Vungtroi_binhyen
New member
- Xu
- 0
Đáp. Câu trả lời gồm hai ý lớn
1) Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen. Hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời sau thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa, trải qua hai giai đoạn cơ bản phát triển từ thấp đến cao
+) Giai đoạn thấp của xã hội cộng sản là giai đoạn mới được “thoát thai”, “lọt lòng” từ chủ nghĩa tư bản, còn mang “dấu vết” của xã hội tư bản. Đây là thời kỳ quá độ về chính trị, là thời kỳ cải biến cách mạng toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong giai đoạn này, chế độ kinh tế và sự phát triển văn hóa mới đạt tới giới hạn đảm bảo cho xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối làm theo năng lực, hưởng theo lao động.
+) Giai đoạn cao của xã hội cộng sản là giai đoạn chủ nghĩa cộng sản đã được xây dựng hoàn toàn. Ở giai đoạn này con người không còn lệ thuộc phiến diện và cứng nhắc vào phân công lao động xã hội; lao động trong giai đoạn này không chỉ là phương tiện kiếm sống mà nó trở thành nhu cầu của con người. Trình độ phát triển của xã hội cho phép thực hiện nguyên tắc phân phối theo nhu cầu.
2) Quan điểm của V.I.Lênin. V.I.Lênin đã phát triển và cụ thể hoá quan điểm phân kỳ hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa của C.Mác và Ph.Ăngghen. Ông gọi giai đoạn thấp là xã hội xã hội chủ nghĩa (hay chủ nghĩa xã hội), giai đoạn cao là xã hội cộng sản chủ nghĩa (hay chủ nghĩa cộng sản). Đặc biệt, ông phát triển lý luận về thời kỳ quá độ lâu dài từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Theo đó, hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chia làm ba giai đoạn cơ bản
+) Những cơn đau đẻ kéo dài (thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội). V.I.Lênin một mặt thừa nhận quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về thời kỳ quá độ theo nghĩa rộng- từ xã hội tư bản chủ nghĩa lên xã hội cộng sản- quá độ trực tiếp từ những nước tư bản chủ nghĩa phát triển cao lên xã hội cộng sản. Mặt khác từ thực tiễn lịch sử, V.I.Lênin còn nói đến hình thức quá độ đặc biệt, gián tiếp của các nước tư bản phát triển ở mức trung bình và quá độ bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa của nhiều nước vốn là nước nông nghiệp lạc hậu, các nước tiền tư bản lên chủ nghĩa xã hội (quá độ đặc biệt của đặc biệt);
+) Xã hội xã hội chủ nghĩa- giai đoạn đầu của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản;
+ Xã hội cộng sản chủ nghĩa- giai đoạn cao của hình thái kinh tế-xã hôi cộng sản.
1) Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen. Hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời sau thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa, trải qua hai giai đoạn cơ bản phát triển từ thấp đến cao
+) Giai đoạn thấp của xã hội cộng sản là giai đoạn mới được “thoát thai”, “lọt lòng” từ chủ nghĩa tư bản, còn mang “dấu vết” của xã hội tư bản. Đây là thời kỳ quá độ về chính trị, là thời kỳ cải biến cách mạng toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong giai đoạn này, chế độ kinh tế và sự phát triển văn hóa mới đạt tới giới hạn đảm bảo cho xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối làm theo năng lực, hưởng theo lao động.
+) Giai đoạn cao của xã hội cộng sản là giai đoạn chủ nghĩa cộng sản đã được xây dựng hoàn toàn. Ở giai đoạn này con người không còn lệ thuộc phiến diện và cứng nhắc vào phân công lao động xã hội; lao động trong giai đoạn này không chỉ là phương tiện kiếm sống mà nó trở thành nhu cầu của con người. Trình độ phát triển của xã hội cho phép thực hiện nguyên tắc phân phối theo nhu cầu.
2) Quan điểm của V.I.Lênin. V.I.Lênin đã phát triển và cụ thể hoá quan điểm phân kỳ hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa của C.Mác và Ph.Ăngghen. Ông gọi giai đoạn thấp là xã hội xã hội chủ nghĩa (hay chủ nghĩa xã hội), giai đoạn cao là xã hội cộng sản chủ nghĩa (hay chủ nghĩa cộng sản). Đặc biệt, ông phát triển lý luận về thời kỳ quá độ lâu dài từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Theo đó, hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chia làm ba giai đoạn cơ bản
+) Những cơn đau đẻ kéo dài (thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội). V.I.Lênin một mặt thừa nhận quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về thời kỳ quá độ theo nghĩa rộng- từ xã hội tư bản chủ nghĩa lên xã hội cộng sản- quá độ trực tiếp từ những nước tư bản chủ nghĩa phát triển cao lên xã hội cộng sản. Mặt khác từ thực tiễn lịch sử, V.I.Lênin còn nói đến hình thức quá độ đặc biệt, gián tiếp của các nước tư bản phát triển ở mức trung bình và quá độ bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa của nhiều nước vốn là nước nông nghiệp lạc hậu, các nước tiền tư bản lên chủ nghĩa xã hội (quá độ đặc biệt của đặc biệt);
+) Xã hội xã hội chủ nghĩa- giai đoạn đầu của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản;
+ Xã hội cộng sản chủ nghĩa- giai đoạn cao của hình thái kinh tế-xã hôi cộng sản.