Đỉnh Everest cao 29028 bộ là một thách đố đối với các nhà leo núi. Đỉnh núi này nằm giữa Tây Tạng và Nepal và là một điểm cao nhất thế giới. Ngay từ cuối thế kỷ 19 các nhà leo núi đã co tham vọng chinh phục núi này.
Nhưng đỉnh Everest cho đến 1953 vẫn tượng trưng cho thế lực bất khả chiến bại. Trước hết Everest thuộc vào một rặng núi vĩ đại nhất hoàn vũ, trải dài 2700km và rộng 350km. Trước năm 1924 người ta không hề có một chút khái niệm nào về con đường dưới làn băng tuyết có thể đưa ta tới đỉnh.
Băng tan, tuyết lở, vực sâu, vách núi thẳng đứng... không làm nản bước chân các nhà leo núi. Kẻ thù đáng sợ nhất đối với họ là sự thiếu dưỡng khí. Càng lên cao, lượng oxy càng giảm dần, từ cao độ 28000 bộ đến 29000 bộ lượng oxy chỉ còn bằng 1/3 lượng khí này ở mức nước biển. Ngoài ra là khí hậu ở Everest luôn luôn bất thường. Trong một năm chỉ có hai khoảng thời gian rất ngắn con người có thể thực hiện được công cuộc thám hiểm.
Đó là 3 tuần trước và sau thời kỳ gió mùa Mùa Hạ. Trong thời kỳ gió mùa này, gió Tây Nam thôi lên Hy Mã Lạp Sơn một lớp tuyết vừa dầy vừa mềm rất khó vượt qua. Sau thời kỳ gió mùa ngày sẽ trở nên ngắn dần, mùa bão tuyết đến và một kẻ leo núi thất bại có thể không bao giờ còn chút dấu vết lưu lại trong cái nghĩa trang lạnh lẽo, bao la đó nữa.
Đó là trường hợp hai nhà leo núi Mallory và Irvine năm 1924. Họ đã vượt tới cao độ 28230 bộ, làm lều và tiếp tục thăm dò đường lên đỉnh. Nhưng rồi họ biến mất trong lớp tuyết mênh mông trên đỉnh núi và mãi chín năm sau người ta mới tìm thấy cái rìu dùng để đẽo băng của Mallory.
Dù việc chinh phục Everest đã tốn bao nhiêu của cải và cả sinh mệnh con người trong suốt gần 2/3 thế kỷ, các nhà leo núi vẫn can đảm và cuối cùng năm 1953 đoàn thám hiểm do John Hunt dẫn đầu đã chiến thắng cao điểm này (hai người tới đỉnh đầu tiên là E. Hillary và Tenzing Norkay).
Qua thí dụ trên, ta có thể thấy rõ hành vi can đảm bao giờ cũng là hành vi đầy ý thức, sáng suốt và biểu hiện sự sáng tạo. Có những việc làm xem ra can đảm nhưng sự thực có đúng là hành vi dũng khí không hay chỉ là cử động liều lĩnh do một xúc động chi phối.
Thời Xuân Thu có ba dũng sĩ: Công Tôn Tiệp, Cổ Giả Tử và Điền Khai Cương là anh em kết nghĩa và cùng làm tướng nước Tề. Một hôm có người ở Đông Hải mang tiến vua Tề loại vạn thọ kim đào, nguyên giống ở Độ sách sơn ngoài Đông Hải.
Nhân có vua Lỗ tới thăm, vua nước Tề (Tề Cảnh Công) bèn bày tiệc bàn đào thiết đãi. Số đào trên mâm chỉ có 6 quả. Vua Lỗ và vua Tề mỗi người dùng một quả. Hai quả chia cho Thừa Tướng là Án Anh và quan đại phu Thúc Tôn Nhược.
Còn lại hai quả vua Tề ra lệnh cho các quan tự báo công để nhà vua thưởng. Công Tôn Tiệp kể lại việc giết hổ cứu giá ở Đông Sơn được thưởng một quả. Quả cuối cùng vua thưởng cho Cổ Giả Tử có công giết con giải ở sông Hoàng Hà cứu long thuyền khỏi bị vùi dưới làn sóng dữ.
Điền Khai Cương là người có công phá ải, chém trướng nhưng vì đào đã hết nên không được lãnh thưởng. Tức giận dũng sĩ này rút gươm tự vẫn vì ông nghĩ... “Xông pha tên đạn ở ngoài nghìn dặm mà không được ăn đào, chịu nhục trước mặt hai vua, để tiếng cười về mai hậu, còn mặt mũi nào mà đứng trong triều đình nữa?”
Công Tôn Tiệp, Cổ Giả Tử lấy làm thẹn trước cái chết của bạn cũng cùng rút gươm đâm cổ chết theo.
Chỉ vì một trái đào mà ba dũng sĩ uổng mạng. Cái chết của họ do nguyên nhân mặc cảm bị nhục, sợ bị người xung quanh khinh khi và bị đời sau chê cười mà ra.
Nếu họ đã từng tỏ ra can đảm trước mãnh thú, giao long và thiên binh, vạn mã thì lần này họ đã sợ hãi trước đôi mắt tha nhân. Sự sợ hãi này đã làm họ không tự chủ được và đi tìm cái chết. Hành động của họ không thể là hành động can đảm đích thực được.
Người can đảm không cần cử chỉ thừa. Đêm khuya đi qua bãi tha ma cât cao giọng hát, gặp đe dọa xắn tay áo, giậm chân, hùng hổ ra oai chưa hẳn là người có dũng khí thực sự.
Yêu Ly đời Xuân Thu chỉ là một người nhỏ bé, cử chỉ thái độ tỏ ra là một thư sinh hơn là một dũng sĩ. Thế mà Yêu Ly dám mắng Tiêu Khâu Tố, kẻ đã từng nổi tiếng ở bến Hoài Tân vì đã tử chiến với Thủy Thần hung ác.
Tiêu Khâu Tố bị nhục trước đám đông nên ban đêm xách gươm tới nhà Yêu Ly rửa hận. Yêu Ly biết trước để ngỏ cữa, rũ tóc nằm ngủ bên cửa sổ. Thấy Tiêu Khâu Tố tới, Yêu Ly cứ nằm yên chẳng lộ vẻ sợ hãi. Họ Tiêu kề gươm vào cổ Yêu Ly và kể tội:
- Nhà ngươi có ba điều đáng chết biết chưa?
Yêu Ly nói:
- Chưa biết
Tiêu Khâu Tố bảo:
- Nhà ngươi làm nhục ta trước đám đông là một điều đáng chết, khi về nhà không biết lo xa mà dám bỏ ngõ cửa là hai điều đáng chết, trông thấy ta mà không chạy trốn là ba điều đáng chết...
Yêu Ly cười mà rằng:
- Nhà ngươi có ba điều hèn đã biết hay chưa?
Tiêu Khâu Tố nói:
- Chưa biết!
Yêu Ly bảo:
- Ta làm nhục ngươi trước đám đông mà ngươi không dám nói lại là một điều hèn, vào nhà ta lén lút như quân trộm cướp là hai điều hèn, lại dùng gươm kề vào cổ ta mới dám kể tội ta là ba điều hèn...
Tiêu Khâu Tố rút gươm lại và than rằng:
- Ta chỉ là kẻ vũ dũng. Còn Yêu Ly mới là người can đảm.
Nói xong đâm cổ tự vẫn.
Một việc làm can đảm không hẳn là một việc phi thường. Một người giữ hải đăng trên đảo vắng, đêm ngày làm bạn với sóng biển với hải âu, một người nông dân suốt đời cặm cụi trên luống cày hay một người công nhân ở một khâu của dây chuyền sản xuất làm việc hết ngày này sang ngày khác... đều thể hiện được đức can đảm.
ST
Nhưng đỉnh Everest cho đến 1953 vẫn tượng trưng cho thế lực bất khả chiến bại. Trước hết Everest thuộc vào một rặng núi vĩ đại nhất hoàn vũ, trải dài 2700km và rộng 350km. Trước năm 1924 người ta không hề có một chút khái niệm nào về con đường dưới làn băng tuyết có thể đưa ta tới đỉnh.
Băng tan, tuyết lở, vực sâu, vách núi thẳng đứng... không làm nản bước chân các nhà leo núi. Kẻ thù đáng sợ nhất đối với họ là sự thiếu dưỡng khí. Càng lên cao, lượng oxy càng giảm dần, từ cao độ 28000 bộ đến 29000 bộ lượng oxy chỉ còn bằng 1/3 lượng khí này ở mức nước biển. Ngoài ra là khí hậu ở Everest luôn luôn bất thường. Trong một năm chỉ có hai khoảng thời gian rất ngắn con người có thể thực hiện được công cuộc thám hiểm.
Đó là 3 tuần trước và sau thời kỳ gió mùa Mùa Hạ. Trong thời kỳ gió mùa này, gió Tây Nam thôi lên Hy Mã Lạp Sơn một lớp tuyết vừa dầy vừa mềm rất khó vượt qua. Sau thời kỳ gió mùa ngày sẽ trở nên ngắn dần, mùa bão tuyết đến và một kẻ leo núi thất bại có thể không bao giờ còn chút dấu vết lưu lại trong cái nghĩa trang lạnh lẽo, bao la đó nữa.
Đó là trường hợp hai nhà leo núi Mallory và Irvine năm 1924. Họ đã vượt tới cao độ 28230 bộ, làm lều và tiếp tục thăm dò đường lên đỉnh. Nhưng rồi họ biến mất trong lớp tuyết mênh mông trên đỉnh núi và mãi chín năm sau người ta mới tìm thấy cái rìu dùng để đẽo băng của Mallory.
Dù việc chinh phục Everest đã tốn bao nhiêu của cải và cả sinh mệnh con người trong suốt gần 2/3 thế kỷ, các nhà leo núi vẫn can đảm và cuối cùng năm 1953 đoàn thám hiểm do John Hunt dẫn đầu đã chiến thắng cao điểm này (hai người tới đỉnh đầu tiên là E. Hillary và Tenzing Norkay).
Qua thí dụ trên, ta có thể thấy rõ hành vi can đảm bao giờ cũng là hành vi đầy ý thức, sáng suốt và biểu hiện sự sáng tạo. Có những việc làm xem ra can đảm nhưng sự thực có đúng là hành vi dũng khí không hay chỉ là cử động liều lĩnh do một xúc động chi phối.
Thời Xuân Thu có ba dũng sĩ: Công Tôn Tiệp, Cổ Giả Tử và Điền Khai Cương là anh em kết nghĩa và cùng làm tướng nước Tề. Một hôm có người ở Đông Hải mang tiến vua Tề loại vạn thọ kim đào, nguyên giống ở Độ sách sơn ngoài Đông Hải.
Nhân có vua Lỗ tới thăm, vua nước Tề (Tề Cảnh Công) bèn bày tiệc bàn đào thiết đãi. Số đào trên mâm chỉ có 6 quả. Vua Lỗ và vua Tề mỗi người dùng một quả. Hai quả chia cho Thừa Tướng là Án Anh và quan đại phu Thúc Tôn Nhược.
Còn lại hai quả vua Tề ra lệnh cho các quan tự báo công để nhà vua thưởng. Công Tôn Tiệp kể lại việc giết hổ cứu giá ở Đông Sơn được thưởng một quả. Quả cuối cùng vua thưởng cho Cổ Giả Tử có công giết con giải ở sông Hoàng Hà cứu long thuyền khỏi bị vùi dưới làn sóng dữ.
Điền Khai Cương là người có công phá ải, chém trướng nhưng vì đào đã hết nên không được lãnh thưởng. Tức giận dũng sĩ này rút gươm tự vẫn vì ông nghĩ... “Xông pha tên đạn ở ngoài nghìn dặm mà không được ăn đào, chịu nhục trước mặt hai vua, để tiếng cười về mai hậu, còn mặt mũi nào mà đứng trong triều đình nữa?”
Công Tôn Tiệp, Cổ Giả Tử lấy làm thẹn trước cái chết của bạn cũng cùng rút gươm đâm cổ chết theo.
Chỉ vì một trái đào mà ba dũng sĩ uổng mạng. Cái chết của họ do nguyên nhân mặc cảm bị nhục, sợ bị người xung quanh khinh khi và bị đời sau chê cười mà ra.
Nếu họ đã từng tỏ ra can đảm trước mãnh thú, giao long và thiên binh, vạn mã thì lần này họ đã sợ hãi trước đôi mắt tha nhân. Sự sợ hãi này đã làm họ không tự chủ được và đi tìm cái chết. Hành động của họ không thể là hành động can đảm đích thực được.
Người can đảm không cần cử chỉ thừa. Đêm khuya đi qua bãi tha ma cât cao giọng hát, gặp đe dọa xắn tay áo, giậm chân, hùng hổ ra oai chưa hẳn là người có dũng khí thực sự.
Yêu Ly đời Xuân Thu chỉ là một người nhỏ bé, cử chỉ thái độ tỏ ra là một thư sinh hơn là một dũng sĩ. Thế mà Yêu Ly dám mắng Tiêu Khâu Tố, kẻ đã từng nổi tiếng ở bến Hoài Tân vì đã tử chiến với Thủy Thần hung ác.
Tiêu Khâu Tố bị nhục trước đám đông nên ban đêm xách gươm tới nhà Yêu Ly rửa hận. Yêu Ly biết trước để ngỏ cữa, rũ tóc nằm ngủ bên cửa sổ. Thấy Tiêu Khâu Tố tới, Yêu Ly cứ nằm yên chẳng lộ vẻ sợ hãi. Họ Tiêu kề gươm vào cổ Yêu Ly và kể tội:
- Nhà ngươi có ba điều đáng chết biết chưa?
Yêu Ly nói:
- Chưa biết
Tiêu Khâu Tố bảo:
- Nhà ngươi làm nhục ta trước đám đông là một điều đáng chết, khi về nhà không biết lo xa mà dám bỏ ngõ cửa là hai điều đáng chết, trông thấy ta mà không chạy trốn là ba điều đáng chết...
Yêu Ly cười mà rằng:
- Nhà ngươi có ba điều hèn đã biết hay chưa?
Tiêu Khâu Tố nói:
- Chưa biết!
Yêu Ly bảo:
- Ta làm nhục ngươi trước đám đông mà ngươi không dám nói lại là một điều hèn, vào nhà ta lén lút như quân trộm cướp là hai điều hèn, lại dùng gươm kề vào cổ ta mới dám kể tội ta là ba điều hèn...
Tiêu Khâu Tố rút gươm lại và than rằng:
- Ta chỉ là kẻ vũ dũng. Còn Yêu Ly mới là người can đảm.
Nói xong đâm cổ tự vẫn.
Một việc làm can đảm không hẳn là một việc phi thường. Một người giữ hải đăng trên đảo vắng, đêm ngày làm bạn với sóng biển với hải âu, một người nông dân suốt đời cặm cụi trên luống cày hay một người công nhân ở một khâu của dây chuyền sản xuất làm việc hết ngày này sang ngày khác... đều thể hiện được đức can đảm.
ST