Các cung bậc của cái cười trong Lão hà tiện của Môlie

  • Thread starter Thread starter Cua Ta
  • Ngày gửi Ngày gửi

Cua Ta

New member
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Môlie một trong những tên tuổi vinh quang nhất của chủ nghĩa cổ điển Pháp, là nhà hài kịch vĩ đại nhất của Pháp và của nhân loại. Là một nhà viết hài kịch, một diễn viên, một nhà dàn cảnh, một nhà đạo diễn, ông đã suốt đời hy sinh tận tuỵ cho nghệ thuật chân chính, lấy cái cười để cải tạo xã hội. Với chủ trương “dùng tiếng cười để sửa chữa phong hoá”, ông có một ảnh hưởng rất lớn đối với sân khấu hài kịch thế giới. Ông đã sáng tạo ra được một thế giới tiếng cười nhiều cung bậc, tiếng cười có phẩm chất và ý nghĩa xã hội cao, có khả năng công phá và tiêu diệt cái ác.
Môlie trở thành một tài năng hài kịch đặc biệt, một “người hề vĩ đại” của sân khấu hài kịch Pháp. Các sáng tác của ông để lại đều hàm chứa trong nó những tiếng cười nhiều cung bậc. Môlie là người đầu tiên đặt mốc cho sự phát triển của hài kịch và đưa tiếng cười của mình vào sáng tác một cách độc đáo.
Lão hà tiện, đây là một vở kịch đã được nhiều người biết đến và là vở kịch tiêu biểu của Môlie trong cuộc đời sáng tác của ông. Mang trong mình bản chất là một tiếng cười nhiều cung bậc, vở kịch Lão hà tiện “là một tác phẩm vào loại số một, là một trong những tác phẩm sinh động nhất của Môlie”. Vượt qua bao không gian, thời gian vở kịch Lão hà tiện của Môlie vẫn có sức sống lâu bền bởi vũ khí mà Môlie sử dụng là tiếng cười. Đó là tiếng cười của đủ mọi sắc thái cung bậc, có khi đó là tiếng cười hài hước, hóm hỉnh, có khi đó là tiếng cười mĩa mai, châm biếm sâu sắc và đôi khi đó là tiếng cười bi kịch đầy nước mắt, chua chát đau đớn, xót xa. Là một thiên tài hài kịch vĩ đại, Môlie đã sáng tạo ra một tiếng cười có nhiều cung bậc mang đậm ý nghĩa xã hội. Lão hà tiện là một vở kịch được sáng tạo hết sức mới lạ đầy phong cách và là một điểm nhấn độc đáo của Môlie.
Đề tài thu hút nhiều nhà nghiên cứu tham gia và tìm hiểu, mặc dù chỉ được tìm hiểu qua một thời gian hạn hẹp, song qua những bài giảng, cộng với sự tận tuỵ nhiệt tình của giảng viên, tôi cũng muốn tìm hiểu một khía cạnh nào đó về vở hài kịch Lão hà tiện của Môlie. Học phần “Văn học Pháp” vấn đề nào cũng hấp dẫn và thú vị, nhưng tôi vẫn tâm đắc nhất là vấn đề “Các cung bậc của cái cười trong Lão hà tiện của Môlie”. Vậy khi xem xét phương diện này ta sẽ thấy điều gì hấp dẫn và đặc sắc trong tiếng cưòi nhiều cung bậc của Lão hà tiện của Môlie? Trả lời câu hỏi đó chúng ta hãy cùng nhau nghiên cứu về vấn đề này và đó cũng là lí do để tôi chọn vấn đề làm đề tài nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Nói đến lịch sử sân khấu Pháp thế kỷ XVII không thể không nhắc đến Môlie,một tên tuổi kiệt xuất của chủ nghĩa cổ điển Pháp, người đã sáng lập ra hài kịch cổ điển và cống hiến cho nhân loại một kho tàng những tác phẩm hài kịch bất hủ.
Những sáng tác của Môlie nói chung và vở hài kịch Lão hà tiện hay những vấn đề liên quan đến tác giả và tác phẩm đã thu hút nhiều nhà phê bình, nghiên cứu trong và ngoài nước từ trước đến giờ. Khi nghiên cứu về Lão hà tiện hay tác giả Môlie trên thế giới và nước ta đã có rất nhiều công trình và cũng có rất nhiều người đánh giá.
N.D Boa lô và cũng là người đương thời với Môlie đã đánh giá rằng Môlie là “vinh quang thế kỉ XVII”.
Xanhtơ Bôrê nhà phê bình văn học nổi tiếng của Pháp thế kỉ XIX cũng nhận định “nếu có một đại hội các nhà văn lớn trên thế giới thì người đại diện cho văn đoàn Pháp là Môlie chứ không phải ai khác”.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về Môlie cũng đạt nhiều kết quả. Đã có nhiều vở hài kịch của Môlie được dịch ra tiếng Việt, được trình diễn trên sân khấu.
Nguyễn Văn Chính trong Văn học phương Tây, đã dành khá nhiều trang viết để giới thiệu về Môlie, và ông đã nhấn mạnh đến vai trò của Môlie trong lịch sử phát triển của hài kịch và đã đề cập ít nhiều đến vấn đề tiếng cười trong hài kịch Môlie. Điều này được thể hiện qua bài viết “Môlie. Một tài năng nảy sinh trong rèn luyện và đấu tranh gian khổ”.
Đỗ Đức Hiểu trong lời giới thiệu tác phẩm “Lão hà tiện” tác giả đã phân tích và làm rõ nội dung và ý nghĩa xã hội của vở kịch này. Đặc biệt tác giả có nhấn mạnh đến “nghệ thuật xây dựng vở “Lão hà tiện”. Ông nhấn mạnh vở “Lão hà tiện” thể hiện khá đầy đủ nghệ thuật hài kịch của Môlie. Ở đây có đủ cung bậc của những tiếng cười. Môlie sử dụng nhiều phương pháp nghệ thuật khác nhau để gây những tiếng cười hồn nhiên, khi thẳng thắn, khi thâm thuý”.
Vũ Tiến Quỳnh trong cuốn “phê bình – bình luận văn học, Lafontaine, A.Dandet, G.Maupassant, Môlie” bên việc tái hiện lại gương mặt Môlie và những đóng góp của ông cho hài kịch dân tộc Pháp, ông còn chỉ ra những sáng tạo nghệ thuật trong hài kịch Môlie: nghệ thuật xây dựng tính cách, nghệ thuật gây cười, nghệ thuật kịch”. Ông rất đề cao tài năng Môlie và coi “đó là một tấm gương sáng của một nhà văn thiết tha và tận tuỵ với nghề, trước sau cho đến lúc chết không xa rời cái lí tưởng cười cợt để sửa chữa phong tục, cải tạo xã hội”.
Trong lịch sử sân khấu thế giới, NXB Văn hoá Hà Nội, các tác giả cũng đã trình bày khá đầy đủ về tình hình phát triển chung của sân khấu Pháp trong thế kỷ XVIII và cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Môlie.
Đặc biệt tiêu biểu là công trình của Lê Nguyên Cẩn. Ông đã nghiên cứu khá kỹ về cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác của Môlie. Theo tác giả, cuộc đời của nhà hài kịch này gắn liền giữa vinh quang và sóng gió, ông đã đi sâu phân tích những giá trị nội dung và nghệ thuật của vở hài kịch “Lão hà tiện”. Ông đặc biệt chú ý đến nghệ thuật gây cười trong hài kịch Môlie.
Ngoài bài giới thiệu về hài kịch Môlie, tác giả còn đề cập đến các cung bậc, sắc thái tiếng cười trong hài kịch Môlie thông qua vở hài kịch nổi tiếng. Trong bài viết “Lão hà tiện – một tiếng cười nhiều cung bậc” Lê Nguyên Cẩn đã đề cập đến tiếng cười hề kịch (phác xơ), tiếng cười mỉa mai, tiếng cười châm biếm, và sâu sắc hơn nữa là tiếng cười bi kịch.
Và nhiều công trình khác nhưng tôi không thể đưa vào hết, từ những công trình đó tôi mạnh dạn đi vào nghiên cứu vấn đề.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Với đề tài này ta thấy đối tượng của nó là khá rõ, đó là nghiên cứu về“Các cung bậc của cái cười trong Lão hà tiện của Môlie”. Chúng ta có thể bám sát vào nội dung và yêu cầu của đề tài một cách tập trung, một cách chung nhất.
Phạm vi nghiên cứu: Tập trung đi sâu nghiên cứu vào nội dung của vấn đề, nghiên cứu các cung bậc của cái cười trong vở hài kịch Lão hà tiện cũng như tác động của các cung bậc đó mà phạm vi khảo sát chủ yếu là vở kịch Lão hà tiện của Môlie do tác giả Đỗ Đức Hiểu dịch, (1978), NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
4. Giới thuyết thuật ngữ.
Liên quan đến đề tàivề“Các cung bậc của cái cười trong Lão hà tiện của Môlie”. Tôi đi tìm hiểu các khái niệm:
Khái niệm cái cười (cái hài): Phạm trù mĩ học phản ánh một hiện tượng phổ biến của thực tế đời sống vốn có khả năng tạo ra tiếng cười ở những cung bậc và sắc thái khác nhau.
Khái niệm kịch: Kịch tức là những trò diễn trên sân khấu mang tính chất dữ dội, nghiêm trọng.
Khái niệm bi kịch: Bi kịch là một thể loại kịch thể hiện sự diễn biến gay gắt của mâu thuẫn, thường kết thúc bằng sự thất bại, hy sinh của nhân vật chính diện. bi kịch còn thể hiểu là những cảnh éo le, mâu thuẫn dẫn đến đau thương.
Bi kịch là một loại hình kịch, thường được coi là đối lập với hài kịch. Bi kịch phản ánh không phải bằng tự sự, mà bằng hành động của nhân vật chính, mối xung đột không thể điều hoà được giữa cái thiện và cái ác, cái cao cả và cái thấp hèn… diễn ra trong một tình huống cực kì căng thẳng mà nhân vật thường chỉ thoát ra khỏi nó bằng cái chết bi thảm gây nên những suy tư và xúc động mạnh đối với công chúng.
Khái niệm hài kịch: hài kịch là hình thức gây cười để chế giễu hoặc đã kích những thói xấu, những biểu hiện tiêu cực trong xã hội.
Hài kịch là thể loại kịch, trong đó tích cách, tình huống và hành động được thể hiện dưới dạng buồn cười hoặc ẩn chứa cái hài, nhằm giễu cợt, phê phán cái xấu, cái lố bịch, cái lỗi thời để tống tiển nó một cách vui vẻ ra khỏi đời sống xã hội.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Để nghiên cứu đề tài này trước tiên tôi đã tìm hiểu về lịch sử nghiên cứu của vấn đề, tìm hiểu và nhìn nhận các khía cạnh mà các tác giả đã nghiên cứu từ đó rút ra vấn đề chung nhất cho vấn đề cần giải quyết. Kết hợp tổng hợp và phân tích để đi đến kết luận.
6. Bố cục đề tài.
Đề tài tôi nghiên cứu gồm ba phần, ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của đề tài gồm hai chương chính:
Chương 1: Những vấn đề chung.
Chương 2: Các cung bậc của cái cuời trong Lão hà tiện của Môlie.
Cuối cùng là thư mục tài liệu tham khảo.






[FONT=&quot]
[/FONT]
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1[FONT=&quot] [/FONT]Môlie – Một tài năng nảy sinh trong rèn luyện và đấu tranh gian khổ.
1.1.1[FONT=&quot] [/FONT] Vài nét về con người Môlie.
Môlie là một tên tuổi lớn của chủ nghĩa cổ điển Pháp, của lịch sử văn học Pháp, và của lịch sử sân khấu thế giới. Hoạt động chủ yếu vào nửa cuối thế kỷ XVII. Môlie đêm đến cho văn đàn Pháp những cống hiến rất lớn với tư cách sáng lập ra hài kịch cổ điển và đưa đó lên đỉnh cao xán lạn, với tư cách là nhà văn – chiến sĩ đã đấu tranh đến cùng cho những lý tưởng xã hội tiến bộ.
Môlie tên thật là A.Jăng Baptixtơ Pơcơlanh (1662 – 1673) sinh tại Pari, trong một gia đình sản hầu cận nhà vua. Ông được dạy dỗ chu đáo ở trong trung học Clecmông nổi tiếng với sở thích văn chương, triết học, đặc biệt là triết học Gaxangđi. Ông môn luật theo yêu cầu của gia đình, song vẫn theo đuổi sở thích sân khấu. Năm 1645, ông thành lập đội kịch Trứ danh. Đêm ra mắt đầu tiên của đội kịch cũng là đêm thất bại thảm hại. Môlie quyết định đưa đội kịch của mình đi biểu diễn ở các miền tỉnh lẻ khác nhau, ở đó họ sẽ có những tác giả dễ tính và rộng lượng hơn. Từ đó cho tới 1658, đội kịch của ông mới trở về Paris và biểu diễn ở vùng ngoại ô. Từ đây trong một dịp may hiếm có, đội kịch của ông được biểu diễn cho nhà vua Lui XIV xem, vở kịch mà đội kichk biểu diễn là một sáng tạo của ông nhan đề Những ả cầu kỳ rởm. Vở kịch được hoan nghênh và nhà vua tỏ ra hài lòng. Nhà vua cho phép đội kịch của Môlie được vào biểu diễn ở Paris và trở thành đội kịch của vua. Đó là thắng lợi có ảnh hưởng nhiều mặt đến đội kịch và Môlie.
Môlie là người lãnh đạo đội kịch có uy tín và ảnh hưởng lớn; là đạo diễn xuất sắc của thế kỷ; là diễn viên xuất chúng tạo nên một phong cách diễn xuất độc đáo trên lĩnh vực hài kịch. Ông còn là nhà nghệ sĩ sáng tác. Ông đã sáng tạo ra hàng chục tác phẩm hìa kịch lớn, trong đó phần lớn là kiệt tác, đóng góp cho kho tàng văn học nhân loại.
Ngày 17/2/1673, khi đóng vai Acgăng, nhân vật chính trong vở Người bệnh tưởng thì Môlie, người bệnh thật đã gục xuống trên sân khấu. Được đưa về nhà, vài tiếng đồng hồ sau thì ông qua đời. Khi sống ông bị giáo hội coi là kẻ thù không đội trời chung, thậm chí có lần giáo hội đòi thiêu sống tác giả và đốt tác phẩm, đến lúc này giáo hội cấm không cho chôn ông trong nghĩa địa nhà chung. Người ta phải chôn ông trong nghĩa địa làm phúc. Đêm ấy, đi theo quan tài của ông là nhà lý luận phê bình của thế kỷ - Boalô; nhà ngụ ngôn của mọi thời đại La Phôngten; nghệ sĩ Minha, nhà triết học Sapen, các diễn viên của đoàn kịch đã cùng gắn bó với ông trong mọi hoàn cảnh và những người yêu thích sân khấu hài kịch, yêu thích tiếng cười mà ông sáng tạo ra.
Đời hoạt động nghệ thuật của Môlie là cuộc đời, một mặt thì kiên trì rèn luyện trong thực tế vĩ đại của nhân dân, một mặt thì đấu tranh không khoan nhượng với những lực lưọng xã hội đen tối, cống hiến trọn vẹn cho nghệ thuật chân chính. Chỉ riêng cuộc đời ấy cũng đủ khiến Môlie trở nên bất hủ.
1.1.2[FONT=&quot] [/FONT]Sự nghiệp văn học
Trong 30 năm hoạt động sân khấu của mình, Môlie đã để lại cho nhân loại những vở kịch bất hủ với thời gian. Sự nghiệp sáng tác của ông hình thành và phát triển theo bốn giai đoạn lớn:
Trong giai đoạn đầu (1645 - 1658), giai đoạn lang thang phiêu bạt, Môlie đã sang tác những vở hài kịch đầu tiên Anh chàng ngớ ngẩn(1655) và Ghen(1656). Anh chàng ngớ ngẩn (Thằng ngốc), đây là vở kịch 5 màn, sáng tác theo nguyên tắc hề kịch, cốt truyện mượn của văn học Italia , với nhiều trò hề được đưa lên sân khấu. Các vở kịch đầu tay ra đời ban đầu khẳng định tài năng của Môlie. Sự nghiệp sáng tác của Môlie dần bước đi lên, sau thành công buổi đầu ở tỉnh lẻ triều đình đã chú ý đến đoàn kịch của ông. Đến năm 1658 đoàn kịch được mời vào biểu diễn trong triều đình và dần chiếm được tình cảm của nhà vua. Đoàn kịch của Môlie đã vinh dự trở thành đội kịch của vua, được tiếp xúc, giao lưu với cung đình, với giới quý tộc.
Trong giai đoạn tiếp theo (1659 – 1663), giai đoạn trưởng thành. Môlie đã bổ sung và khẳng định tài năng của mình với nhiều vở kịch mới. Đáng để ý là vở Những ả cầu kì rởm (1659). Đến vở kịch này, tính chất hề vẫn còn nhiều (hóa trang, hành động, ngôn ngữ…), nhưng ý nghĩa xã hội đã sâu sắc. Đã kích bọn quí tộc ăn bám , nghèo nàn về đạo đức và tâm hồn. Vở kịch có ý nghĩa rất lớn đối với sự nghiệp sáng tác của Môlie, nó đã “mở đường cho Môlie tiến vào trường kịch Pari”. Những vở Trường học làm chồng (1661), và Trường học làm vợ (1662) được công chúng chào đón nhiệt tình và là thành công lớn của Môlie. Bố cúc của kịch chặt chẽ, kịch cũng còn một số yếu tố hề. Những vở kịch này được trình diễn liên tiếp trên săn khấu và gây một dư luận sôi nổi. Kẻ thù của Môlie kết tội, có nhà quí tộc định hành hình ông, có nhà văn đã đưa Môlie lên sân khấu làm trò cười. Để trả lời và bênh vực cho những quan điêmr nghệ thuật của mình. Môlie viết liền hai vở bút chiến: Phê bình “Trường học làm vợ” (1663) và Kịch ứng diễn ở Vecxây (1663). Hai vở kịch đã chế giễu, chống lại những kẻ luôn thù ghét ông.
Giai đoạn (1664 – 1666), đây là giai đoạn đánh dấu đỉnh cao phát triển của hài kịch Môlie với những kiệt tác Tactuyf (1664) và Đông Juăng (1665), Anh ghét đời (1666). Đây là những vở kịch chiếm vị trí đặc biệt trong sang tác của Môlie. Những tác phẩm này là những đòn tấn công liên tiếp , dữ dội vào hiện thực tối đen của thời đại. Thái độ phê phán gay gắt cảu Môlie khiến hài kịch của ông giai đoạn này mang những yếu tố không phù hợp với những quy tắc quen thuộc của sân khấu cổ điển chủ nghĩa, nhưng lại có sức biểu hiện lớn: văn xuôi, không duy nhất về địa điểm, nhân vật hành khất, kết thúc rung rợn… Tactuyf là lời tuyên chiến công khai với toàn bộ tôn giáo từ thầy tu đến nhà thờ, đến pháp lí. Đông Juăng là lời kết án đanh thép đối với bọn quí tộc phóng đãng sa đọa, hư vô chủ nghĩa. Anh ghét đời là sự phủ nhận quyết liệt đối với hết thảy xã hội đạo đức giả cuối thế kỷ XVII dưới triều Lui XIV. Giá trị hiện thực của các tác phẩm này rất lớn, rất sâu, tuy mục tiêu đả kích trước mắt nói chung vẫn là thói đạo đức giả.
Giai đoạn (1667 - !673): giai đoạn chuyển hướng chĩa mũi nhọn vào giai cấp tư sản và những quan hệ xã hội của giai cấp này. Môlie đã cho ra đời những vở kịch lớn như Lão hà tiện (1668), Trường giả học làm sang (1670), Những ngón bịp của Xcapanh (1671), và Người bệnh tưởng (1673). Sự ra đời liên tiếp của các vở kịch đã thể hiện một quá trình sáng tạo không biết mệt mỏi của Môlie, một quá trình nở rộ tài năng của ông. Đó là những tiếng nói giàu sắc điệu, những đòn giáng mạnh vào xã hội bấy giờ cùng với những ung nhọt của bó.
Ngoài những hài kịch phong tục và những hài kịch tính cách, Môlie còn có một số hài kịch balê nhằm phục vụ cho những cuộc ăn chơi của vua chúa trong cung đình. Những vở kịch này ít giá trị và hình như Môlie cũng không chú ý đến chúng nhiều lắm.
1.2[FONT=&quot] [/FONT]Lão hà tiệnvở hài kịch bất hủ của Môlie
1.2.1 Đề tài và nội dung của vở hài kịch Lão hà tiện của Môlie.
1.2.1.1 Đề tài của vở kịch Lão hà tiện.
Đề tài của các tác phẩm văn học nói chung là một yếu tố ngoài tác phẩm nhưng lại có một vai trò quan trọng đối với giá trị tác phẩm.
Ở đề tài hà tiện là một đề tài mang tính chất hài kịch. Mỗi khu vực đề tài đều có lịch sử hình thành của nó. Có những đề tài, do tính chất bản chất của nó, gắn chặt chẽ với một thể loại văn học. Đề tài hà tiện nằm trong trường hợp này. Nó xuất hiện khá sớm trong văn học và bản than đề tài hà tiện luôn luôn gắn liền với tiếng cười, một trong các sắc thái biểu cảm của con người.
Hà tiện mang trong nó tính chất mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức. hà tiện phải đi đôi và gắn bó với sự giàu có với của cải, tức là nguyên nhân để gây ra kết quả hà tiện. Bản thân hà tiện là một thói hư, một tật xấu, nó gắn liền với cái sai trái và tự thân cái xấu là nguồn gốc của cái hài. Đặc biệt là khi xấu mà lại không biết là mình xấu, lại muốn tô vẽ thành đẹp, muốn khoác vào mình một bộ áo thật sang thì cái xấu càng trở nên lố bịch, càng trở thành đối tượng của tiếng cười. Một điều cần nhấn mạnh nữa là thói quen hà tện gắn chặt với bản chất của giai cấp bóc lột. Và khi dung tiếng cười để chế giễu châm biếm thói xấu đó, cũng chính là bóc trần bộ mặt của giai cấp thống trị, bóc trần cái mâu thuẫn giũa nội dung và hình thức có tính hài kịch ấy.
Tóm lại, đề tài hà tiện là một đề tài được khai thác từ lâu trong các nền văn học và là một đề tài mang tính chất hài kịch. Nói cách khác, hà tiện là đề tài muôn thuở của tiếng cười. Đề tài hà tiện đi vào nghệ thuật hài kịch không phải là ngẫu nhiên , không phải do tình cờ mà là tất yếu, do bản chất nó chứa đựng yếu tố hài hước, chứa đựng tính chất đáng cười, nó đi liền với tiếng cười. Tiếng cười là người đỡ đầu cho nó đi vào văn học và tồn tại trong văn học.
Môlie dành trọn vở kịch cho đề tài hà tiện: đó là vở Lão hà tiện, dài năm hồi ra mắt công chúng năm 1668. Đề tài về người hà tiện không phải là đề tài mới mẻ, càng không phải là khám phá của Môlie cũng như chất liệu mà Môlie sử dụng ở đây chưa phải hoàn toàn là sáng tạo của riêng ông.. Chủ nghĩa cổ điển cho phép tự do vay mượn đề tài cũng như chất liệu tác phẩm và Môlie đã làm việc đó.
Môlie thực hiện việc vay mượn của mình từ vở kịch “cái nồi” của nhà hài kịch cổ đại La Mã Plôtơ. Có thể nói rằng Môlie chịu ảnh hưởng rất sâu sắc của nhà viết kịch này. Vở kịch Lão hà tiện của Môlie có năm hồi với 32 màn mà trong đó có 17 màn có vay mượn chi tiết, sự việc hoạc tình tiết kịch. Sự vay mượn này không làm giảm đi giá trị lớn lao của hình tượng Acpagông mà Môlie sang tạo ra. Quả vậy, khi sử dụng đề tài hà tiện làm đối tượng phê phán của tiếng cười, Môlie đã có những sáng tạo lớn. Trước hết, vở kịch Lão hà tiện chiếm vị trí đặc biệt trong hệ thống đề tài của Môlie: nó đánh dấu giai đoạn sang tác cuối cùng của ông là giai đoạn ông tập trung dùi mài phê phán vào giai cấp tư sản. Tuy vậy ở các tác phẩm khác, các nét riêng của đề tài hà tiện cũng được thể hiện qua các vở Tư sản quý tộc (1670) và Người bệnh tưởng (1673).
Như vậy, nằm trong hệ thống đề tài chung mà Môlie sử dụng làm đối tượng phê phán của tiếng cười, đề tài hà tiện có một vị trí đặc biệt và là một đè tài lớn mà Môlie thực sự quan tâm. Thông qua đề tài này, Môlie đã thực hiện các dự đò chủ quan của mình: hướng mũi dùi phê phán chống lại giai cấp tư sản.
1.2.1.2[FONT=&quot] [/FONT]Nội dung cuả vở hài kịch Lão hà tiện.
Vở kịch Lão hà tiện được diễn lần đầu tiên vào ngày 9.9.1668 trên sân khấu của Hoàng cung. Ban đầu nó không được dư luận tán thưởng lắm, vì kịch viết bằng văn xuôi không phù hợp với khiếu thẩm mỹ của công chúng Pháp lúc bấy giờ, vì tính chất phóng đại quá đáng của tính cách nhân vật làm cho nó trở nên “không giống như thật”, và vì âm hưởng hài hước mà tiếng cười của Môlie gây nên. Nhưng từ sau khi Môlie mất cho đến nay, tác phẩm này được coi là một trong những kiệt tác hàng đầu của Môlie. Lão hà tiện được diễn rất nhiều nơi trên thế giới và được nhiều người đánh giá rất cao.Lão hà tiện không phải là hoàn toàn do Môlie dựng lên. Nó mượn đề tài từ vở Cái nồi của Plôp – nhà hài kịch lớn của La Mã cổ đại (250 – 182 tr.CN).
Lão hà tiện là một vở hài kịch được viết (1668), của nhà văn Pháp Môlie (Molière). Nhân vật chính là Acpagông (Harpagon), goá vợ, có một con trai là Clêăng (Cléante), một con gái là Êlidơ. Acpagông giàu có nhưng rất keo kiệt. Lão định cưới cho con trai một người đàn bà goá giàu có, gả con gái cho ông già Ăngxenmơ để không mất của hồi môn. Trong khi đó, Clêăng yêu Marian (Mariane), Êlidơ yêu Valer (quản gia của Acpagông), còn Acpagông lại say mê Marian. Clêăng buồn chán, ăn chơi hoang tàng. Để có tiền, anh ta tìm đến một người cho vay nặng lãi. Khi kí giao kèo, Clêăng mới biết người cho vay là cha mình, còn Acpagông bấy giờ mới vỡ lẽ người đi vay là con trai lão. Lại tình cờ, Acpagông khám phá ra rằng người con gái mà lão định cưới làm vợ là người yêu của Clêăng và ông già Ăngxenmơ là cha của Marian và Valer. Câu chuyện kết thúc khi Acpagông tìm lại được tráp vàng chôn trong vườn, lão vô cùng sung sướng, đã bằng lòng gả Êlidơ cho Valer, nhường Marian cho Clêăng khi Ăngxenmơ chịu mọi phí tổn cưới xin của Clêăng và không đòi của hồi môn của Êlidơ. Nghệ thuật gây cười của Môlie làm cho vở "Lão hà tiện " trở thành một tác phẩm lớn. Tác giả đặt ra nhiều tình huống gây cười xung quanh những vấn đề xã hội, xây dựng được một tính cách nổi bật: tính keo kiệt. Tất cả đều do tính keo kiệt mà ra, và mọi việc đều được giải quyết khi Acpagông tìm lại được tráp vàng và gả con gái không mất của hồi môn.
Lão hà tiện là một trong những vở hài kịch, kiệt tác của Môlie, có một địa vị ưu việt trên văn đàn thế giới, do bức tranh sắc nét và đậm đà của tác giả vẽ nên điển hình của tên hà tiện và gia đình của hắn
1.2.2[FONT=&quot] [/FONT]Nghệ thuật của vở hài kịch Lão hà tiện của Môlie.
Một trong những sản phẩm vô giá của con người là tiếng cười. Cái cười không tồn tại bên trong xã hội loài người. Bản thân của cái cười được sinh ra từ sự mâu thuẫn giữa nội dung được phản ánh và hình thức phản ánh, nảy sinh khi cái ti tiện tự làm ra vẻ vĩ đại, cái ngu ngốc tự làm ra vẻ thông thái, cái trì trệ ngưng đọng tự làm ra vẻ tràn đấy sức sống và phát triển. Cái cười đánh gục sự trống rỗng bên trong và sự hèn mạt của những kẻ nuôi ảo vọng có nội dung phong phú và có ý nghĩa hiện thực. Nói cách khác cái cười là phản ứng cảm xúc của con người trong ý thức thẩm mỹ của nó khi nhìn nhận thực tại mang các xung đội hài kịch. “Mội hiện tượng xã hội được coi là lỗi thời theo quan điểm triết học, là phản động theo quan điểm chính trị thì quan điểm mỹ học nó được coi là có tính hài. Cái hài là giá trị khách quan là cái cười cao, cái cười có ý nghĩa giá trị xã hội . Phù hợp vớí những phẩm chất đa dạng của hiện thực là cái sắc thái khác nhau của tiếng cười.
Ở đây, trong vở kịch Lão hà tiện này Môlie đã dùng tiếng cười để làm một phương tiện nghệ thuật nhằm nỗi bậc lên những giá trị nhân văn và thẩm mỹ sâu sắc. Là một nghệ sĩ hài kịch vĩ đại, Môlie đã tạo ra tiếng cười có nhiều cung bậc mang đậm ý nghĩa xã hội. Tiếng cười toát lên từ các vở kịch của ông bao hàm một tư tưởng sâu sắc, một sự tìm tòi xem xét nghiêm túc, một thái độ biểu hiện tích cực của nghệ sĩ trước cuộc sống. Xuất phát từ quan điểm cho rằng “quy tắc cao nhất của mọi quy tắc là mua vui cho khán giả” và “dùng tiếng cười để sửa chữa phong hoá”, Môlie đã xây dựng tiếng cười bất hủ mang ý nghĩa giáo dục tích cực và có giá trị chiến đấu cao.
Tiếng cười nhiều cung bậc được Môlie xây dựng và thể hiện rất thành công. Tiếng cười đó là thái độ phản ứng của con người trước những hiện tượng chứa mâu thuẫn, khôi hài, đáng cười. Môlie đã phát hiện ra những khía cạnh bi đát của cuộc sống rồi thể hiện nó dưới hình thức hài kịch rất đặc sắc. Đó là những tiếng cười mang âm hưởng xót xa thể hiện ý nghĩa xã hội. Nó là lời tố cáo gay gắc con người trước sự tha hoá của đồng tiền.
Đầu tiên phải nói đến là tiếng cười “phácxơ”, tiếng cười này chiếm một vị trí quan trọng trong vở Lão hà tiện, Môlie đã dùng nó để khắc hoạ thành công tính cách của nhân vật Acpagông. Tiếp đến là tiếng cười khôi hài, bản thân cái cười khôi hài mang tính cách nhân đạo sâu sắc, nó đặt cơ sở vào niềm tin ở bản chất con người, hướng con người đến cái tốt đẹp. Cái cười khôi hài bật ra trong cảnh than thở giữa Valer và Elidơ, bật ra từ những lời bộc bạch tình cảm, chân thật vụng về của Clêăng khi nói với với em gái Elidơ về cô gái Marian mà anh ta yêu dấu. Tiếng cười khôi hài xuất hiện ở tác phẩm Lão hà tiện không nhiều lắm, tuy nhiên nó lại mang một ý nghĩa rất sâu sắc. Sau đó là phải kể đến tiếng cười mỉa mai, Môlie đã nắm bắt được cung bậc mỉa mai của cái cười và sử dụng nó đan xen với những cung bậc khác tạo nên âm thanh của tiếng cười mang đậm ý nghĩa xã hội. Tiếng cười nhiều cung bậc còn là tiếng cười châm biếm, cười ra nước mắt, tiếng cười nhiều cung bậc trong độc thoại của Acpagông.
Một bộ phận quan trọng trong gia tài hài kịch Môlie là những hài kịch tính cách. Những hài kịch này phản ánh xu hướng đi vào lòng người, mô tả tâm lý, nghiên cứu tự nhiên của chủ nghĩa cổ điển nói chung. Xây dựng Acpagông, Môlie tập trung mô tả nét tính cách cơ bản của nhân vật, làm cho Acpagông trở thành một điển hình độc đáo tiêu biểu cho thói hà tiện. Mọi nét tính cách đều xoay quanh thói hà tiện, do hà tiện sinh ra, và có tác dụng nỗi bậc tính xấu này. Đó là một thành công xuất sắc của Môlie gắn liền với phương pháp điển hình hoá của chủ nghĩa cổ điển. Tính cách của Acpagông có một ý nghĩa lịch sử không thể chối cãi. Nó cũng không cứng nhắc, khô khan, đơn điệu.
Tính cổ điển của hài kịch Môlie thể hiện trong tác phẩm Lão hà tiện đó chính là tinh thần duy lý, duy vật, Môlie đã nhận xét, phê phán các hiện tượng của xã hội, các tính cách đáng chê cười. Môlie đã mượn đề tài trong văn học cổ đại Hy Lạp – La Mã để xây dựng nên hình tượng Acpagông. Với quy tắc sáng tác của sân khấu cổ điển, Môlie có một cách hiểu rộng rãi, phù hợp với yêu cầu cơ bản của thời đại, mà vẫn thích hợp với việc phản ánh chân thật hiện thực.
Tác phẩm Lão hà tiện sống mãi trong lòng nhân dân thế giới một phần lớn nhờ nghệ thuật kịch được Môlie xây dựng rất thành công. Đề tài hà tiện là đề tài nóng hổi mang tính mang tính thời sự của xã hội Pháp lúc bấy giờ lên sân khấu và giải quyết nó theo quan điểm tiến bộ của xã hội. Hài kịch của Môlie do đó nghiễm nhiên là một bộ phận của cuộc sống, đã tham gia vào việc thúc đẩy tiến trình của cuộc sống, và trở thành lợi khí đấu tranh xã hội. Hành động trong sân khấu của Môlie khá đơn giản. Kịch băt đầu bằng xu thế mỗi lúc một tập trung hơn, mạnh mẽ hơn. Những xung đột kịch không qua phức tạp, gay gắt đòi hỏi những giải pháp quyết liệt. Chỉ một biện pháp nhỏ, khéo léo tổ chức, là đủ để cái hài phải hiện nguyên hình và làm cho nó xấu hổ đến chết với tiếng cười giễu sâu cay. Mòn chót của xung đột kịch và thế cũng nhẹ nhàng, thường phụ thuộc và những yếu tố bất ngờ bên ngoài.















CHƯƠNG II: CÁC CUNG BẬC CỦA CÁI CƯỜI TRONG LÃO HÀ TIỆN CỦA MÔLIE
2.1 Tiếng cười hài hước hóm hỉnh, nhẹ nhàng dí dỏm.
2.1.1 Tiếng cười hề kịch (phác xơ).
Tiếng cười hề kịch hay còn được gọi là tiếng cười phác xơ là sắc thái cười đầu tiên mà chúng ta bắt gặp ở hài kịch Môlie và đồng thời ở nhiều tác giả hài kịch khác. Tiiếng cười hề kịch chiếm một vị trí quan trọng trong các vở hài kịch của Môlie nói chung và trong vở Lão hà tiện nói riêng: Tiếng cười hề kịch toát lên từ những cảnh đấm đá nhau trên sân khấu, từ những sự nhầm lẫn râu ông nọ cắm cằm bà kia, từ những cử chỉ hành động ngớ ngẩn, máy móc, từ những từ đồng nghĩa, từ ngữ lửng lơ, lắm nghĩa, từ những bộ quần áo kì quặc, lố bịch, không hợp thời trang, từ những bộ mặt ngây ngô, đần độn, từ những cái mặt nạ đủ kiểu, đủ màu… Tiếng cười này thường đem lại cho khán giả một cái cười ồn ào, náo nhiệt: nó mang tính chất giải trí mua vui, làm giảm trạng thía thần kinh căng thẳng qua những điệu bộ đơn giản, máy móc, dễ bắt chước. Tuy nhiên nó không chỉ đem lại cho người xem những tiếng cười vui tươi thoải mái mà đằng sau cái cười tưởng như thô thiển ấy có khi còn có những vấn đề có ý nghĩa xã hội và giá trị thẫm mĩ sâu xa. Những động tác, những cử chỉ, điệu bộ mang tính hề kịch bên cạnh gây ra mang tiếng cười trực tiếp, nó còn biểu đạt một nội dung tư tưởng nhất định, đặc biệt là khi các động tác, cử chỉ đó gắn liền với tính cách nhân vật. Trong trường hợp này tiéng cười hề kịch góp phần biểu đạt tính cách, nó khắc hoạ và gây ấn tượng sâu sắc về một tính cách nào đó, về một nhân vật nào đó. Trong vở Lão hà tiện, Môlie đã sử dụng đặc biệt thành công tiếng cười hề kịch này để khắc hoạ tính cách hà tiện cua lão Acpagông.
Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng Môlie đã sử dụng tiếng cười hề kịch rất nhiều lần trong vở kịch Lão hà tiện của mình. Chính bản thân tiếng cười này đã tạo cho sân khấu một khả năng lôi cuốn người xem, tạo ra một tiếng cười ồn ào từ đầu đến cuối. Tuy nhiên tiếng cười hề kịch được sử dụng xen lẫ hài hoà với các tiếng cười khác tạo nên nhịp điệu trầm bổng, tạo nên tính cung bậc. Điều đó ngoài việc đem lại cho người xem những giây phút thoải mái, cười vui vẻ, vô thưởng vô phạt, còn đem lại cho người xem những ấn tượng sắc nét, đậm đặc về tính cách của một con người, của một loạt hình tượng. Môlie ý thức rất rõ trong việc sử dụng tiếng cười này, tiếng cười hề kịch của ông gắn liền với tính cách hà tiện của nhân vật Acpagông. Ở hồi I lớp 3 sân khấu nhộn nhịp hẳn lên khi Acpagông khám xét bàn tay thứ ba của anh đầy tớ LaFletxơ. Tiếng cười hề kịch ở đây bật ra cho chúng ta thấy một nét tính cách hà tiện của lão: đó là tính hay nghi ngờ, luôn luôn ngờ vực lo sợ người khác cuỗm mất món tài sản kếch sù của mình. Cho nên theo lôgic của lão, theo lập luận của lão, lão đòi phải khám xét các bàn tay thứ ba, thứ tư của mỗi một con người. Việc làm của lão trái với quy luật nhận thức tự nhiên nhưng mặc kệ, lão cứ theo lập luận của lão mà lão hành động. Do đó, ngay từ đầu tính cách hà tiện của lão được khắc hoạ bằng nét đa nghi. Chưa đủ Môlie còn cho chúng ta cười thoải mái ở lớp 5 hồi I với màn kịch “Không của hồi môn”. Mặc cho anh quản gia Valer sức trổ tài biện thuyết cho việc yêu đương phải theo đúng quy luật tình cảm, rằng mọi sự ép buộc sẻ gây một sự tai hại không lường… Acpagông chỉ có một điệp khúc để trả lời cho tất cả: Không của hồi môn. Ở đây tiếng cười hề kịch lại một lần nữa khắc hoạ tính cách hà tiện của Acpagông : tâm trạng tiếc tiền, bất chấp mọi lẻ phải, bất chấp mọi tiếng nói của lương tri, chỉ một mực suy nghĩ làm sao cho món tài sản kếch sù của mình không bị đụng chạm tới, bất chấp mọi quyền lợi của người khác, sẵn sàng hi sinh quyền lợi và hạnh phúc của con cái mình. Điều đó chứng tỏ tài nghệ của Môlie trong việc dùng tiếng cười để khắc hoạ tính cách nhân vật.
Tiếng cười hề kịch hay còn được gọi là tiếng cười “phác xơ” bật ra từ không gian sân khấu. Nó đóng vai trò lôi cuốn, gây sự chú ý của người xem ngay từ phút đầu. Tiếng cười hề kịch bật ra từ hình ảnh hoảng hốt, mất hết bình tỉnh của Acpagông trong tư thế đầu mũ, chân không giày, vừa chạy vừa kêu la khủng khiếp. Tâm trạng rối bời, hốt hoảng được diễn tả qua nhịp điệu dồn dập, câu hỏi thúc bách ngắn gọn, từ động tác, cử chỉ của Acpagông “Ối kẻ trộm, Ối kẻ trộm, ối quân giết người, ối quân sát nhân”. Những lời kêu van om sòm đó buộc người xem phải chú ý. Kịch tính được nâng cao, trong nhịp điệu dàn trải, sầu não “Trời đất ơi, pháp lí ơi”. Và đạt tới đỉnh cao của sự thắt nút: “Tôi chết mất, nó giết tôi”. Ở đây người xem được định hình về một vấn đề khác. Giữa lúc đó mâu thuẫn kịch được giải quyết, cái nút thắt được tháo cởi ra: “Nó ăn trộm tiền của tôi”. Sự khập khiễng giữa hình thức biểu đạt với nội dung biểu đạt đã tạo ra một tiếng cười vui vẻ ồn ào.
Tiếng cười hề kịch đều được sử dụng rộng rãi trong các hồi khác nhau của vở kịch, tạo nên sự ồn ào, sinh động của sân khấu. Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng bản thân Môlie, ngoài việc là một tác giả kịch bản sân khấu, ông còn là một diễn viên tài giỏi của thời đại đó Môlie là một nghệ sĩ hài kịch sừ đầu đến chân; mỗi khi ông xuất hiện trên sân khấu người xem không thể nín cười vì những dáng điệu, điệu bộ hết sức linh hoạt, ông thường đóng vai chính trong các vở hài kịch của ông.
Tiếng cười hề kịch được kết hợp với các động tác biểu diễn trên sân khấu, đã tạo ra một sức khắc hoạ lớn các tính cách nhân vật. Điều đó khiến cho các hình tượng mà Môlie xây dựng thường mang tính chất biểu hiện sinh động hơn là một sự minh hoạ trừu tượng, cứng nhắc, khô khan. Các hình tượng văn học do ông tạo ra do đó mang tính chất hiện thực cao, đậm nét, không phải là những hình tượng tượng trưng minh hoạ.
Trong các vở hài kịch khác của mình Môlie đã sử dụng rộng rãi tiếng cười hề kịch này. Điều đặc biệt là tiếng cười này luôn luôn gắn với tính cách của nhân vật chính, khắc hoạ sâu thêm tính cách đó và tạo ra cho người xem một ấn tượng sắc nét về nhân vật chính và người xem cũng rút ra được những bài học lí thú, bổ ích về nhân sinh quan, về lẽ sống. Điều đó chứng tỏ tiếng cười hề kịch của Môlie có tính nhân đạo cao cả, có ý nghĩa giáo dục thẫm mĩ chứ không chỉ là một phương tiện gây cười thuần tuý vô bổ.
Ở Môlie, tiếng cười hề kịch còn có chức năng nữa là làm giảm tính chất căng thẳng trên sân khấu, nó dung hoà những màn, nhũng lớp mang sắc thái bi thương, kéo tiếng cười trở lại địa hạt của nó mà không để rơi vào bi kịch . Hồi IV lớp 4, tiếng cười hề kịch toát lên làm cho cuộc cãi vả tranh chấp người yêu cua cha con Acpagông - Clêăng bớt đi chút ít tính bi kịch của nó. Người xem mặc dầu cũng đang ngậm ngùi về cái cảnh tranh tranh chấp tang thương ấy, nhưng cũng phải bật cười trước cái cảnh Acpagông rút ra một cái mùi soa từ túi áo lão và sự thất vọng của bác Giắc vì đã tưởng lầm rằng lão sẻ thưởng tiền cho công trạng dàn hoà của bác. Qua đó chúng ta càng thấy rõ ý nghĩa xã hội của tiếng cười này. Kết hợp với các sắc thái khác, Môlie đã dùng tiếng cười hề kịch để tống tiễn xuống mồ các tệ nạn xã hội như tệ nạn cầu kì rởm (trong Những ả cầu kì rởm) hay màn phê phán thói ích kỉ bần tiện, keo bẩn của giai cấp tư sản trong vở Lão hà tiện với đại diện điển hình của nó là từ lão tư sản giàu sụ Acpagông .
2.1.2 Tiếng cười khôi hài.
Gần gũi với tiếng cười hề kịch là tiếng cười khôi hài. Khôi hài vận dụng sự phê phán bằng cảm xúc “nhằm khẳng định đối tượng từ trong bản chất của nó”. Bản thân cái cười khôi hài mang tính nhân đạo sâu sắc, nó đặt cơ sở vào niềm tin ở bản chất con người, nó hướng con người đến cái tốt đẹp. Cái cười khôi hài không nhằm tiêu diệt đối tượng của tiếng cười, mà nhằm hoàn thiện nó, loại trừ những khuyết điểm còn tồn tại trong nó. Sắc thái cười này chủ yếu được vận dụng vào các hiện tượng xã hội tích cực, tiến bộ vềư chất lượng nói chung, nhưng còn mang một số khuyết điểm, một số tàn tích cũ, một số mặt đã bị lỗi thời. Trong khi khẳng định bản chất của đối tượng, tiếng cười khôi hài thực hiện nhiệm vụ cơ bản và chủ yếu của nó là tống vào quá khứ các mặt đã lỗi thời của hiện tượng, loại bỏ các khuyết điểm của đối tượng, gột sạch những gì xa lạ với bản chất tốt đẹp của nó để nhằm tạo điều kiện cho đối tượng bộc lộ đầy đủ hơn tất cả những gì có giá trị xã hội – thẫm mĩ trong nó.
Môlie đã sử dụng tiếng cười khôi hài ở những đối tượng nhất định và ở một mức độ nhất định. Đó là những đối tượng mang sức sống và sức phát triển của thời đại những đối tượng mang lương tri của thời đại. Tiếng cười khôi hài xuất hiện trong vở Lão hà tiện, ở đây các cặp tình nhân vẫn yêu nhau, chung thuỷ thề nguyền với nhau, nhưng các mối tình đó đều đang bị một thế lực hắc ám đe doạ: đó là tính keo kiệt của lão Acpagông. Tiếng cười khôi hài bật ra trong cảnh than thở giữa Valer và Elidơ, bộc ra từ những lời bộc bạch tình cảm, chân thật mà vụng về của Clêăng khi nói với em gái Elidơ về cô gái Marian mà anh ta yêu dấu. Tiếng cười khôi hài xuất hiện ở tác phẩm Lão hà tiện không nhiều lắm. Trong suốt toàn bộ vở kịch , tiếng cười khôi hài chỉ xuất hiện năm lần, ít hơn rất nhiều với các loại tiếng cười khác. Mặc dầu vậy, tiếng cười này vẫn mang đậm màu sắc nhân đạo, nó lên tiếng ủng hộ quyền lợi yêu đương của các cặp tình nhân ở đây. Tiếng cười này như tiếp thêm sức mạnh cho chàng Valer để giúp chàng tỉnh táo, lí giải các câu hỏi của ông già Ăgxenmơ một cách đầy tự tin và để cuối cùng đưa đến một cuộc nhận mặt đầy vui vẻ và hạnh phúc.
Tuy có xuất hiện tiếng cười khôi hài ở đây, cũng như ở trong nhiều vở kịch khác của mình, hài kịch Môlie vẫn là “hài kịch châm biếm”, khác với hài kịch của Sêchxpia là hài kịch trũ tình. Tính chất vui vẻ ở tiếng cuời khôi hài mà Môlie sử dụng trong các vở hài kịch của mình, đặc biệt là trong vở kịch Lão hà tiện ít hơn. Bản thân tiếng cười này cũng mang tính chất khẳng định cái mới, khẳng định các nhân vật và lí tưởng tiên tiến nhưng nó nghiêng dần hơn sang sắc thái cao hơn là mĩa mai, bởi vì ở đây tiếng cười khôi hài của Môlie còn làm nhiệm vụ khắc hoạ tính cách nhân vật Acpagông nũa. Tiếng cười khôi hài của Môlie do đó trở thành một phưong diện để ông thực hiện chủ đích của mình là tố cáo sự bần tiện, keo kiệt của giai cấp tư sản với đại diện điển hình của nó là lão Acpagông. Môlie ngắm nghía nhân vật chính, tính cách chính của mình nhiều hơn, và những nhân vật chính này, những tính cách này, lại là những thói xấu, những kẻ khả ố, khiến ông chỉ còn mỗi một việc là phủ định chúng. Môlie cũng rất trân trọng tình cảm yêu đương của tuổi trẻ. Ông ca ngợi nó, khẳng định nó, nhưng do hoàn cảnh lịch sử cụ thể khác nhau cho nên tiếng cười khôi hài thoải mái nhẹ nhỏm trong hài kịch của ông xuất hiện ở mức độ đậm nhạt khác nhau.
2.2 Tiếng cười đã kích.
2.2.1 Tiếng cười mỉa mai.
Tiếng cười mĩa mai có tác dụng phanh phui mâu thuẫn của đối tượng, vạch ra mâu thuẫn trong đối tượng, trong các sự vật và lên tiếng đánh giá bản thân đối tượng ấy, sự vật ấy. So với tiếng cười khôi hài thì tiếng cười mĩa mai nằm ở một cung bậc khác, cao hơn và được thể hiện qua cách đánh giá chê bai, khinh bỉ hoặc giễu cợt. Nói cách khác, tiếng cười mỉa mai không chỉ vạch ra mâu thuẫn của sự vật mà còn tiến lên một bước để đánh giá sự vật nữa. Đối tượng của tiếng cười mỉa mai là những đối tượng, sự vật lỗi thời với những biểu hiện lệch lạc, quá quắt của chúng. Bản thân tiếng cười mỉa mai có giá trị phê phán cao, có hiệu quả chiến đấu lớn. Vì vậy nó tồn tại qua các thời đại và được sử dụng qua các nhà văn lỗi lạc thời đại.
Môlie cũng đã nắm bắt được cung bậc mỉa mai này của tiếng cười và sử dụng nó trong nhiều vở hài kịch khác nhau, đan xen nó với những cung bậc khác, tạo nên một bản âm thanh của tiếng cười mang đậm ý nghĩa xã hội. Tiếng cười mỉa mai đã góp phần xứng đáng của nó, vạch ra cái mâu thuẫn từ nội tâm của đối tượng, vạch ra mâu thuẫn bên trong của sự vật. Tiếng cười mỉa mai không phải chỉ được sử dụng một lầnmà ta còn có thể gặp rất nhều lần trong các vở kịch khác của Môlie.
Trong tác phẩm Lão hà tiện, tiếng cười mỉa mai xuất hiện tới 13 lần và được sử dụng đều đặn bắt đầu từ hồi II. Sự có mặt của tiếng cười mỉa mai chứng tỏ tính chất cần thiết của cung bậc này cũng như chứng tỏ Môlie rất tài nghệ trong việc sử dụng các cung bậc khác nhau của tiếng cười. Ông đặt các đối tượng của tiếng cười vào đúng cung bậc của chúng, sử dụng các mức độ phù hợp cho từng loại đối tượng, từng trường hợp, từng hiện tượng cụ thể. Mặt khác, cũng như tiếng cười khác, tiếng cười mỉa mai ở đây còn được dùng để khắc hoạ và minh định tính cách nhân vật. Nói cách khác, Môlie đã sử dụng các cung bậc khác nhau của tiếng cười để nhấn mạnh, để làm nổi bật tính cách hà tiện của lão Acpagông.Các cung bậc khác nhau này của tiếng cười có nhiệm vụ phục vụ cho ý đồ chủ quan của tác giả, tập trung và xuay quanh tính cách nhân vật điển hình, tô điểm và làm nổi rõ tính cách đó. Quả vậy, tính cách điển hình của nhân vật Acpagông là hà tiện. Môlie đã dùng nhiều nét khác nhau để khắc hoạ tính cách hà tiện này. Chẳng hạn, nghi ngờ, tiếc tiền… Lớp 5 hồi II của vở kịch Lão hà tiện là một lớp kịch tiêu biểu của loại tiếng cười mỉa mai. Đây là cảnh mụ mối Phrôđin gặp lão Acpaông để thông báo kết quả công việc mối lái của mình và nuôi hi vọng là sẻ được lão thưởng cho một món tiền nào đó khả dĩ sẻ giúp mụ trong vụ kiện mà mụ mắc phải. Vừa gặp, mụ đã vồn vã, đon đã khen lão già “phương phi đáo để” và trẻ hơn các chàng trai “hai mươi lăm tuổi” để mà “chôn cất con cái lão”. Mụ lại ca tụng cô gái Marian chỉ yêu quí các ông già và ao ước phải cười một tấm lòng già nua mới thoả lòng; mụ lại lên tiếng khen về đức tính điềm đạm, tằn tiện trong ăn uống, chi tiêu khả dĩ sẽ tiết kiệm hàng năm “mười hai nghìn niêm kim”. Chưa đủ, mụ còn khen nức nở lão già: “Cái chứng ho cơn thế mà ăn với ông đấy; và ông ho trông lại càng xinh…” Mụ còn khen nhiều nữa để “Có chút việc muốn xin ông, tôi có một vụ kiện sắp thua đến nơi vì thiếu ít tiền…”
Đến đây tình yêu ngoảnh mặt lại với tiền tài, lão Acpagông lấy vẻ nghiêm nghị, nghiêm mặt lại làm cho mụ mới vừa nói chuyện tiền lại phải vội vàng quay sang nin nịnh về chuyện tình mà mụ vẫn bị lão từ chối bằng cách “đi viết nốt mấy bức thư cần gấp”, để “ra lệnh chuẩn bị xe ngựa sẵn sàng”“để phải lo cho ăn sớm để các người khỏi phải chờ đến phát ốm”, và “đấy người ta đang gọi tôi” thế là lão chuồn thẳng, để lại cho mụ mối một nỗi thất vọng bao trùm: “thằng cha bủn xỉn này tấn công thế nào nó cũng vẫn trơ trơ”. Tiếng cười mỉa mai bật ra ở đây từ sự tán tỉnh gượng gạo, trơ trẽn của mụ đối lập với cái vẻ nghiêm nghị khi có kẻ khác sờ đến cái túi tiền của mình của lão Acpagông. Bản chất hà tiện còn thể hiện ở chỗ ngoài việc lão không muốn mất không một đồng xu nào cho người mối lái, người kết tóc xe tơ mà còn phải đòi ba mẹ cô gái cố gắng tìm cái gì đó “sờ mó được” để cho con gái làm của hồi môn. Tính cách hà tiện do vậy nó được nâng cao thêm một bước, được thể hiện rõ nét hơn và đậm dần thành một tính cách sinh động cụ thể.
Tiếng cười mỉa mai xuất hiện trong không gian tâm lí đồng thời với sự xuất hiện của nhân vật thứ hai: Nhân vật đồng tiền. Đồng tiền được nhân hoá và đôi bạn tri kỉ tri âm là Acpagông – Tiền dốc bầu tâm sự và than thở với nhau: “Trời đất ơi, tiền tội nghiệp của tôi ơi, tiền tội nghiệp của tôi ơi, bạn yêu quý ơi, chúng nó cướp mất mày của tao đi rồi”. Âm điệu bắt đầu lắng xuống và dàn trải ra, tiếng cười ở đây bắt đầu chuyển sang màu sắc khác. “Mất mày, tao mất nơi nương tựa, mất niềm an ủi, mất niềm vui sướng, thôi thế là đời tao hết mọi hi vọng, tao chẳng còn ở trên đời này làm gì nữa. Không có mày tao sống không nổi”. Thế là rõ, tiền đối với Acpagông là mãnh lực duy nhất, lầ lí tưởng và lẽ sống cao nhất. Tiếng cười bật ra ở đây đượm màu chua xót, mĩa mai. Nỗi đau mất tiền cũng lan ngấm toàn cơ thể, tạo ta những động tác mệt mỏi, đau khổ. “Có ai muốn cứu cho tôi sống lại mà trả cho tôi món tiền tri kỉ của tôi hay là mách cho tôi biết đứa nào lấy tiền của tôi không”. Cái xót xa ở đây con người đã bị đồng tiền tha hoá, đã trở thành nô lệ của nó. Trong không gian tâm lí này, không khí kịch trầm lắng xuống, tất cả đều đi vào chiều sâu tâm tưởng, những suy tư của người xem đều xoay quanh vấn đề đồng tiền – lẽ sống. Cái cười ở đây xót xa, thâm trầm vì đã vạch ra bản chất của nhân vật Acpagông: sự tôn thời đồng tiền của lão. Cái cười ở đây còn biểu thị thái độ của người đọc, người xem nữa: đó là thái độ mỉa mai, chế giễu, ngầm ngụ ý khinh bỉ. Tiếng cwoif hàm chứa một nội dung phê phán cao hơn sẽ xuất hiện ở đoạn cuối cùng của độc thoại.
Chúng ta dễ dàng nhận thấy một điều rằng, tiếng cười mỉa mai xuất hiện nhiều trong vở kịch với một tỉ lệ khác nhau, phụ thuộc vào kết cấu từng hồi, từng lớp kịch. Tiếng cười mỉa mai này gắn chặt với tính cách nhân vật chính, làm đậm nét nhân vật chính. Bên cạnh đó tiếng cười này còn làm rõ tính cách nhân vật khác. Bản thân tiếng cười mỉa mai chứa một sức phê phán, một thái đọ giễu cợt, khinh bỉ qua đó người đọc, người xem dễ dàng rút ra những nhận định cơ bản về bản chất đích thực của hình tượng nghệ thuật mà tác giả gia công xây dựng để từ đó rút ra cho mình một ý nghĩa nhân sinh.
2.2.2 Tiếng cười châm biếm.
Ở một mức đọ cao hơn và gay gắt hơn tiếng cười mỉa mai là tiếng cười châm biếm. Châm biếm vận dụng sự phê phán đặc biệt bằng cảm xúc nhằm phủ nhận đối tượng từ trong bản chất của nó. Đây là loại tiếng cười mang khả năng công phá mãnh liệt, có khả năng “tống tiễn xuống mồ” các Tấn trò đời của nhân loại. Bản thân nó là sự cười nhạo có tính chất phê phán gay gắt những hiện tượng được mô tả, sự cười nhạo này thể hiện trong nguyên tắc lựa chọn và khái quát hoá chất liệu. Lối châm biếm trong sự mô tả cuộc sống có thể chiếm ưu thế trong tác phẩm và khi ấy nó được gọi là tác phẩm châm biếm. Do đó, trong một chừng mực nhất định chúng ta có thể kết luận rằng “hài kịch của Môlie là hài kịch châm biếm”. Môlie đã vận dụng tiếng cười châm biếm vào trong các tác phẩm của mình, đặc biệt là trong vở hài kịch tính cách Lão hà tiện. đối tượng của tiếng cười châm biếm của ông là các hiện tượng xã hội xấu xa, là những hành vi cử chỉ lố bịch kém cỏi về nhân cách, là những kẻ đạo đức giả bịp bợm, là những tên tư sản hà tiện vắt cổ chày ra nước. Bằng tiếng cười châm biếm Môlie đã chon vùi giai cấp tư sản, vạch trần và tố cáo quyết liệt bản chất tàn ác ích kỉ của chúng qua vở kịch Lão hà tiện.
Tiếng cười châm biếm này gắn chặt với tính cách của các nhân vật chính, làm cho tính cách cười nhạo càng mạnh mẽ và sâu sắc hơn. Cũng như các cung bậc khác của tiếng cười khác, tiếng cười châm biếm gắn với giai đoạn phát triển cao nhất của tính cách nhân vật, ở thời điểm mà các nét tạo ra tính cách được bộc lộ một cách đầy đủ nhất hoặc ở thời điểm mà một nét nào đó của tính cách chủ đạo phát triển đầy đủ nhất. Trong vở Lão hà tiện, tiếng cười châm biếm ta bắt gặp rải rác ở nhiều hồi và nhiều lớp kịch , tuỳ theo mức độ khai triển của các nét chủ yếu tạo thành tính cách nhân vật.
Trong vở kịch Lão hà tiện, tiếng cười châm biếm cũng là một sắc thái cười nhạo tiêu biểu, xuất hiện trong nhiều hồi, nhiều lớp, khắc hoạ sâu sắc tính cách hà tiện của nhân vật Acpagông và biểu thị thái đọ phê phán gay gắt của Môlie đối với thói xấu này. Môlie đã tô đậm nét tính cách hà tiện của lão Acpagông. Từ chỗ “keo kiệt quá đáng”,bủn xỉn quá quắt”, tác giả đã minh hoạ cụ thể bẳng hành động của chính bản thân nhân vật Acpagông : đòi khám xét bàn tay thứ ba, thứ tư; đòi mọi người phải chấp nhận quan điểm “không của hồi môn” của ông ta. Từ cái cảnh bày cho đầy tớ lấy mũ che vết dầu loang trên quần, biết cách quay người để che chiếc quần thủng, cho đến việc lão bịt mồm bác Giắc khi bác trình bày các thực đơn lão còn đòi khắc chữ vàng câu châm ngôn “ăn để sống chứ không phải sống để ăn” trong khi đó ra lệnh phải độn thật nhiều hạt dẻ vào thịt, phải dọn các món ăn làm sao cho người ăn chưa ăn đã thấy ngán, rượu thì phải pha thêm nước lã và lão kết luận “tám người ăn đủ thì mười người ăn cũng đủ”. Lão tiếc đứt ruột đứt gan khi chiếc nhẫn kim cương bị chuyển từ tay lão sang tay cô gái Marian, đến lúc điên cuồng đã muốn “treo cổ toàn nhân loại” vì lão bị mất cắp tráp bạc. Và cuối cùng khi tất cả mọi chuyện tưởng chừng đã ổn thoả thì lão còn đòi không phải mất tiền cưới xin cho con, phí tổn cho các đám cưới và còn đòi may cho lão một bộ lễ phục, còn tiền bút giấy thì lão đòi trả bằng chính bác Giắc thật thà,… Như vậy, tính cách hà tiện được phát triển từ mức độ thấp đến mức độ cao từ các nét khác nhau nhưng đều tập trung tạo thành một “hình tượng đơn tuyến” với tính cách hà tiện điển hình.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rõ, tiếng cười châm biếm xuất hiện trong tác phẩm Lão hà tiện với một mức độ khá đậm đặc, chiếm một tỉ lệ khá lớn trong các hồi và xuất hiện ngay từ hồi đầu tiên. Sự xuất hiện của tiếng cười châm biếm với mức độ đậm đặc như vậy khiến cho sự cười nhạo trở nên gay gắt và thái độ phê phán phủ định trở nên quyết liệt hơn. Môlie ở đây đã không hề nhân nhượng trước các thế lực tượng trưng cho cái ác mà hiện thân là thói ích kỉ tàn nhẫn, thói keo kiệt bủn xỉn ti tiện ở trong lòng một giai cấp đang mang sức sống của thời đại. Hài kịch của Môlie nói chung và vở Lão hà tiện nói riêng đã phát hiện ra và nhận thức đầy đủ hơn về giá trị thẫm mĩ của nó mà nguyên nhân cơ bản tạo nên giá trị thẫm mĩ đó lại chính là các cung bậc của tiếng cười mà Môlie sử dụng ở đây. Ngoài việc sắp xếp các hồi, các lớp cho phù hợp với các cung bậc của tiếng cười, phù hợp với mức độ cần phê phán, việc chọn hình tượng Acpagông cũng có ý nghĩa châm biếm. Là một tư sản giàu sụ có cả đầy tớ, gia nhân, có ngựa, có xe nhưng lại là một lão chủ ti tiện, ngoài việc bóp cổ, bóp hầu con nợ, lão còn để cho dầy tớ gia nhân ăn túng mặc thiếu. Lão cho in một thứ lịch riêng trong đó tăng gấp đôi số ngày ăn chay; đầy tớ thì quần áo rách rưới bẩn thỉu; ban ngay phát thóc cho ngựa thì ban đêm lão lẻn vào ăn trộm nên bị đầy tớ nện cho một trận nên thân, v.v… Vì thế mà lão trở thành “một kẻ ít có tính người nhất”. Là cha của hai đứa con đã đến tuổi dựng vợ gả chồng, lão bắt chúng sống khổ sống sở, ăn túng mặc thiếu, vì vậy mà cha thì keo kiệt còn con thì trở thành kẻ phá gia chi tử và mong “cha chết trong vòng tám tháng nữa”, và không chịu nhường cha một li trong cuộc đối đầu tình yêu tay ba Acpagông – Marian – Clêăng. Lão cũng “yêu với đương”. Trong khi bắt con gái phải lấy một lão già vì không mất của hồi môn và ép con trai phải lấy một bà goá ngoài năm mươi thì lão lại đi yêu một cô gái trẻ. Oái ăm thay người con gái đó lại chính là người yêu của con trai lão. Những âm mưu và tính toán ích kỉ đó đã khiến cho gia đình lão tan nát, chia lìa, gây nên một sự cười nhạo quyết liệt với một thái độ căm hớn. Bằng tiếng cười châm biếm, Môlie đã phủ nhận nhân vật Acpagông từ trong bản chất của nó. Đó là một sự phủ nhận quyết liệt, không khoan nhượng, cũng qua tiếng cười đó Môlie đã vạch trần bản chất đích thực của giai cấp tư sản trong buổi đầu sơ sinh của nó “đã đầy bùn và máu ở các lỗ chân”.
Ở màn độc thoại Acpagông mất của , tiếng cười châm biếm bật ra ở đây từ cái kết luận của Acpagông ngờ vực tất cả mọi người kể cả bọn tai to mặt lớn, cả các bậc phú quý trong triều đình nữa. Tiếng cười bật ra ở đây đã chứa đựng một khả năng phê phán to lớn, nó lên tiếng phủ nhận cái xã hội phong kiến tiền tư bản đầy các mâu thuẫn, một xã hội mà “nhìn ai cũng thấy ngờ vực, người nào cũng như là đứa ăn trộm”. Lão đã đi đến một giải pháp nặng nề “Tôi muốn treo cổ tất cả mọi người và nếu tôi không tìm thấy tiền thì tôi cũng treo cổ nốt cả tôi nữa”. Ở đây tiếng cười châm biếm đã lột trần bản chất tàn ác của Acpagông nói riêng và của giai cấp tư sản nói chung. Ý nghĩa tối cáo xã hội của nó rất lớn vì sự tha hoá của con người đã lên đến cực điểm.
2.3 Tiếng cười bi kịch– tiếng cưòi đau đớn xót xa, cười ra nước mắt.
Biểu hiện sự chua chát, đau đớn xót xa là một tiếng cười bi kịch, cười ra nước mắt. đối với một hiện tượng được đưa ra chế giễu, cười nhạo thì tiếng cười châm biếm thường làm cho người ta cười nhiều hơn là thương hại. Khác với hài kịch, bi kịch không gây ra tiếng cười mà biểu hiện sự xót thương hay sợ hãi của mọi người đối với nhân vật bi kịch. Đối với hài kịch, nhân vật không rơi vào cái thảm thương mà bản thân nó gây ra bi kịch, nói cách khác tính bi kịch trong nhân vật hài kịch thể hiện sự bi đát của nó, nó không gây ra một sự xót thương nào, mà chỉ đem lại một tiếng cười đầy tính bi kịch, chua chát, xót xa, đau đớn, cười ra nước mắt. Tiếng cười bi kịch xuất hiện khi một hiện tượng hài kịch nhất định dẫn đến những hậu quả khốc hại hiển nhiên, khi hiện tượng hài kịch đó tỏ ra rất nguy hiểm đối với xã hội, đẩy một số người vào cảnh bất hạnh nặng nề, thậm chí vào cái chết nữa và khiến người nghệ sĩ căm ghét nó tới cực độ, khiến niềm căm ghét của người nghệ sĩ sục sôi thúc đẩy ông ta phải bóp chết cái cười..
Tiếng cười đả kích, châm biếm, mĩa mai chỉ thực sự là tiếng cười giòn giã khi sức mạnh đứng về phía lực lượng tiến bộ. Còn khi mà lực lượng mới với tính chất tiến bộ của nó chưa lật đổ hẳn được lực lượng cũ, lực lượng lạc hậu phản động và bản thân lực lượng cũ này không đủ sức để tiêu diệt lực lượng mới thì tiếng cười mang tính chất chua chát, đau đớn này được hình thành từ bản thân hiện tượng hài hước.
Tiếng cười bi kịch, cười ra nước mắt là một sự sáng tạo lớn của Môlie đối với lịch sử hài kịch thế giới. Tiếng cười bi kịch tố cáo gay gắt xã hội quí tộc, đã kích thẳng tay các quan hệ tư sản vô nhân đạo. Nó xuất hiện khi mâu thuẫn kịch, xung đột kịch gay gắt mang ý nghĩa bản chất của vở kịch. Cái cười có tính bi kịch trong hài kịch của mô lie gắn liền với sự phát triển của tính cách nhân vật. song ở các vở hài kịch của Môlie, sự nhanh chóng kịch tính này nhanh chóng giảm đi bởi những mâu thuẫn được giải quyết thoả đáng khi kết thúc vở hài kịch. Do đó tiếng cười có tính bi kịch ở hài kịch Môlie vẫn thường là một tiếng cười khoẻ khoắn. Nói cách khác, hài kịch Môlie tiếp cận miệng hố bi kịch. Các nhân vật gây ra cái cười bi kịch ở Môlie thường là những nhân vật bị thất vọng về mục đích riêng của mình. Và khi mục đích ấy được soi sáng qua một qua trình đấu tranh gay gắt thì nhân vật lại trở lại trạng thái ban đầu của nó và mọi việc đều ổn thoả.
Xuất phát từ cái nhìn sâu sắc tiến bộ vào một xã hội chứa đựng những mâu thuẫn gay gắt, những đụng độ quyết liệt, Môlie đã phản ánh vào trong hài kịch của mình những yếu tố bi kịch. Cái cười của ông do đó xuất hiện sắc thái cười ra nước mắt, trong cái cười đó, sự xót xa về những điều thương luân bại lí xảy ra trong gia đình, những mâu thuẫn lớn có ý nghĩa xã hội và mang bản chất xã hội ấy. Tất cả các tiếng cười bi kịch ở các tác phẩm của Môlie đều tạo cho hài kịch của Môlie một bản sắc riêng, mang cá tính sáng tạo độc đáo. Đồng thời nó cũng góp phần tạo nên giá trị hiện thực cho các tác phẩm của ông, khiến “Môlie trở thành bậc tiền bối của chủ nghĩa hiện thực Pháp”:.
Cũng như các cung bậc khác của tiếng cười, Môlie đã sử dụng nhiều lần tiếng cười bi kịch trong vở kịch Lão hà tiện. điều đó nói lên tính chất gay gắt của xung đột kịch cũng như mâu thuẫn giằng xé trong thời đại ông. Với tiếng cười bi kịch, Môlie đã hoàn tất bức tranh về tính cách hà tiện, đồng thời tái dựng nó dưới dạng một con ngáo ộp sinh động đáng sợ với túi tiền vàng trong tay.
Tiếng cười bi kịch xuất hiện trong vở kịch Lão hà tiện ít hơn các tiếng cười khác, nhưng nó tạo ra một chất lượng mới cho tác phẩm, tạo nên sức nặng cho hình tượng mà nó khắc hoạ cũng như tạo ra tính điển hình cho tính cách nhân vật. Xem kịch khán giả không cười một cách đau đớn khi cảnh hai cha con Acpagông – Clêăng gặp nhau trong tư thế một kẻ đi vay và một kẻ cho vay, vơi slời cam đoan nổi tiếng của đứa co phá gia chi tử: “Ông bố sẽ chết trong vòng tám tháng nữa”. Khán giả cũng không thể không đau xót trước cảnh hai cha con tranh nhau một cô gái, ông bố giưo nắm đấm ra tuyên bố: “Tao cho mày những lời nguyền rủa” còn thằng con hỗn láo vênh mặt trả lời “Cóc cần”. Những cảnh đó đã tạo ra ấn tượng sâu sắc cho người xem về một xã hội trong đó đồng tiền tác oai tác quái, phá vỡ mối quan hệ tốt đẹp và cao cả nhất giũă con người với nhau: tình phụ tử. Ở đây, nhân cách bị đè bẹp, lưong tâm bị chà đạp, còn mọi lẽ phải, mọi lương tri, lí trí đều bị coi khinh. Xem kịch, nguời xem đều cảm thấy chua xót “khiến cho người ta vừa cười xong đã phỏi khóc ngay”. Các tình huống bi kịch đó đã tạo dựng một bức chân dung, không phải chỉ cha con Acpagông mà của cả giai cấp tư sản, đã chỉ ra được bản chất đích thực của chính giai cấp ấy. Người xem có lẽ chỉ trừ bọn vô đạo đức là tán thưởng hành động của đứa con hỗn láo còn tuyệt đại đa số đều lên án và khôn thể nào “yêu thích đứa con hỗn láo” đó được. Bên cạnh việc người ta cười lão Acpagông, người ta còn cười nhạo cả thằng con lão. Cả hai hình tượng này nằm từ trong thế tương phản, đối đầu với nhau nhưng lại bổ sung và hoàn thiện tính cách cho nhau để cuối cùng đạt tới mức khắc hoạ sinh động bản chất vủa một giai cấp. Bản thân lão Acpagông với tính hà tiện keo kiệt, bủn xỉn, ích kỉ, tàn nhẫn sẽ có và chỉ có một đứa con mang tính cách của lão thôi. Cha nào con nấy. Người cha tán tận lương tâm, hi sinh hạnh phúc con cái vì mấy đồng vàng, bất chấp lương tri lẽ phải, rắp tâm chiếm đoạt người yêu của con, thì ngược lại đứa con làm gì mà chẳng mong “cha chết trong vòng tám tháng nữa”, làm gì mà chẳng ăn cắp tráp bạc của cha và thậm chí sẵn sàng hi sinh cái mạng của ông bố nữa. hai cha con trên hai tuyến hành động khác nhau nhưng đều có mục đích chung là thoả mãn dục vọng và sở thích cá nhân. Người xem không thể không nhận ra điều đó. Và do vậy họ sẽ lên tiếng phê phán, tố cáo xã hội đảo điên đã sinh ra những con người tang tận lương tâm như vậy, cũng như nhận thức được sâu sắc bản chất tàn ác của giai cấp tư sản, một giai cấp mà vì túi tiền của nó “nó sẵn sàng treo cổ toàn nhân loại”. Giá trị của tiếng cười bi kịch chính là ở chỗ đó, nó sẽ không tạo ra cái cười thoải mái mà nó tạo ra sức nặng trong chiều sâu nhận thức, để qua đó mỗi một người tự rút ra cho mình một bài học mang ý nghĩa nhân sinh chân chính, chứ không phải là một bài học về “các thói hư tật xấu”.
Tiếng cười bi kịch trong Lão hà tiện gắn chặt với đồng tiền và tính cách hà tiện, keo kiệt đến tàn nhẫn của lão Acpagông. Tiếng cười bi kịch ở đây xuất hiện nhiều lần bởi vấn đề xã hội rộng lớn mà tác phẩm đề cập. Đó là sự tha hoá của con người trước đồng tiền. Đồng tiền đã phá hoại tất cả mọi tình cảm cao quý nhất của con người, biến con người thành những con thú dữ, nhẫn tâm, ích kỉ cực độ, không biết tới ai ngoài bản thân và quyền lợi của mình ra. Đồng tiền đã biến Acpagông thành một kẻ chỉ biết duy nhất đến bản thân lão. Vấn đề đồng tiền đã mở toang bức tranh của xã hội phong kiến tư sản chủ nghĩa và khi viết về vấn đề này Môlie đã sử dụng tiếng cười bi kịch như một sức mạnh tố cáo đặc biệt, có giá trị chiến đấu cao và hiệu quả lớn.
Tính chất bi kịch trong hài kịch của Môlie bao hàm một ý nghĩa xã hội – thẫm mĩ to lớn. nó chứa đựng thái độ phản ứng quyết liệt của tác giả về một xã hội mang nhiều mâu thuẫn gay gắt kịch liệt. Nhưng Môlie tin tưởng sâu sắc vào bản chất tốt đẹp của con người, nắm được lương tri và lí trí của thời đại, vì vậy ông không hề gục ngã trước các these lực đen tối. cho nên các vở kịch của ông đã nhiều lần tiếp cận miệng hố bi kịch nhưng tiếng cười mà ông mang lại cho chúng ta không bao giờ trở thành bi kịch. Các thời đại kế tiếp nhau cười thoải mái sau khi xem kịch của ông và thầm đưa tay gạt đi những giọt nước mắt truớc những cảnh bi đát.
2.4 Ý nghĩa của các cung bậc của cái cười trong vở hài kịch Lão hà tiện của Môlie.
Chất liệu đặc biệt mà Môlie sử dụng để xây dựng vở hài kịch Lão hà tiện là tiếng cười nhiều cung bậc. Tiếng cười nhiều cung bậc này đã khắc hoạ sâu sắc và tạo ra bức tranh sinh động về tính cách hà tiện với các nét điển hình của nó như keo kiệt, cho vay nặng lãi. Nói cách khác tính cách hà tiện tồn tại và phát triển theo các cung bậc của tiếng cười. Với tiếng cười nhiều cung bậc vở kịch Lão hà tiện, cái cười của ông luôn luôn mang niềm tin vào sự toàn thắng của các lí tưởng nhân đạo, vào sức mạnh của lí trí, lương tri. Bởi vậy vở kịch Lão hà tiện dù có tố cáo xã hội gay gắt, dù tiếng cưòi bi kịch, cười ra nước mắt xuất hiện nhiều lần vẫn toát lên lòng yêu đời và chủ nghĩa lạc quan.
Môlie đã dùng tiếng cười hề kịch để tống tiễn xuống mồ các tệ nạn xã hội. Việc vận dụng và sử dụng tiếng cười hề kịch sẽ giúp cho xã hội sống trong sạch hơn, bản thân nó sẽ là một vũ khí có lợi cho việc giáo dục con người và đào tạo xây dựng con người mới. Đó cũng là một di sản văn hoá vô giá mà Môlie để lại cho chúng ta.
Trong thực tiễn, tiếng cười khôi hài có giá trị rất lớn, bởi vì nó khẳng định cái mới, tăng thêm sức mạnh cho cái mới. Điều đó giúp chúng ta hiểu rõ vì sao Môlie lại đặt tiếng cười vào các nhân vật tiên tiến, mang lương tri và lí trí của thời đại. Nhận thấy được điều đó, chúng ta hiẻu thêm Môlie và giá trị nhân đạo mà ông khẳng định cũng như lí tưởng thẫm mĩ mà ông theo đuổi.
Trong cuộc sống, trong thực tiễn, tiếng cười mỉa mai đựơc sử dụng khá rộng rãi, bởi vì nó không phải chỉ miả mai ngươì khác, mỉa mai các hiện tượng xấu xa mà nhiều khi tự mỉa mai mình nữa. Ở trường hợp này tiếng cười mỉa mai mang tính chất chua xót, xót xa nhưng bản thân sẽ khắc phục được để mà vươn dậy, để mà tránh không vấp lại những tình trạng cũ trước đây. Do đó phải biết nắm bắt và biết vận dụng laọi tiếng cười này trong khả năng thực tiễn của nó.
Tiếng cười châm biếm là một tiếng cười chiến đấu truyền thống đượccác nhà nhân văn của các thời đại khác nhau sử dụng và sử dụng thành công. Các tác phẩm châm biếm luôn luôn giữ nguyên giá trị của nó. Bản thân nó mang một sức công phá lớn trong cuộc tiến công vào những cái ác, cái lỗi thời, cái mục ruỗng. Trách nhiệm của chúng ta là phải nắm và vận dụng đúng đắn tiếng cười đó để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của chúng ta.
Tiếng cười bi kịch là một sáng tạo lớn của thiên tài Môlie, khiến ông trở thành một người “độc nhất vô nhị” và “không ai bắt chước được”, chuyển dẫn của loịa tiếng cười này làm cho tính đa dạng của tiếng cười thêm phong phú tạo thành một cung bậc cao nhất của tiếng cười trong hài kịch Môlie. Sự đan xen của các cung bậc này đã giữ tiếng cười ở lại địa hạt của nó và không cho rơi vào bi kịch, khiến cho hài kịch của Môlie có một sắc thái riêng và nét độc đáo riêng của nhân cách Môlie.
Toàn bộ vở kịch Lão hà tiện là một sự đan xen của nhiều sắc thái khác nhau của tiếng cười. Sự hỗ trợ tương tác lẫn nhau giũă các tiếng cười đã giữ cho toàn bộ vở kịch là một tiếng cười đầy âm sắc, thoải mái và không để tiếng cười rơi vào địa hạt bi kịch. Âm hưởng của vở kịch diễn biến theo các cung bậc của tiếng cười, tạo cho người đọc, người xem một sự cuốn hút, bị mê hoặc bởi một thế giới của những tiếng cười kì lạ, có lúc thật vui vẻ, thật thoải mái, có lúc lại buồn tê tái, ngậm ngùi. Tài năng của Môlie đã đưa chúng ta vào tiếng cười kì lạ của tiếng cười ấy. Các tiếng cười này đều gắn chặt với tính cách nhân vật công khai miêu tả tính cách nhân vật và tạo nên tính chất sinh động cho các nhân vật đó theo đúng dự đồ chủ quan của tác giả. Thành công của Môlie là chỗ đó, cùng với các biện pháp nghệ thuật khác, Môlie đã sử dụng tiếng cười để xây dựng tính cách nhân vật theo đúng lôgic phát triển khách quan của hình tượng và theo đúng nguyên tắc điển hình hoá duy lí chủ nghĩa. Cho dù các sắc thái châm biếm, cười ra nước mắt có xuất hiện nhiều hơn trong các tác phẩm nhưng nhìn chung hài kịch của Môlie là một tiếng cười khoẻ khoắn vui vẻ, mang ý nghĩa thẫm mĩ xã hội rất lớn.
[FONT=&quot]
[/FONT]
PHẦN KẾT LUẬN

Môlie một tên tuổi lớn của chủ nghĩa cổ điển Pháp, của lịch sử văn học Pháp, của lịch sử sân khấu thế giới. Bằng tài năng và niềm đam mê nghệ thuật sân khấu của mình ông đã để lại cho nhân loại những sáng tác bất hủ với thời gian.
Hài kịch Môlie thấm thía một chủ nghĩa nhân văn tươi sáng, yêu đời, nó thức tỉnh con người, nó khuâý đảo những ai thờ ơ với cuộc sống, với cái đẹp. Têntuổi Môlie mãi là ngôi sao sáng của nền văn học Pháp và thế giới.
Môlie là một tài năng sáng tạo phi thường, ông sáng tạo ra một tiếng cười mới, một cái hài kịch mới. Là một nhà hài kịch vĩ đại Môlie đã sáng tạo ra tiếng cười nhiều cung bậc mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Lão hà tiện, sáng tạo của Môlie, hàm chứa trong nó một tiếng cười nhiều cung bậc, tiếng cười có giá trị phê phán, tố cáo xã hội lớn lao, có giá trị giáo dục thẫm mĩ sâu sắc. Đó có khi là tiếng cười vui vẻ, dí dỏm, rồi đến là tiếng cười mỉa mai chua xót, hài hước hóm hỉnh, tiếng cười hề kịch và cao nhất là tiếng cười bi kịch, cười ra nước mắt. Đó là tiếng cười hề kịch, với việc vận dụng nó đem lại cho khán giả một cái cười ồn ào náo nhiệt và đằng sau nó là những vấn đề có ý nghĩa xã hội và giá trị thẫm mĩ sâu xa. Tiếng cười khôi hài vận dụng sự phê phán bằng cảm xúc, có giá trị khẳng định cái mới, tăng thêm sức mạnh cho cái mới. Tiếng cười mỉa mai, châm biếm thể hiện một cung bậc khác, cao hơn, Môlie đã vận dụng các cung bậc khác nhau để làm nổi rõ tính cách của nhân vật. Cũng như các cung bậc khác của cái cười, tiếng cười bi kịch, cười ra nước mắt là hình thức cao nhất trong các cung bậc của cái cười của Lão hà tiện. Đó là sáng tạo lớn của Môlie đối với lịch sử hài kịch thế giới. Cũng như những cung bậc khác của tiếng cười, Môlie đã sử dụng nhiều lần tiếng cười bi kịch trong vở hài kịch Lão hà tiện.
Với sự đan xen, chuyển dẫn của các loại tiếng cười đã làm thêm đa dạng của tiếng cười thêm phong phú và tạo ra một tiếng cười nhiều cung bậc trong hài kịch của Môlie.
Lão hà tiện của Môlie là mộ tiếng cười nhiều cung bậc, là một sự đan xen của nhiều hình thái của tiếng cười. Âm hưởng của vở kịch diễn biến theo các cung bậc của tiếng cười, tạo cho người đọc, người xem một sự cuốn hút, bị mê hoặc bởi một thế giới kì lạ của tiếng cười, có lúc thật vui vẻ, thật thoải mái, có lúc lại buồn tê tái ngậm ngùi.
Với những tài liệu có được, cùng với thời gian nghiên cứu của mình, tôi đã có một ý kiến của mình về các cung bậc của cái cười trong Lão hà tiện của Môlie. Mặc dù chưa được thực sự xuất sắc, nhưng tôi hi vọng nó sẽ góp phần vào việc phân tích và đánh giá các cung bậc của cái cười trong hài kịch của Môlie. Đây cũng là một đề mở ra cho những ai đang trên đường tìm kiếm kiến thức cho mình.


[FONT=&quot]
[/FONT]
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.[FONT=&quot] [/FONT]Đỗ Đức Hiểu , (dịch và giới thiệu),(1978) Lão hà tiện, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
2.[FONT=&quot] [/FONT]Đỗ Đức Hiểu, Phan Quý (đồng chủ biên), (2005), Lịch sử văn học Pháp, tập 1, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
3.[FONT=&quot] [/FONT] Lê Nguyên Cẩn, (tuyển chọn và giới thiệu),(2002) Hợp tuyển văn học châu Âu, tập 2, NXB Đại học quốc gia Hà Nội
4.[FONT=&quot] [/FONT]Lê Nguyên Cẩn, (biên soạn) ,(2006) Từ điển văn học trong nhà trường (văn học nước ngoài), NXB Giáo Dục.
5.[FONT=&quot] [/FONT]Đặng Anh Đào, (chủ biên), (2004), Văn học Phương Tây, NXB Giáo Dục.
6.[FONT=&quot] [/FONT]Vũ Tiến Quỳnh (biên soạn), (2001),“phê bình – bình luận văn học, Lafontaine, A.Dandet, G.Maupassant, Môlie” ,NXB Văn Nghệ TP Hồ Chí Minh.
7.[FONT=&quot] [/FONT]Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo Dục.
8.[FONT=&quot] [/FONT]Phương Lựu, (chủ biên), (2004), Lí luận văn học, NXB Giáo Dục.
[FONT=&quot]
[/FONT]
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top