• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Các hành tinh hàng xóm có thể va vào Trái Đất trong một tương lai... xa

  • Thread starter Thread starter liti
  • Ngày gửi Ngày gửi

liti

New member
Hệ mặt trời của chúng ta có một tương lai chứa đầy những cuộc va chạm khốc liệt. Các chương trình mô phỏng máy tính mới đây đã tiết lộ một khả năng có thể xẩy ra (mặc dù nhỏ) là các hành tinh sẽ bị sai lệch quỹ đạo và điều đó sẽ dẫn tới một cuộc va đụng giữa Trái Đất với Sao Thuỷ, Sao Hỏa hoặc Sao Kim trong khoảng một vài tỷ năm tới.

Mặc dầu chỉ có kích thước rất khiêm tốn, nhưng Sao Thủy lại tiềm tàng một mối hiểm họa cho sự ổn định của các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Kết quả của các mô phỏng máy tính cho thấy có khả năng khoảng 1% sự kéo dãn quỹ đạo của Sao Thủy sẽ làm đuờng đi của hành tinh tí hon này cắt ngang qua quỹ đạo của Sao Kim. Đó là thời điểm sự hỗn độn của các hành tinh trong hệ Mặt Trời bắt đầu xẩy ra. Cũng theo các nhà nghiên cứu, Sao Thuỷ có thể sẽ bị bắn ra khỏi hệ Mặt trời hoặc đâm vào chính Mặt trời hay một trong các hành tinh của hệ như Trái Đất chẳng hạn.

090610-earth-venus-02

Hàng loạt những tương tác giữa các hành tinh trong hệ Mặt trời có thể sẽ
kích hoạt một vụ va đập kinh hoàng giữa Trái đất và sao Kim trong vòng
chưa tới 5 tỷ năm nữa, mặc dầu xác suất xẩy ra là khá nhỏ. (Ảnh minh họa)

Sự hỗn loạn của hệ Mặt trời
Các nhà nghiên cứu gồm Jacques Laskar và Mickael Gastineau thuộc Đài quan sát Paris đã chạy các chương trình mô phỏng máy tính bao gồm 2501 kịch bản xẩy ra với các biến động quỹ đạo hành tinh khác nhau.
Hầu hết các kịch bản đều không liên quan gì tới các vụ va chạm hành tinh, chỉ có 25 kết quả dẫn tới quá trình biến động của quỹ đạo Sao Thuỷ. Nếu sự dãn rộng của qũy đạo sao Thuỷ dẫn tới việc hành tinh tý hon này đâm vào Mặt trời hoặc va phải Sao Kim thì các kết quả mô phỏng cho thấy phần còn lại của hệ Mặt trời cũng sẽ không bị ảnh hưởng đáng kể.

Nhưng có một số ít hơn các kết quả mô phỏng cho thấy có khả năng sự lệch lạc của quỹ đạo sao Thuỷ sẽ làm hỗn loạn các hành tinh bên trong khác của hệ trong thời gian khoảng 3,3 tỷ năm nữa, có nghĩa là có khả năng có các vụ va đập giữa Trái đất với Sao Thủy, Sao Kim hoặc Sao Hỏa.

Theo Laskar thì :” Đầu tiên phải có sự bất ổn của Sao Thủy dưới tác động của lực hấp dẫn của hành tinh khổng lồ Sao Mộc, tiếp đó Sao Hỏa cũng bị ảnh hưởng và hành tinh này có thể tiến rất gần tới Trái đất. Tới lúc đó, Sao Kim mới có thể bị ảnh hưởng và một vụ va chạm giữa Sao Kim và Trái đất có thể xảy ra”..

Các ‘đối tác’ gần
Thoạt nhìn, các hành tinh trong hệ Mặt trời có vẻ như khá ổn định, chúng di chuyển trật tự trong các quỹ đạo của riêng mình. Thực ra thì không phải vậy, và sau hàng tỷ năm nữa, chúng càng kém ổn định hơn. Vể bản chất, các hành tinh vẫn gây ảnh hưởng qua lại lẫn nhau thông qua lực hấp dẫn. Theo các nhà thiên văn học thì các hành tinh từ xa xưa đã có quỹ đạo rất khác với bây giờ và theo thời gian, chúng dần dần di cư tới các quỹ đạo hiện tại.
Còn nữa, khi ‘già’ đi, Mặt trời sẽ nở to ra và dần dần bị mất khối lượng; các nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng sự hao hụt khối lượng và tăng thể tích có thể làm ảnh hưởng tới các hành tinh trong khoảng 7 tỷ năm tiếp theo. Trái đất có thể sẽ bị bốc hơi khi viễn cảnh này xẩy ra, hoặc cũng có thể bị bắn ra khỏi hệ Mặt trời (với sự tác động trọng lực của một ngôi sao bay ngang qua). Theo các nghiên cứu của Laughin, rồi của Nasa và Fred Adams thuộc DHTH Michigan thì xác suất sự kiện Trái đất bị bắn văng ra khỏi hệ Mặt trời lfa 1/100000.

Trong khi các hành tinh bay xung quanh Mặt trời, các đối tác gần (đặc biệt là hành tinh lớn như Sao Mộc) có thể làm ảnh hưởng tới các hành tinh còn lại và làm biến dạng phần lớn các quỹ đạo của chúng.

Bằng chứng rõ nét nhất
Chuơng trình mô phỏng máy tính trên đã đưa ra bằng chứng rõ ràng nhất cho tới nay về tương lai của hệ Mặt trời. “Đó là những tính toán đầu tiên đã thực sự trả lời câu hỏi về sự ổn định lâu dài của hệ Mặt trời theo cái cách rất tường minh”. Laughlin đã phát biểu như vậy với phóng viên Space.com. Đó là bởi vì mô hình máy tính của Laskar và Gastineau không dựa trên các phương trình dạng trung bình và có tính đến thuyết tương đối rộng.

Các mô hình máy tính trước đó đã dựa trên các phương trình dạng trung bình để tính toán chuyển động của các hành tinh và không hề dựa vào thuyết tương đối rộng. Khi tính toán các hành tinh có thể va chạm, những phương trình dạng trung bình không đưa ra các kết quả tiên đoán chính xác. Các nhà khoa học cũng cho thấy thuyết tương đối rộng, hay sự ảnh hưởng của lực hấp dẫn lên không gian và thời gian đóng một vay trò nhất định trong các tình huống xẩy ra va chạm hành tinh.

Laughlin đã giải thích nguyên nhân như sau: “Quỹ đạo của Sao Thủy lại là một hình elip hơi dẹt. Mặt trời nằm ở một trong 2 tiêu điểm của hình elip quỹ đạo chứ không phải tâm của nó. Qua một thời gian dài, (cỡ 100000 năm) trục chính của elíp quỹ đạo cũng xoay giống như một cái kim đồng hồ. Thuyết tương đối rộng đóng vai trò làm tăng tốc chuyển động quay này và điều đó làm giảm khả năng tác động của lực hấp dẫn của Sao Mộc lên quỹ đạo của Sao Thủy”

Thohry
Theo Space.com
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top