với hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu. Với hệ thống này, máy bay sẽ tự động truyền tin tức, vị trí theo đường liên lạc đến các trung tâm dịch vụ không lưu. Vị trí của máy bay được hiện lên màn hình điện tử giống như màn hình rađa. Cơ quan kiểm soát không lưu không chỉ nhận dạng và biết vị trí máy bay, mà còn biết được ý định của máy bay. Hệ thống quản lý không lưu mới sẽ tăng cường sử dụng tự động, nhằm sớm phát hiện các khó khăn có thể gặp phải trong quá trình cung cấp dịch vụ, giúp nhân chia khu vực bầu trời một cách linh hoạt giữa hàng không dân dụng và quân sự. v..v…
Hiện nay, ngành Quản lý bay Dân dụng Việt Nam đã và đang chuẩn bị theo hệ thống CNS/ATM với hình thức cuốn chiếu cho tới năm 2010, theo đúng tiến độ mà tổ chức Hàng không Dân dụng Thế giới đề ra.
[FONT="]Nguồn NXBGD.
[/FONT]