Các dạng câu hỏi thường gặp: NHÓM CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC

ngan trang

New member
[FONT=&quot]1. Về văn học sử[/FONT]

[FONT=&quot]Trong chương trình chỉ có một bài văn học sử. Tất cả các đơn vị kiến thức trong bài này đều có thể trở thành đề tài cho câu hỏi lí thuyết.[/FONT]

[FONT=&quot]Câu hỏi tham khảo[/FONT]


[FONT=&quot]Câu 1. Nêu quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975.[/FONT]

[FONT=&quot]Câu 2. Nêu những đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945 đến 1975.[/FONT]

[FONT=&quot]Câu 3. Nêu những chuyển biến và một số thành quả bước đầu của văn học Việt Nam từ 1975 đến hết TK XX.[/FONT]

[FONT=&quot]Chú ý :Với những kiểu đề trên học sinh chỉ cần trình bày ngắn gọn nhưng phải đủ các ý. Đơn cử, như câu 2 của cụm đề vừa nêu, học sinh phải trình bày được những ý sau: [/FONT]

[FONT=&quot]a) Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.[/FONT]
[FONT=&quot]b) Nền văn học hướng về đại chúng [/FONT]
[FONT=&quot]c) Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.[/FONT]
[FONT=&quot]Việc triển khái các ý trên là cần thiết nhưng không quá lê thê.[/FONT]
[FONT=&quot]Tuy nhiên, về văn học sử, học sinh cần hiểu chứ không phải chỉ biết nhớ, vì nếu chỉ học thuộc, các em sẽ gặp lúng túng với những đề yêu cầu cao hơn. Ví dụ: Nêu những nét chính của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong văn học Việt Nam 1945-1975.(Đề thi tuyển sinh đại học năm 2009-khối D).[/FONT]

[FONT=&quot]2. Về tác giả[/FONT]

[FONT=&quot]Mặc dù những kiến thức về tác giả văn học thuộc văn học sử, nhưng do tầm quan trọng của nó và khả năng những nội dung này được ra đề là không nhỏ, nên chúng tôi tách thành một phần riêng.[/FONT]

[FONT=&quot]Về tác giả bao gồm những nội dung sau: Cuộc đời (tiểu sử); Phong cách sáng tác; Quan điểm sáng tác; Sự nghiệp sáng tác (những tác phẩm chính) và vị trí cũng như những đóng góp của tác giả cho một nền văn học.[/FONT]

[FONT=&quot]Câu hỏi tham khảo[/FONT]


[FONT=&quot]Câu 1. Anh chị hãy trình bày ngắn gọn những hiểu biết về cuộc đời nhà văn M. Sô-lô-khốp, kể tên hai tác phẩm của ông. (Đề thi tốt ngiệp THPT 2006 – chương trình phân ban)[/FONT]

[FONT=&quot]Câu 2. Anh chị hãy giải thích nguyên lí tảng băng trôi của Hêminguê. (Đề thi tốt ngiệp THPT 2007 –hệ bổ túc – lần 2)[/FONT]

[FONT=&quot]Câu 3. Trình bày những nét chính của phong cách thơ Tố Hữu (Đề thi tốt ngiệp THPT 2007 –hệ bổ túc – lần 2)[/FONT]

[FONT=&quot]Câu 4. Nêu tóm tắt quan điểm sáng tác của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. (Đề thi tốt nghiệp THPT 2008 – lần 2 – chương trình không phân ban)[/FONT]

[FONT=&quot]3. Về văn bản [/FONT]


[FONT=&quot]Phạm vi ra đề (Nhóm câu hỏi tái hiện kiến thức) về văn bản văn học là rất rộng. Tuy nhiên, dù sao thì nó không phải là vô biên. Sự “hạn định” thường phụ thuộc lớn vào đặc điểm thể loại. [/FONT]

[FONT=&quot]3.1. Văn bản chính luận[/FONT]


[FONT=&quot]Thường có những câu hỏi về hoàn cảnh sáng tác, vì những tác phẩm này bao giờ cũng gắn liền với một hoàn cảnh, một sự kiện chính trị quan trọng, thậm chí trọng đại nào đó. Hơn nữa, việc nắm được hoàn cảnh tác phẩm được sáng tác có ý nghĩa quan trọng trong việc hiểu đúng và đủ các giá trị của tác phẩm văn học nói chung, nhưng nhất là với văn chính luận. Tuy nhiên, hiếm khi người ta chỉ hỏi về hoàn cảnh sáng tác, mà thường hỏi kèm theo nó một nội dung có liên quan mật thiết nào đó. (biết rằng hoàn cảnh sáng tác không thuộc văn bản tác phẩm, nhưng xét thấy việc chia nó thành một phần riêng là không cần thiết nên chúng tôi đành cho nó “tạm trú” ở đây).[/FONT]

[FONT=&quot]“Nêu những luận điểm chính”[/FONT]
[FONT=&quot]cũng là một yêu cầu thường thấy đối với những tác phẩm chính luận. Vì như tất cả chúng ta đều biết, xương sống của thể loại này là hệ thống luận điểm. Cụ thể hơn luận điểm, những luận cứ có giá trị và có dấu ấn đặc biệt cũng là những nội dung không thể bỏ qua.[/FONT]

[FONT=&quot]Câu hỏi tham khảo:[/FONT]


[FONT=&quot]Câu 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa lịch sử và (hoặc) giá trị văn học của Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh).[/FONT]

[FONT=&quot]Câu 2. Nêu những luận điểm chính của tác phẩm “ Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc” của Phạm Văn Đồng.[/FONT]

[FONT=&quot]Câu 3. Nêu ý nghĩa của việc trích hai bản tuyên ngôn (Tuyên ngôn độc lập của Mĩ và Tuyên Ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp) trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.[/FONT]

[FONT=&quot]3.2. Văn bản thơ[/FONT]


[FONT=&quot]Có những câu thơ, tự nó đã thành một giá trị. Nên có thể có dạng câu hỏi yêu cầu học sinh nêu hiểu biết, hoặc cảm nhận về một hay vài câu thơ. [/FONT]

[FONT=&quot]Ngoài ra, có những nội dung mang tính bao trùm và có ý nghĩa quan trọng nên đã trở thành cơ bản, thành “lí thuyết”, nghĩa là có thể được ra đề thi. [/FONT]

[FONT=&quot]Câu hỏi tham khảo:[/FONT]


[FONT=&quot]Câu 1. Anh/ chị hiểu thế nào câu thơ sau đây:[/FONT]
[FONT=&quot]“Hắt hiu lao xám, đậm đà lòng son”[/FONT]

[FONT=&quot](Việt Bắc – Tố Hữu)[/FONT]


[FONT=&quot]Câu 2. Câu thơ đề từ trong bài “Đàn ghi-ta của Lor-ca” (Thanh Thảo) có ý nghĩa như thế nào? (hoặc nói lên tình cảm và quan niệm gì của Lor-ca).[/FONT]

[FONT=&quot]Câu 3. Nêu những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Việt Bắc. (dạng câu hỏi này có thể hỏi về bất cứ tác phẩm nào)[/FONT]

[FONT=&quot]3.3. Văn bản kí

[/FONT]
[FONT=&quot]Dựa trên đặc điểm của thể loại, hai khả năng lớn nhất mà câu hỏi lí thuyết có thể sẽ hỏi về tác phẩm kí là nêu ngắn gọn đặc điểm (thường là vẻ đẹp) của một hình tượng nào đó, hoặc nêu đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm. [/FONT]

[FONT=&quot]Câu hỏi tham khảo[/FONT]


[FONT=&quot]Câu 1. Hình tượng Sông Đà trong tác phẩm “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân có những đặc điểm gì?[/FONT]

[FONT=&quot]Câu 2. Nêu những đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.[/FONT]

[FONT=&quot]3.4. Văn bản truyện[/FONT]


[FONT=&quot]Những tác phẩm truyện là đề tài quen thuộc nhất của các câu hỏi lí thuyết, nhất là những tác phẩm văn học nước ngoài.[/FONT]

[FONT=&quot]Một dạng câu hỏi đặc thù và thường gặp nhất là “tóm tắt tác phẩm”.[/FONT]

[FONT=&quot]Tuy nhiên, gần như bất cứ bộ phận, yếu tố, đặc điểm nào của một tác phẩm truyện như: một đặc điểm của nhân vật, một hình tượng, một cảnh, một chi tiết…đều có thể trở thành đối tượng được hỏi.[/FONT]

[FONT=&quot]Câu hỏi tham khảo[/FONT]


[FONT=&quot]Câu 1. Trình bày ngắn gọn ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn. (Đề bổ túc THPT – 2007)[/FONT]

[FONT=&quot]Câu 2. Tóm tắt tác phẩm “Số phận con người” của M. Sô-lô-khốp (Đề bổ túc THPT – 2008)[/FONT]

[FONT=&quot]Câu 3. Lòng nhân hậu của Anđrây Xô-cô-lốp được thể hiện như thế nào trong đoạn trích “Số phận con người”.(Đề tốt nghiệp THPT phân ban – 2008)[/FONT]

[FONT=&quot]Câu 4. Trong truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn, hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người có ý nghĩa như thế nào? (Đề tốt nghiệp THPT phân ban – 2008 – lần 2)[/FONT]

[FONT=&quot]Câu 5. Trong truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn, khách trong quán trà nhà lão Hoa đã bàn những chuyện gì? Hãy cho biết điều nhà văn muốn nói qua những chuyện ấy. (Đề thi tốt nghiệp THPT – 2009).[/FONT]
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top