Các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư

Bút Nghiên

ButNghien.com
CÁC HÌNH THÁI TƯ BẢN VÀ CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ


Giá trị thặng dư được hình thành trong quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nhưng để có được giá trị thặng dư thì phải thông qua lưu thông, để thực hiện giá trị thặng dư đã có sẵn trong hàng hóa (H'). Đến đây giá trị thặng dư được chuyển hóa ( biến tướng) thành lợi nhuận nhằm che đậy bản chất bóc lột của nhà tư bản

I. Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất

1. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.

a. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa

Trong bài sản xuất giá trị thặng dư ta biết: giá trị hàng hóa = c + v + m

- Nếu gọi giá trị hàng hóa là W thì W = c + v + m

Đó chính là chi phí lao động thực tế của xã hội để sản xuất ra hàng hóa. Nhưng đối với nhà tư bản để sản xuất hàng hóa họ chỉ cần ch phí một lượng tư bản để mua tư liệu sản xuất (c) và mua sức lao động (v). Chi phí đó gọi là chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa( ký hiệu là k)

K = c + v

Vậy, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là phần giá trị bù lại giá cả của những tư liệu sản xuất và giá cả sức lao động đã tiêu dùng để sản xuất ra hàng hóa cho nhà tư bản.

Nếu dùng K để chỉ chi phí sản xuất tư bản thì W = c + v + m chuyển thành W = K + m

So sánh giữa chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và giá trị hàng hóa có sự khác nhau cả về chất và lượng.

Về chất:

- Chi phí sản xuất TBCN mới chỉ là chi phí về tư bản.

- Còn giá trị hàng hóa là sự chi phí về thực tế xã hội để sản xuất ra hàng hóa
(chi phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa)

Về lượng:

K = c + v

W = c + v + m
W > K một lượng m

b. Lợi nhuận:

Như trên đã trình bày W>K một lượng m (ở đây là sự so sánh giữa chi phí sản xuất tư bản với giá trị hàng hóa mà nhà tư bản bán ra trên thị trường)
Vậy lợi nhuận chính là giá trị thặng dư mà nhà tư bản thu được sau khi bán hàng.

- Khái niệm: Lợi nhuận chính là giá trị thặng dư được quan niệm là kết quả của toàn bộ tư bản ứng trước, là kết quả của toàn bộ tư bản đầu tư vào sản xuất kinh doanh :

P = W - K

+ Lợi nhuận là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư, nó phán ánh sai lệch bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Như vậy, che đậy quá trình bóc lột giá trị thặng dư của tư bản đối với công nhân.

Chú ý: Giữa m và P có sự khác nhau:

Khi nói tới m là hàm ý so sánh với v còn khi nói tới P là hàm ý so sánh với c + v. Trên thực tế giữa P và m thường không bằng nhau vì phụ thuộc vào cung cầu, nhưng trên phạm vi toàn xã hội thì tổng số lợi nhuận luôn ngang bằng với tổng số giá trị thặng dư.

c. Tỷ suất lợi nhuận.

Khi giá trị thặng dư chuyển hóa thành lợi nhuận thì tỷ suất giá trị thặng dư chuyển hóa thành tỷ suất lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước, ký hiệu là P':

P’ = [m/(c +v)]. 100 % hay P’ = (P/t). 100 %

- Về lượng: Thì P' luôn luôn nhỏ hơn m' :

vì P’ = m/ ( c + v) còn m’ = m/ v

- Về chất: tỷ suất giá trị thặng dư biểu hiện đúng mức độ bóc lột của nhà tư bản đối với lao động. Còn tỷ suất lợi nhuận chỉ nói lên mức doanh lợi của việc đầu tư tư bản.

Tỷ suất lợi nhuận chỉ cho các nhà đầu tư tư bản thấy đầu tư vào đâu thì có lợi hơn. Do đó, tỷ suất lợi nhuận là mục tiêu cạnh tranh và là động lực thúc đẩy sự họat động của các nhà tư bản.

Tỷ suất lợi nhuận cao hay thấp tùy thuộc vào nhiều nhân tố như: tỷ suất giá trị thặng dư, cấu tạo hữu cơ của tư bản, tốc độ chu chuyển tư bản, sự tiết kiệm tư bản bất biến.

2. Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất

a. Cạnh tranh trong nội bộ ngành và sự hình thành giá cả thị trường

- Cạnh tranh trong nội bộ là cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành, sản xuất cùng một loại hàng hóa, nhằm mục đích giành ưu thế trong sản xuất và trong tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch.

- Các biện pháp: Cải tiến ký thuật, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa...làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa < giá trị xã hội -> P siêu nghạch

- Kết quả cạnh tranh trong nội bộ ngành dẫn đến hình thành giá trị xã hội của hàng hóa, làm cho điều kiện sản xuất trung bình của một ngành thay đổi, giá trị xã hội của hàng hóa giảm xuống, chất lượng hàng hóa được nâng cao, chủng loại hàng hóa phong phú...

b. Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân

- Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các xí nghiệp tư bản kinh doanh trong các ngành sản xuất khác nhau, nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn.

- Tỷ suất lợi nhuận bình quân là " con số trung bình" của tất cả các tỷ suất lợi nhuận khác nhau hay tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ số theo phần trăm giữa tổng giá trị thặng dư và tổng tư bản xã hội:

Tỷ suất lợi nhuận bình quân = ( P'1 + P'2 + P'3 + ... + P'n)/N

- Lợi nhuận bình quân:

Lợi nhuận bình quân là lợi nhuận bằng nhau của tư bản bằng nhau đầu tư vào các ngành sản xuất khác nhau. Nó chính là lợi nhuận mà các nhà tư bản thu được căn cứ vào tổng tư bản đầu tư, nhân với tỷ suất lợi nhuận bình quân, không kể cấu tạo thành hữu cơ của nó như thế nào.

c. Sự hình thành giá cả sản xuất.

Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân( P' ) thì giá trị hàng hóa chuyển hóa thành giá cả sản xuất:

- Giá cả sản xuất là giá cả bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình quân :

Giá cả sản xuất = k + tỷ suất lợi nhuận bình quân

II. Các hình thái tư bản và lợi nhuận của chúng


Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa có rất nhiều hình thức kinh doanh khác nhau. Sự đa dạng đó biểu hiện thành các hình thái tư bản: Tư bản công nghiệp, tư bản thương nghiệp, tư bản cho vay, tư bản kinh doanh nông nghiệp và địa tô tư bản chủ nghĩa:

1. Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp :

a. Nguồn gốc của tư bản thương nghiệp


- Tư bản thương nghiệp xuất hiện rất sớm trong lịch sử. Nó ra đời, tồn tại trên cơ sở lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ.

+ Trước chủ nghĩa tư bản: Lợi nhuận của tư bản thương nghiệp chủ yếu là do mua rẻ, bán đắt .

+ Trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản: Tư bản thương nghiệp là một bộ phận của tư bản công nghiệp tách rời chuyên đảm nhiệm khâu lưu thông hàng hóa.

Như vậy, Hoạt động của tư bản thương nghiệp chỉ là những hoạt động phục vụ cho quá trình thực hiện hàng hóa tư bản công nghiệp với công thức:

T - H - T'

- Đặc điểm của tư bản thương nghiệp:

+ Tư bản thương nghiệp vừa phụ thuộc vàn tư bản công nghiệp, vừa có tính độc lập tương đối:

* Phụ thuộc: Tư bản thương nghiệp chỉ là một bộ phận của tư bản công nghiệp

* Độc lập tương đối: thực hiện chức năng chuyển hóa cuối cùng của hàng hóa thành tiền trở thành chức năng riêng biệt tách khỏi tư bản công nghiệp, nằm trong tay người khác .

- Vai trò của tư bản thương nghiệp: Khi tư bản thương nghiệp xuất hiện, nó có vai trò và lợi ích to lớn đối với xã hội :

+ Nhờ có thương nhân chuyên trách việc mua bán hàng hóa nên:

* Lượng tư bản ứng vào lưu thông và chi phí lưu thông nhỏ hơn khi những người sản xuất trực tiếp đảm nhiệm chức năng này .

* Người sản xuất có thể tập trung thời gian chăm lo việc sản xuất, giảm dự trữ sản xuất, nâng cao hiệu quản kinh tế, tăng giá trị thặng dư .

* Rút ngắn thời gian lưu thông tăng nhanh chu chuyển tư bản , từ đó tăng tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư hàng năm .

b. Lợi nhuận thương nghiệp:

Tư bản thương nghiệp nếu chỉ giới hạn trong việc mua và bán hàng hóa, không kể việc chuyên chở, bảo quản, đóng gói thì không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư .

- Nhưng vì là tư bản nó chỉ hoạt động với mục đích thu lợi nhuận . Vậy lơi nhuận thương nghiệp là gì ? Do đâu mà có ?

Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng được tạo ra trong quá trình sản xuất mà tư bản công nghiệp" nhường cho" tư bản công nghiệp để tư bản thương nghiệp bán hàng hóa cho mình.

* Tư bản công nghiệp "nhường" một phần giá trị thanựg dư cho tư bản thương nghiệp bằng cách bán hàng hóa thấp hơn giái trị thực tế của nó, để rối tư bản thương nghiệp bán đúng giá trị thu về lợi nhuận thương nghiệp.

Việc phân phối giá trị thặng dư giữa tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp diễn ra theo quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân thông qua cạnh tranh và thông qua chênh lệch giữa cả sản xuất cuối cùng( Giá bản lẻ thương nghiệp ) và giá cả sản xuất công nghiệp ( giá bán buôn công nghiệp )

2. Tư bản cho vay và lợi tức cho vay

a. Sự hình thành tư bản


- Khái niệm: Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, mà người chủ của nó cho nhà tư bản khác sử dụng trong thời gian nhất định để nhận được số tiền lời nào đó, gọi là lợi tức .

- Đặc điểm: Tư bản cho vay có đặc điểm :

+ Quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng tư bản (Tư bản đi vay là tư bản sử dụng; Tư bản cho vay là tư bản sở hữu)

+ Tư bản cho vay là một hàng hóa đặc biệt: vì khi cho vay người cho vay không mất quyền sở hữu còn người đi vay chỉ được mua quyền sử dụng trong một thời gian nhất định.

+ Tư bản cho vay là tư bản được sùng bái nhất, do vận động theo công
thức: T - T' nên nó gây cảm giác tiền có thể đẻ ra tiền .

- Tác dụng: Tư bản cho vay ra đời, góp phần vào việc tích tụ, tập trung tư bản, mở rộng sản xuất... đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản góp phần tăng thêm tổng giá trị thặng dư cho xã hội.

3. Công ty cổ phần, tư bản giả và thị trường chững khoán

a. Công ty cổ phần:


- Công ty cổ phần là loại xí nghiệp lớn mà vốn của nó hình thành từ việc liên kết nhiều tư bản cá biệt và các nguồn tiết kiệm cá nhân, thông qua việc phát hành cổ phiếu.

- Cổ phiếu là loại chứng khoán có giá, bảo đảm cho người sở hữu nó được quyền nhận một phần thu nhập của công ty dưới hình thức lợi tức cổ phiếu(cổ tức).

+ Cổ phiếu được mua bán trên thị trường theo giá cả gọi là thị giá cổ phiếu. Thị giá này phụ thuộc vào lợi tức cổ phiếu và tỷ suất lợi tức tiền giử ngân hàng.

+ Người mua cổ phiếu gọi là cổ đông.

b. Tư bản giả:

- Tư bản giả là tư bản tồn tại dưới hình thức chứng khoán có giá, nó mang lại thu nhậpcho người sử hữu chứng khoán đó.

c. Thị trường chứng khoán:

- Thị trường chứng khoán là thị trường mua bán các loại chứng khoán có giá.

4. Tư bản kinh doanh nông nghiệp và địa tô tư bản chủ nghĩa.

a. Tư bản kinh doanh nông nghiệp:

- Trong nông nhiệp, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành chủ yếu theo hai con đường:

+ Thông qua cải cách, dần dần chuyển kinh tế địa chủ phong kiến sang kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa.

+ Thông qua cách mạng dân chủ tư sản, xóa bỏ kinh tế địa chủ phong kiến, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.

b. Bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa

Địa tô tư bản chủ nghĩa là bộ phận lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân của tư bản đầu tư trong nông nghiệp do công nhân nông nghiệp tạo ra mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho địa chủ với tư cách là kẻ sở hữu ruộng đất.

c. Các hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa:

- Địa tô chênh lệch:

+ Là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân thu được trên ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn. Nó là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung được quyết định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất và giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất tốt và trung bình.

+ Địa tô chênh lệch có hai loại:

• Địa tô chênh lệch I: là loại địa tô thu được trên những ruộng đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi

• Địa tô chênh lệch II: là địa tô thu được gắn liền với thâm canh tăng năng suất, là kết quả của tư bản đầu tư thêm trên cùng một đơn vị diện tích .

- Địa tô tuyệt đối: Là số lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, hình thành nên bởi chênh lệch giữa giá trị nông sản với giá cả sản xuất chung nông phẩm.

- Địa tô độc quyền:

Là hình thức đặc biệt của địa tô tư bản chủ nghĩa.

Địa tô độc quyền có thể tồn tại trong nông nghiệp, công nghiệp khai thác và ở các khu đất trong thành thị.

d. Giá cả ruộng đất:

Ruộng đất trong xã hội tư bản không chỉ cho thuê mà còn được bán. giá cả ruộng đất là phạm trù kinh tế bất hợp lý, nhưng nó ẩn dấu một quan hệ kinh tế hiện thực.

Giá cả ruộng đất là hình thức địa tô tư bản hóa.

Nó chính là giá mua địa tô do ruộng đất mang lại theo tỷ suất lợi tức hiện hành. Nó tỷ lệ thuận với địa tô và tỉ lệ nghịch với tỷ suất lợi tức tư bản gửi vào ngân hàng

(Theo Bài giảng KTCT)
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top