• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Các loại nghị luận và các dạng bài nghị luận

nang moi

New member
CÁC LOẠI NGHỊ LUẬN VÀ CÁC DẠNG BÀI NGHỊ LUẬN
Có hai loại nghị luận: nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Ở từng loại lại có các dạng bài khác nhau.
1. Nghị luận xã hội
a. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý
- Nội dung cần có:
+ Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lý cần bàn luận.
+ Phân tích các mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có lien quan đến vấn đề bàn luận.
+ Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lý.
- Cách viết cần đạt:
+ Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ trong từng phần và toàn bài.
+ Diễn đạt chính xác, trong sang, mạch lạc.
+ Có thể sử dụng kêt hợp các phương thức biểu đạt phù hợp và có chừng mực.
b.Nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Nội dung cần có:
+ Nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng – sai, lợi – hại, chỉ ra nguyên nhân.
+ Bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó.
- Cách viết cần đạt:
+ Như dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lý, về bố cục, lập luận, diễn đạt.
+ Phần nêu nhận xét của mình về hiện tượng đó cần viết gắn gọn, rõ ràng để làm nổi bật vấn đề.
2. Nghị luận văn học
a.Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
- Với dạng bài này, cần chú ý tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ… của bài thơ, đoạn thơ đó.
- Nội dung cần có:
+ Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ.
+ Phân tích các giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ (chú ý tìm ra những nét đặc sắc, nổi bật, vẻ đẹp riêng của bài thơ, đoạn thơ đó).
+ Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.
- Cách viết cần đạt:
+ Phải nêu được các luận điểm của mình để nghị luận về bài thơ, đoạn thơ.
+ Bố cục rõ ràng, triển khai các ý liền mạch trong bài thơ.
+ Diễn đạt trong sang, cách viết mang màu sắc văn chương.
b.Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
- Đối tượng nghị luận đa dạng: giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, hoặc chỉ là một phương diện, một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của tác phẩm, hoặc so sánh nhiều tác phẩm, đoạn trích với nhau.
- Nội dung cần có:
+ Như ba nội dung của dạng nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ trên đây.
+ Phần đánh giá chung có thể nói thêm ý nghĩa của tác phẩm, đoạn trích.
- Cách viết cần đạt:
+ Như ba nội dung của dạng nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ trên đây.
+ Chú ý thêm: dẫn chứng có thể nêu theo cách tóm tắt ý hoặc trích dẫn những điều tiêu biểu nhất.
c. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học:
- Đối tượng nghị luận đa dạng: về văn học sử, về lí luận văn học, về tác phẩm văn học, về tác gia văn học…
- Nội dung cần có:
+ Giải thích rõ ý kiến bàn về văn học: bàn về vấn đề gì, nội dung như thế nào?...
+ Bàn luận mở rộng thêm ý kiến đó đối với văn học và đời sống.
- Cách viết cần đạt:
+ Bài viết phải nêu được các luận điểm đúng đắn, rõ ràng và triển khai bằng một hệ thống lập luận logic, chặt chẽ.
+ Biết sử dụng các thao tác lập luận để làm bài với cách viết khẳng định để nhân mạnh chủ kiến của mình đối với các ý kiến cần nghị luận.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top