Các kiểu hệ sinh thái có tại Việt Nam

Tongthieugia

New member
Xu
0
CÁC KIỂU HỆ SINH THÁI CÓ TẠI VIỆT NAM

Trên bề mặt đất nổi cảnh quan rừng bao phủ với 15 kiểu hệ sinh thái. Nếu xếp theo độ cao địa hình được chia làm 2 nhóm: Nhóm hệ sinh thái thực vật nhiệt đới núi thấp, phân bố ở độ cao 600 - 700m (miền Bắc) và 900 - 1000m (ở miền Nam); và nhóm hệ sinh thái thực vật á nhiệt đới và ôn đới trên núi (phân bố ở độ cao từ 600 - 700m đến 1600 - 1700m). Các nhóm hệ sinh thái và kiểu rừng:
- Nhóm hệ sinh thái rừng rậm nhiệt đới có các kiểu rừng chính sau.

+ Kiểu rừng nhiệt đới ẩm gió mùa thường xanh: Rừng có nhiều tầng (có 3 tầng gỗ). Là loại rừng có trữ lượng gỗ lớn nhất nước ta (200 - 300 m[SUP]3[/SUP]/ha). Phân bố dọc P.Đông Trường Sơn nơi có nhiệt độ TB > 20[SUP]0[/SUP]C, không có tháng lạnh < 18[SUP]0[/SUP]C, lượng mưa > 2.000 mm/năm, mùa khô không quá 3 tháng. Các loại gỗ chủ yếu thuộc cây họ Dầu. Từ vĩ độ 16[SUP]0[/SUP]B trở ra là các loài (lim, táu, chò chỉ, chò xanh, chò nâu); từ vĩ độ 16[SUP]0[/SUP]B trở vào là các loài (sao, gụ, kiền kiền...).
+ Kiểu rừng rậm nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá. Phát triển trong điều kiện có mùa đông lạnh (< 18[SUP]0[/SUP]C), phổ biến ở miền Bắc & các vùng có mùa khô rõ rệt như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Rừng có nhiều tầng tán (ngoài các cây thường xanh, có 25% số cá thể rụng lá như sến cát, dầu lông, xoan, săng lẻ. Trữ lượng gỗ ~ 120 - 150 m[SUP]3[/SUP]/ha.

+ Kiểu rừng rậm nhiệt đới gió mùa rụng lá. Phát triển trong điều kiện lượng mưa ít (1.000-1.500 mm/năm), mùa khô kéo dài 4- 5 tháng. Phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Rừng có kết cấu đơn giản (1 - 2 tầng cây gỗ); về mùa khô khoảng trên 75% số cây rụng lá, trơ cành. Các loại cây thường gặp là loài cây họ dầu (dầu lông, dầu trà ben,dầu chai, sến cát), các cây họ đậu có (săng lẻ, lim sẹt, sau sau). Trữ lượng gỗ thấp khoảng 60 - 70 m[SUP]3[/SUP]/ha.
- Nhóm hệ sinh thái rừng thưa nhiệt đới và xavan với các kiểu rừng:
+ Kiểu rừng thưa nhiệt đới khô lá rộng. Chỉ gặp ở những vùng khô, lượng mưa ít (Ninh Thuận, Bình Thuận và Mường Xén - Nghệ An). Rừng chỉ có một tầng, chủ yếu là cây họ dầu (dầu lông, dầu trà ben).

+ Kiểu rừng nhiệt đới khô lá kim, chủ yếu là rừng thông phát triển trên đất trơ sỏi đá (Quảng Ninh, Lâm Đồng).
+ Kiểu xavan nhiệt đới khô (trảng cỏ). Phát triển trên các vùng khô cằn ở cực Nam Trung Bộ. Thảm thực vật chủ yếu là cỏ, cây bụi mọc rải rác.
+ Kiểu truông nhiệt đới khô ở vùng khô cằn Ninh-BìnhThuận, QuảngTrị (truôngNhà Hồ).

- Nhóm hệ sinh thái trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt với các kiểu rừng:
+ Kiểu rừng nhiệt đới gió mùa lá rộng xanh quanh năm trên đá vôi, phân bố chủ yếu ở miền Bắc (cây rừng chủ yếu là trai, nghiến...), kết cấu đơn giản, cây sinh trưởng chậm, khai thác khó khăn, khi đã bị tàn phá rất khó phục hồi lại. Nhiều nơi hiện nay đã được qui hoạch thành khu dự trữ thiên nhiên hoặc vườn quốc gia...

+ Kiểu rừng nhiệt đới gió mùa trên đất mặn (rừng ngập mặn). Phân bố ở các cửa sông ven biển. Nước ta có 4 khu vực (Đông Bắc Quảng Ninh; Đồng bằng sông Hồng; Duyên hải miền Trung; và Nam Bộ (từ Nam Vũng Tàu trở vào). Ở phía bắc chủ yếu là sú, vẹt, phát triển chậm do có mùa đông lạnh, lớp bùn mỏng. Ở phía nam chủ yếu là đước, đâng, chà là, giá; Vùng nước lợ có bần, dừa nước mọc xen ô rô, do điều kiện khí hậu thuận lợi nên rừng phát triển rất mạnh.

+ Kiểu rừng nhiệt đới gió mùa trên đất phèn. Phát triển chủ yếu trên đất phèn và đất than bùn tập trung ở U Minh, cây tràm là tiêu biểu nhất. Đây cũng là nơi cho các loài chim di trú, tạo thành những sân chim nổi tiếng, còn gọi là hệ sinh thái “Tràm - Chim” rất nổi tiếng ở nước ta.

+ Kiểu rừng cận nhiệt đới (ở độ cao 600 - 700 m đến 1.600 - 1.700 m, trong điều kiện khí hậu lạnh-ẩm hơn, thường gặp kiểu rừng cận nhiệt hỗn giao (dẻ, re, hồ đào mọc xen kẽ với cây lá kim như samu, pơmu, thông nàng, thông ba lá, du sam).
+ Kiểu rừng lùn đỉnh núi cao chỉ có ở độ cao > 2.600m (miền Bắc).
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top