Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
TRIẾT HỌC
Triết học Mác - Lê Nin
Các Mác, triết học Mác, và thời đại ngày nay
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="emonhaquemoira" data-source="post: 854" data-attributes="member: 22"><p>Ở Hêghen, “phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống đất", C.Mác đã "dựng nó lại" và bằng cách này, ông đã "phát hiện được cái hạt nhân hợp lý của nó ở đằng sau lớp vỏ thần bí". Và, "dưới dạng hợp lý của nó", phép biện chứng của C.Mác đã "đem lại sự giận dữ và kinh hoàng cho giai cấp tư sản và bọn tư tưởng gia giáo điều của chúng", bởi "trong quan niệm tích cực về cái hiện đang tồn tại", phép biện chứng ấy cũng đồng thời "bao hàm cả quan niệm về sự phủ định cái hiện đang tồn tại đó, về sự diệt vong tất yếu của nó"; bởi "mỗi hình thái đã hình thành" đều được nó xem xét "trong sự vận động, tức là xét cả mặt nhất thời của hình thái đó"; và bởi, với phép biện chứng ấy, không một cái gì khiến nó phải "khuất phục" và, "về thực chất", nó mang "tính chất phê phán và cách mạng"(11).</p><p></p><p>Trên cơ sở khái quát những thành quả mới nhất của khoa học đương thời và xác định đúng đắn những quy luật vận động và phát triển chung nhất của thế giới, đồng thời phân định rõ và tìm ra sự thống nhất về cơ bản giữa biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan, C.Mác không chỉ cải tạo triệt để phép biện chứng duy tâm khách quan mà đỉnh cao là ở Hêghen, mà còn khắc phục được những hạn chế vốn có của phép biện chứng tự phát thời cổ đại mà Hêraclít là người sáng lập, làm cho phép biện chứng duy vật trở thành một khoa học. Khoa học đó, như Ph.Ăngghen đã khẳng định, là "khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy"(12).</p><p></p><p>Khoa học triết học này không chỉ là thế giới quan khoa học của giai cấp công nhân và nhân loại tiến bộ trong thời đại ngày nay, mà còn trở thành một sự cần thiết tuyệt đối, thành "hình thức tư duy quan trọng nhất", cao nhất, thích hợp nhất đối với sự phát triển của khoa học hiện đại. Nó đem lại cho các khoa học hiện đại những chức năng có ý nghĩa phương pháp luận trong việc xem xét, lý giải bản thân sự phát triển của mình. Không chỉ thế, với bản chất cách mạng và khoa học, nó còn đem lại một cơ sở đúng đắn cho việc luận chứng và giải thích những hiện tượng của đời sống xã hội, nhất là cho việc "cải tạo thế giới" hiện thực. Nó cũng đem lại cho chúng ta không chỉ quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển trong nhận thức, trong hoạt động thực tiễn, mà cả quan điểm lịch sử - cụ thể khi xem xét, giải quyết mọi vấn đề do thực tiễn đặt ra.</p><p></p><p>Vận dụng triết học duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật vào việc xem xét xã hội, nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển xã hội loài người, C.Mác không chỉ làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên hoàn bị, triệt để, mà còn hơn thế nữa, sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử với tư cách "một cuộc cách mạng trong toàn bộ quan niệm về lịch sử thế giới". Khi khẳng định "chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học", V.I.Lênin đã coi đó là "một lý luận khoa học hết sức hoàn chỉnh và chặt chẽ". Lý luận này đã thay thế cho "sự lộn xộn và sự tùy tiện, vẫn ngự trị từ trước tới nay trong các quan niệm về lịch sử và chính trị", đồng thời chỉ cho chúng ta thấy rằng, "do chỗ lực lượng sản xuất lớn lên, thì từ một hình thức tổ chức đời sống xã hội này, nảy ra và phát triển lên như thế nào một hình thức tổ chức đời sống xã hội khác, cao hơn"(13).</p><p></p><p></p><p>Với việc phát hiện ra quan niệm duy vật về lịch sử, C.Mác không chỉ loại bỏ được khiếm khuyết căn bản của những lý luận lịch sử trước đó và "lần đầu tiên” giúp chúng ta “nghiên cứu một cách chính xác như khoa lịch sử tự nhiên, những điều kiện xã hội của đời sống quần chúng và những biến đổi của những điều kiện ấy", mà còn "mở đường cho việc nghiên cứu rộng rãi và toàn diện quá trình phát sinh, phát triển và suy tàn của các hình thái kinh tế xã hội"(14). Và, khi nghiên cứu một xã hội cụ thể - xã hội tư bản với quan niệm này, C.Mác đã khám phá ra các quy luật của sự phát triển xã hội, xây dựng nên học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội và quan niệm về sự phát triển xã hội với tư cách một quá trình lịch sử - tự nhiên. Đúng như V.I.Lênin đã chỉ rõ, khi nghiên xã hội tư bản với tư cách một chỉnh thể xã hội, C.Mác đã "làm nổi bật riêng lĩnh vực kinh tế" và trong tất cả mọi quan hệ xã hội, "làm nổi bật riêng những quan hệ sản xuất, coi đó là những quan hệ cơ bản, ban đầu và quyết định tất cả mọi quan hệ khác"; đồng thời, "đem quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất, và đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất". Bằng cách đó, V.I.Lênin khẳng định, C.Mác đã "có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên"(15).</p><p></p><p>Trong toàn bộ lịch sử tư tưởng xã hội, V.I.Lênin nhấn mạnh, quan niệm duy vật về lịch sử của C.Mác là một "quan niệm khoa học duy nhất về lịch sử", "một nguyên lý đã được chứng minh một cách khoa học" và do vậy, tư tưởng coi sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên của ông, "tự bản thân nó, cũng đã là một tư tưởng thiên tài rồi"(16).</p><p></p><p>"Triết học của chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa duy vật". Khi xây dựng hệ thống triết học của mình, C.Mác không chỉ làm cho phép biện chứng duy vật trở thành một khoa học và sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử mà còn tạo ra bước ngoặt cách mạng trong quan niệm về con người và giải phóng con người.</p><p></p><p>Coi tiền đề đầu tiên của mọi sự tồn tại của con người - đó là con người phải có khả năng sống rồi mới có thể "làm ra lịch sử", C.Mác cho rằng, hành vi lịch sử đầu tiên của con người là "sản xuất ra bản thân đời sống vật chất". Với quan niệm này, khi phê phán quan điểm duy tâm tư biện của Hêghen về con người, C.Mác đã đưa ra quan niệm coi con người là một thực thể sinh học - xã hội hiện thực và khẳng định "con người không phải là một sinh vật trừu tượng, ẩn náu đâu đó ở ngoài thế giới", mà "con người chính là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội"(17).</p><p></p><p>Với việc đặt ra theo một cách mới nhiệm vụ nhận thức đời sống xã hội hiện thực của con người, C.Mác đã triệt để phê phán quan điểm của Phoiơbắc về con người. Và, khi phê phán Phoiơbắc đã "hòa tan thế giới tôn giáo vào cơ sở trần tục của nó", "hòa tan bản chất tôn giáo vào bản chất con người", C.Mác đã khẳng định: "Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội"(18).</p><p></p><p>Với luận điểm coi "giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người", C.Mác đã khẳng định rằng, "con người là một bộ phận của giới tự nhiên"(19). Song, hoạt động sinh sống của con người, theo C.Mác, là "hoạt động sinh sống có ý thức" và do vậy, bằng hoạt động lao động của mình, con người đã làm biến đổi bản chất tự nhiên và tạo ra bản chất xã hội của chính mình. Rằng, con người không chỉ sống trong môi trường tự nhiên, mà còn sống trong môi trường xã hội, nên tự nhiên và xã hội trong mỗi con người gắn bó khăng khít với nhau; yếu tố sinh học trong mỗi con người không phải tồn tại bên cạnh yếu tố xã hội, mà chúng hòa quyện vào nhau và tồn tại trong yếu tố xã hội; do vậy, bản tính tự nhiên được chuyển vào bản tính xã hội và được cải biến ở trong đó. Và, chỉ có trong xã hội, con người mới thể hiện bản chất tự nhiên và xã hội của mình; do vậy, tự nhiên và xã hội thống nhất với nhau trong bản chất con người, làm cho con người trở thành một chỉnh thể tồn tại với cả hai mặt tự nhiên và xã hội, hình thành nên mối quan hệ khăng khít: Con người - tự nhiên - xã hội.</p><p></p><p><strong>Đặng Hữu Toàn, Phó giáo sư, tiến sĩ, Phó tổng biên tập Tạp chí Triết học</strong></p><p><strong>Tạp chí Triết học</strong></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="emonhaquemoira, post: 854, member: 22"] Ở Hêghen, “phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống đất", C.Mác đã "dựng nó lại" và bằng cách này, ông đã "phát hiện được cái hạt nhân hợp lý của nó ở đằng sau lớp vỏ thần bí". Và, "dưới dạng hợp lý của nó", phép biện chứng của C.Mác đã "đem lại sự giận dữ và kinh hoàng cho giai cấp tư sản và bọn tư tưởng gia giáo điều của chúng", bởi "trong quan niệm tích cực về cái hiện đang tồn tại", phép biện chứng ấy cũng đồng thời "bao hàm cả quan niệm về sự phủ định cái hiện đang tồn tại đó, về sự diệt vong tất yếu của nó"; bởi "mỗi hình thái đã hình thành" đều được nó xem xét "trong sự vận động, tức là xét cả mặt nhất thời của hình thái đó"; và bởi, với phép biện chứng ấy, không một cái gì khiến nó phải "khuất phục" và, "về thực chất", nó mang "tính chất phê phán và cách mạng"(11). Trên cơ sở khái quát những thành quả mới nhất của khoa học đương thời và xác định đúng đắn những quy luật vận động và phát triển chung nhất của thế giới, đồng thời phân định rõ và tìm ra sự thống nhất về cơ bản giữa biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan, C.Mác không chỉ cải tạo triệt để phép biện chứng duy tâm khách quan mà đỉnh cao là ở Hêghen, mà còn khắc phục được những hạn chế vốn có của phép biện chứng tự phát thời cổ đại mà Hêraclít là người sáng lập, làm cho phép biện chứng duy vật trở thành một khoa học. Khoa học đó, như Ph.Ăngghen đã khẳng định, là "khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy"(12). Khoa học triết học này không chỉ là thế giới quan khoa học của giai cấp công nhân và nhân loại tiến bộ trong thời đại ngày nay, mà còn trở thành một sự cần thiết tuyệt đối, thành "hình thức tư duy quan trọng nhất", cao nhất, thích hợp nhất đối với sự phát triển của khoa học hiện đại. Nó đem lại cho các khoa học hiện đại những chức năng có ý nghĩa phương pháp luận trong việc xem xét, lý giải bản thân sự phát triển của mình. Không chỉ thế, với bản chất cách mạng và khoa học, nó còn đem lại một cơ sở đúng đắn cho việc luận chứng và giải thích những hiện tượng của đời sống xã hội, nhất là cho việc "cải tạo thế giới" hiện thực. Nó cũng đem lại cho chúng ta không chỉ quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển trong nhận thức, trong hoạt động thực tiễn, mà cả quan điểm lịch sử - cụ thể khi xem xét, giải quyết mọi vấn đề do thực tiễn đặt ra. Vận dụng triết học duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật vào việc xem xét xã hội, nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển xã hội loài người, C.Mác không chỉ làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên hoàn bị, triệt để, mà còn hơn thế nữa, sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử với tư cách "một cuộc cách mạng trong toàn bộ quan niệm về lịch sử thế giới". Khi khẳng định "chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học", V.I.Lênin đã coi đó là "một lý luận khoa học hết sức hoàn chỉnh và chặt chẽ". Lý luận này đã thay thế cho "sự lộn xộn và sự tùy tiện, vẫn ngự trị từ trước tới nay trong các quan niệm về lịch sử và chính trị", đồng thời chỉ cho chúng ta thấy rằng, "do chỗ lực lượng sản xuất lớn lên, thì từ một hình thức tổ chức đời sống xã hội này, nảy ra và phát triển lên như thế nào một hình thức tổ chức đời sống xã hội khác, cao hơn"(13). Với việc phát hiện ra quan niệm duy vật về lịch sử, C.Mác không chỉ loại bỏ được khiếm khuyết căn bản của những lý luận lịch sử trước đó và "lần đầu tiên” giúp chúng ta “nghiên cứu một cách chính xác như khoa lịch sử tự nhiên, những điều kiện xã hội của đời sống quần chúng và những biến đổi của những điều kiện ấy", mà còn "mở đường cho việc nghiên cứu rộng rãi và toàn diện quá trình phát sinh, phát triển và suy tàn của các hình thái kinh tế xã hội"(14). Và, khi nghiên cứu một xã hội cụ thể - xã hội tư bản với quan niệm này, C.Mác đã khám phá ra các quy luật của sự phát triển xã hội, xây dựng nên học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội và quan niệm về sự phát triển xã hội với tư cách một quá trình lịch sử - tự nhiên. Đúng như V.I.Lênin đã chỉ rõ, khi nghiên xã hội tư bản với tư cách một chỉnh thể xã hội, C.Mác đã "làm nổi bật riêng lĩnh vực kinh tế" và trong tất cả mọi quan hệ xã hội, "làm nổi bật riêng những quan hệ sản xuất, coi đó là những quan hệ cơ bản, ban đầu và quyết định tất cả mọi quan hệ khác"; đồng thời, "đem quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất, và đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất". Bằng cách đó, V.I.Lênin khẳng định, C.Mác đã "có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên"(15). Trong toàn bộ lịch sử tư tưởng xã hội, V.I.Lênin nhấn mạnh, quan niệm duy vật về lịch sử của C.Mác là một "quan niệm khoa học duy nhất về lịch sử", "một nguyên lý đã được chứng minh một cách khoa học" và do vậy, tư tưởng coi sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên của ông, "tự bản thân nó, cũng đã là một tư tưởng thiên tài rồi"(16). "Triết học của chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa duy vật". Khi xây dựng hệ thống triết học của mình, C.Mác không chỉ làm cho phép biện chứng duy vật trở thành một khoa học và sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử mà còn tạo ra bước ngoặt cách mạng trong quan niệm về con người và giải phóng con người. Coi tiền đề đầu tiên của mọi sự tồn tại của con người - đó là con người phải có khả năng sống rồi mới có thể "làm ra lịch sử", C.Mác cho rằng, hành vi lịch sử đầu tiên của con người là "sản xuất ra bản thân đời sống vật chất". Với quan niệm này, khi phê phán quan điểm duy tâm tư biện của Hêghen về con người, C.Mác đã đưa ra quan niệm coi con người là một thực thể sinh học - xã hội hiện thực và khẳng định "con người không phải là một sinh vật trừu tượng, ẩn náu đâu đó ở ngoài thế giới", mà "con người chính là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội"(17). Với việc đặt ra theo một cách mới nhiệm vụ nhận thức đời sống xã hội hiện thực của con người, C.Mác đã triệt để phê phán quan điểm của Phoiơbắc về con người. Và, khi phê phán Phoiơbắc đã "hòa tan thế giới tôn giáo vào cơ sở trần tục của nó", "hòa tan bản chất tôn giáo vào bản chất con người", C.Mác đã khẳng định: "Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội"(18). Với luận điểm coi "giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người", C.Mác đã khẳng định rằng, "con người là một bộ phận của giới tự nhiên"(19). Song, hoạt động sinh sống của con người, theo C.Mác, là "hoạt động sinh sống có ý thức" và do vậy, bằng hoạt động lao động của mình, con người đã làm biến đổi bản chất tự nhiên và tạo ra bản chất xã hội của chính mình. Rằng, con người không chỉ sống trong môi trường tự nhiên, mà còn sống trong môi trường xã hội, nên tự nhiên và xã hội trong mỗi con người gắn bó khăng khít với nhau; yếu tố sinh học trong mỗi con người không phải tồn tại bên cạnh yếu tố xã hội, mà chúng hòa quyện vào nhau và tồn tại trong yếu tố xã hội; do vậy, bản tính tự nhiên được chuyển vào bản tính xã hội và được cải biến ở trong đó. Và, chỉ có trong xã hội, con người mới thể hiện bản chất tự nhiên và xã hội của mình; do vậy, tự nhiên và xã hội thống nhất với nhau trong bản chất con người, làm cho con người trở thành một chỉnh thể tồn tại với cả hai mặt tự nhiên và xã hội, hình thành nên mối quan hệ khăng khít: Con người - tự nhiên - xã hội. [B]Đặng Hữu Toàn, Phó giáo sư, tiến sĩ, Phó tổng biên tập Tạp chí Triết học Tạp chí Triết học[/B] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
TRIẾT HỌC
Triết học Mác - Lê Nin
Các Mác, triết học Mác, và thời đại ngày nay
Top