Ngược với thái độ can đảm là hành vi nhút nhát, e dè, sợ sệt trước hoàn cảnh mới. Loại trạng thái tâm lý này có thể dễ dàng nhận thấy qua các biểu lộ sau đây:
1) Về mặt sinh lý:
- Rối loạn về sự bài tiết (toát mồ hôi, khô miệng...)
- Huyết quản ngoại vi giãn nở (mặt đỏ lên)
- Huyết quản ngoại vi co hẹp lại (mặt tái đi)
- Rối loạn về ngôn ngữ và hô hấp (thanh quản như bị tê liệt nên phát âm lắp bắp, nghọng nghịu khó nghe, hơi thở hổn hển, đứt quãng...)
- Cơ bắp cứng lại (chân tay vụng về, thái độ lưỡng lự, dễ vấp đổ, không giữ được thân thể thăng bằng...)
- Ngón tay run rẩy.
- Cơ bắp phần ngực như co rút lại gây đau nhói ở ngực.
- Sau cơn xúc động là hiện tượng kiệt quệ, mệt mỏi.
2) Về mặt tâm lý: Mặt này hiện tượng xuất hiện khá phức tạp, nhưng chúng cũng có điểm chung sau đây:
- Sự sáng suốt và tầm nhận biết thu hẹp lại đáng kể. Chỉ có một biểu tượng tồn tại và gây áp lực lên đối tượng đó là cái đã đe dọa đối tượng.
Ngoài nó ra, đối tượng không còn biết gì, thấy gì, quan sát gì rõ nữa. Tầm ý thức thu hẹp lại, phản ứng cảu đối tượng trở nên trì độn, chậm chạp và trí thông minh như biến đâu mất.
- Trí tưởng tượng của đối tượng làm phong phú thêm biểu tượng đe dọa và cuối cùng tạo nên tình trạng hoảng sợ và ý muốn đào thoát của đối tượng.
Nhưng sự đào thoát thường không thể thực hiện được vì thân xác như tê liệt vì ý chí con người vẫn muốn chối bỏ sự sợ hãi. Điều này càng làm tăng thêm nỗi kinh hoàng và đối tượng có cảm giác mình là con thú bị dồn vào bước đường cùng.
Qua câu chuyện giáo sư Jacques R. chúng ta thấy rõ những biến đổi tâm sinh lý này. Chính biểu tượng đe dọa giáo sư (máy ghi âm, quần chúng, cô xướng ngôn viên với nụ cười trên môi...) đã dồn ông tới một sự đào thoát, dù không phải là một sự trốn chạy thực thụ (bỏ không đọc hai trang cuối)
Biểu lộ tâm sinh lý của người thiếu can đảm không phải chỉ có thế. Chúng có thể xuất hiện dưới nhiều dạng mà ta không ngờ đến. Có một số người, tâm lý họ gọi là kẻ khuyết chí, thiếu hẳn khả năng thực hiện những dự tính của mình. Một nhà thơ, Amiel, đã thú nhận:
- “Tôi có thể biết tất cả: yêu đương, mơ mộng, cảm nhận, học, hiểu; miễn là người ta đừng bắt tôi muốn”
“Muốn” ở đây là muốn thực hiện, là biến cái biết, cái hiểu, cái yêu... thành hành động. Kẻ khuyết chí sẽ nói “ngày mai tôi sẽ làm...”, “chút nữa tôi sẽ làm...”, nhưng chẳng bao giờ họ thực hiện nổi điều dự tính!
Một khía cạnh khác của kẻ khuyết chí là sự lưỡng lự, phân vân. Họ có thể mất hàng giờ để chọn mua một cây viết chì, họ có thể một đêm lần ra cửa nhiều lần xem đã gài chốt then cửa chưa. Đố với những tình huống mới của cuộc sống những người này làm sao tránh nổi thất bại.
Có những kẻ nhìn đời bằng cặp mắt yếm thế. Họ mang sắc thái bi quan phủ lên mọi vật. Họ trốn chạy hiện tại để quay về dĩ vãng và từ chối hiện thực rút vào nội tâm. Họ gặm nhấm một hối tiếc, một ân hận và dửng dưng với mọi thứ xung quanh. Sự suy sụp về tinh thần này có thể dẫn tới tự sát.
Lại có kẻ lúc nào cũng bị ám ảnh bởi một mối lo âu. Nếu sợ hãi là một phản ứng trươc một hiểm nguy có thể có thực, thì lo âu lại là phản ứng trước một hiểm nguy không có thực ở thế giới khách quan. Truyện “Kỷ nhân ưu thiên” (người nước Kỷ lo trời đổ) là một thí dụ (anh chàng người nước Kỷ này suốt ngày thắc mắc không yên nếu trời sụp đổ thì phải tránh vào đâu?).
Không những thường gặp ở trẻ con, mà ngay ở kẻ trưởng thành cũng thường có người có chứng sợ hãi vô lý như sợ khoảng trống, chỗ hẹp, sợ rắn, nhện, chuột... và con số 13.
Chúng ta ko thể đi quá sâu vào các triệu chứng của tâm bệnh dù các nhà tâm lý học hiện đại đều đồng ý các dấu hiệu sợ hãi, thiếu can đảm đều là dấu hiệu bất thường bắt nguồn từ những nguyên nhân sâu xa từ cõi tiềm thức con người.
“Thuật can đảm” ko phải là một cuốn sách bệnh học và cũng ko có tham vọng đề nghị các chữa tâm bệnh. Tác phẩm chỉ nhằm cung cấp cho độc giả hiểu biết khái quát về bản thân mình và tìm cách khắc phục những mặt có thể khắc phục được nơi cá nhân mình để mạnh dạn đương đầu với thách đố của cuộc đời.
st
1) Về mặt sinh lý:
- Rối loạn về sự bài tiết (toát mồ hôi, khô miệng...)
- Huyết quản ngoại vi giãn nở (mặt đỏ lên)
- Huyết quản ngoại vi co hẹp lại (mặt tái đi)
- Rối loạn về ngôn ngữ và hô hấp (thanh quản như bị tê liệt nên phát âm lắp bắp, nghọng nghịu khó nghe, hơi thở hổn hển, đứt quãng...)
- Cơ bắp cứng lại (chân tay vụng về, thái độ lưỡng lự, dễ vấp đổ, không giữ được thân thể thăng bằng...)
- Ngón tay run rẩy.
- Cơ bắp phần ngực như co rút lại gây đau nhói ở ngực.
- Sau cơn xúc động là hiện tượng kiệt quệ, mệt mỏi.
2) Về mặt tâm lý: Mặt này hiện tượng xuất hiện khá phức tạp, nhưng chúng cũng có điểm chung sau đây:
- Sự sáng suốt và tầm nhận biết thu hẹp lại đáng kể. Chỉ có một biểu tượng tồn tại và gây áp lực lên đối tượng đó là cái đã đe dọa đối tượng.
Ngoài nó ra, đối tượng không còn biết gì, thấy gì, quan sát gì rõ nữa. Tầm ý thức thu hẹp lại, phản ứng cảu đối tượng trở nên trì độn, chậm chạp và trí thông minh như biến đâu mất.
- Trí tưởng tượng của đối tượng làm phong phú thêm biểu tượng đe dọa và cuối cùng tạo nên tình trạng hoảng sợ và ý muốn đào thoát của đối tượng.
Nhưng sự đào thoát thường không thể thực hiện được vì thân xác như tê liệt vì ý chí con người vẫn muốn chối bỏ sự sợ hãi. Điều này càng làm tăng thêm nỗi kinh hoàng và đối tượng có cảm giác mình là con thú bị dồn vào bước đường cùng.
Qua câu chuyện giáo sư Jacques R. chúng ta thấy rõ những biến đổi tâm sinh lý này. Chính biểu tượng đe dọa giáo sư (máy ghi âm, quần chúng, cô xướng ngôn viên với nụ cười trên môi...) đã dồn ông tới một sự đào thoát, dù không phải là một sự trốn chạy thực thụ (bỏ không đọc hai trang cuối)
Biểu lộ tâm sinh lý của người thiếu can đảm không phải chỉ có thế. Chúng có thể xuất hiện dưới nhiều dạng mà ta không ngờ đến. Có một số người, tâm lý họ gọi là kẻ khuyết chí, thiếu hẳn khả năng thực hiện những dự tính của mình. Một nhà thơ, Amiel, đã thú nhận:
- “Tôi có thể biết tất cả: yêu đương, mơ mộng, cảm nhận, học, hiểu; miễn là người ta đừng bắt tôi muốn”
“Muốn” ở đây là muốn thực hiện, là biến cái biết, cái hiểu, cái yêu... thành hành động. Kẻ khuyết chí sẽ nói “ngày mai tôi sẽ làm...”, “chút nữa tôi sẽ làm...”, nhưng chẳng bao giờ họ thực hiện nổi điều dự tính!
Một khía cạnh khác của kẻ khuyết chí là sự lưỡng lự, phân vân. Họ có thể mất hàng giờ để chọn mua một cây viết chì, họ có thể một đêm lần ra cửa nhiều lần xem đã gài chốt then cửa chưa. Đố với những tình huống mới của cuộc sống những người này làm sao tránh nổi thất bại.
Có những kẻ nhìn đời bằng cặp mắt yếm thế. Họ mang sắc thái bi quan phủ lên mọi vật. Họ trốn chạy hiện tại để quay về dĩ vãng và từ chối hiện thực rút vào nội tâm. Họ gặm nhấm một hối tiếc, một ân hận và dửng dưng với mọi thứ xung quanh. Sự suy sụp về tinh thần này có thể dẫn tới tự sát.
Lại có kẻ lúc nào cũng bị ám ảnh bởi một mối lo âu. Nếu sợ hãi là một phản ứng trươc một hiểm nguy có thể có thực, thì lo âu lại là phản ứng trước một hiểm nguy không có thực ở thế giới khách quan. Truyện “Kỷ nhân ưu thiên” (người nước Kỷ lo trời đổ) là một thí dụ (anh chàng người nước Kỷ này suốt ngày thắc mắc không yên nếu trời sụp đổ thì phải tránh vào đâu?).
Không những thường gặp ở trẻ con, mà ngay ở kẻ trưởng thành cũng thường có người có chứng sợ hãi vô lý như sợ khoảng trống, chỗ hẹp, sợ rắn, nhện, chuột... và con số 13.
Chúng ta ko thể đi quá sâu vào các triệu chứng của tâm bệnh dù các nhà tâm lý học hiện đại đều đồng ý các dấu hiệu sợ hãi, thiếu can đảm đều là dấu hiệu bất thường bắt nguồn từ những nguyên nhân sâu xa từ cõi tiềm thức con người.
“Thuật can đảm” ko phải là một cuốn sách bệnh học và cũng ko có tham vọng đề nghị các chữa tâm bệnh. Tác phẩm chỉ nhằm cung cấp cho độc giả hiểu biết khái quát về bản thân mình và tìm cách khắc phục những mặt có thể khắc phục được nơi cá nhân mình để mạnh dạn đương đầu với thách đố của cuộc đời.
st