Các bệnh thường gặp và những điều cần nhớ khi đi bơi

thethaotamchinh

New member
Xu
0
Đi bơi vào mùa hè để giải tỏa cái nắng nóng là nhu cầu bức thiết của mọi người, nhất là khi nhiệt độ trái đất càng ngày càng nóng lên. Nhưng để đảm bảo vừa vui chơi thoải mái, vừa đảm bảo sức khỏe cho mình và người thân trong nhà thì những kiến thức về bơi lội như các bệnh thường gặp, hay những điều cần lưu ý khi đi bơi chúng ta cũng phải nắm rõ.

các-bệnh-thường-gặp-khi-đi-bơi.jpg

1. Các bệnh thường gặp khi đi bơi
Viêm kết mạc

Viêm kết mạc là căn bệnh gặp phổ biến nhất khi bơi lội, nhất là khi hồ bơi quá tải, tình trạng tiệt trùng nước hồ bơi không đạt vệ sinh. Sau khi đi bơi về nếu xuất hiện mắt đỏ, ra gỉ nhiều, ngứa, chảy nước mắt… đây là những dấu hiệu đầu tiên của viêm kết mạc và người bệnh nên đi khám ngay lập tức
Ngoài bệnh viêm kết mạc, việc bơi lội trong môi trường nước không đảm bảo cũng làm tăng cơ hội lây nhiễm của một loại vi khuẩn có tên là chalamydia cùng họ với vi khuẩn gây ra bệnh mắt hột. Vi khuẩn này có thể từ bộ phận sinh dục lây vào mắt hoặc từ mắt sang mắt. Khi mắc bệnh viêm kết mạc bể bơi việc điều trị phải tuân thủ kiên trì theo chỉ định của bác sĩ để tránh xảy ra những biến chứng đáng tiếc.
Còn nếu mắt bị kích ứng, khô mắt, xót... đó là do nước hồ bơi chưa được xử lý kỹ. Tình trạng này thường gặp ở các hồ bơi trong nhà, do kín cộng với khí clo trong nước hồ bơi có thể là tác nhân gây tình trạng này. Tình trạng này gặp rất phổ biến và xử lý khá đơn giản, mùa hè nên chọn bể bơi ngoài trời và rửa mắt nước muối sau khi bơi.
Để phòng các bệnh mắt nói chung, ngoài việc lựa chọn bể bơi đảm bảo an toàn, khi đi bơi, mọi người luôn nhớ mang theo kính bơi bảo vệ mắt khi bơi và thực hiện khâu vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý.
Viêm mũi dị ứng, viêm xoang
Nhiều người rất dễ bị lên kịch phát bởi những dị nguyên như phấn hoa, khói bụi, lông thú vật, mùi lạ, hoá chất tẩy rửa…
Trong khi đó, sử dụng một lượng chất khử trùng lớn. Nếu bị dị ứng với các hoá chất tẩy rửa, khi đi bơi, bệnh nhân có tiền sử viêm mũi, viêm xoang có thể tái phát bệnh rất nhanh.
Vì vậy, sau khi đi bơi, nếu thấy đường mũi khó thở kèm theo các biểu hiện khịt, khạc, xì ra nước mũi trong, mũi màu vàng xanh, mùi hôi tanh, nước mũi chảy xuống họng và kèm theo ho thì đó là dấu hiệu của viêm mũi dị ứng, viêm xoang bị tái phát. Lúc này, nên đưa bệnh nhân hãy đến bác sỹ để được tư vấn dùng thuốc.
Khô tóc, sạm da

toc-kho-cưng-sau-khi-boi.jpg

Đây là vấn đề gặp rất phổ biến ở chị em phụ nữ bởi họ nhận thấy rõ ràng sự xuống sắc của da, tóc khi đi bơi.
Nguyên nhân la do nước hồ bơi có chứa clo tiệt trùng và hóa chất này là tác nhân gây khô tóc, sạm da.
Do vậy, cần chọn bể bơi có chất lượng nước đảm bảo. Khi tắm hồ bơi lên, phải tắm lại thật sạch bằng sữa tắm và bôi kem dưỡng ẩm nếu không da sẽ khô, mốc thếch. Tóc cũng cần gội, xả, sấy khô và bôi dưỡng để tránh tình trạng sờ vào tóc thấy cứng như... cọng rơm.
Ngoài ra tắm hồ bơi khi thời tiết nắng nóng cũng là nguyên nhân gây cháy da. Vì thế cần lưu ý khi xuống bơi vẫn duy trì bôi kem chống nắng không trôi dưới nước để phòng nguy cơ này.
2. Điều cần nhớ khi đi bơi
- Nên súc miệng bằng nước sạch ngay khi lên bờ vì hóa chất trong nước bể bơi lỡ uống phải dễ hủy hoại men răng. Đi bơi về dễ mắc các bệnh đau mắt đỏ, khô mắt, đỏ mắt, viêm tai mũi họng... - -- Nếu thấy mắt, tai có triệu chứng bất thường cần đi khám ngay.
- Lúc bơi lội, thân thể dễ bị va chạm, xây xước nhẹ, virus, nấm, bệnh ngoài da dễ xâm nhập... nên cần vệ sinh da sạch bằng xà phòng, sữa tắm có độ kiềm cao để tránh bệnh da liễu.
- Khi bị mắc các bệnh phụ khoa không nên đi tắm tại các bể bơi công cộng.
- Không nên tắm bể bơi quá đông người và tránh nên đi vào các ngày lễ.
- Nên mang theo các dụng cụ bơi lội như kính bơi, mũ bơi, phao bơi, áo bơi, bịt tai để bảo vệ cho cơ thể mình
Vệ sinh tai sau khi bơi
Tai là bộ phận rất dễ bị viêm nhiễm đối với những người yêu thích môn thể thao bơi lội. Nước cộng với vi khuẩn xâm nhập vào bên trong tai chính là “thủ phạm” khiến tai bị viêm, nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể biến chứng sang viêm tai giữa và nhiều rắc rối khác.
Vì thế sau khi đi bơi bạn nên vệ sinh tai sạch sẽ bằng cách lau khô và dùng bông tai thấm khô nước trong tai để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.
Tắm gội ngay sau khi đi bơi
Hóa chất cũng có thể khiến cho da bị khô do những hệ lụy của nó, vậy nên cần tắm gội lại ngay sau khi bơi xong bằng nước thường và xà bông.
Bằng cách này bạn sẽ hạn chế được tối đa nguy cơ ảnh hưởng mặt trái của nước bể bơi với da và tóc.
Chăm sóc “vùng kín” kỹ càng
Vùng kín là cơ quan cần nhận được từ bạn sự chăm sóc chu đáo và cẩn thận nhất là sau khi tiếp xúc với nước bể bơi, chúng rất có nguy cơ bị “tấn công” bởi hóa chất, vi khuẩn, virus và những mầm bệnh ẩn họa.
Vậy nên cần “tắm, gội” vùng kín cẩn thận có thể sử dụng thêm dung dịch vệ sinh có hoạt tính dịu nhẹ để “tẩy” sạch những mầm họa đe dọa.
Đặc biệt với chị em đang trong kỳ đèn đỏ, hoặc trước và sau kỳ đèn đỏ 3 ngày, hay đang điều trị viêm nhiễm phụ khoa thì không nên đi bơi.
Không nên ăn quá no sau khi đi bơi
Bơi lội là quá trình vận động các cơ, bắp thịt và mọi bộ phận trong cơ thể, ngoài ra bơi lội cũng là môn thể thao giúp bạn gìn giữ vóc dáng chuẩn do tiêu hao được một lượng lớn năng lượng trong cơ thể vì thế sau khi đi bơi bạn thường có cảm giác đói bụng là điều dễ hiểu.
Thế nhưng đừng nên ăn uống lấp đầy 100% cái bụng rỗng của bạn vì nó sẽ khiến cho bạn dễ bị tăng cân, béo phì nhất là trong giai đoạn giảm cân.
Lời khuyên dành cho bạn là chỉ nên ăn nhẹ sau khi đi bơi, nên ưu tiên các món ăn chế biến từ rau, củ, quả thay vì các món ăn chế biến từ đạm, thit, chất béo, tinh bột, đồ ăn nhanh.
Đừng quên uống nước
Cũng như các hoạt động thể thao khác, trước và sau khi bơi nhớ phải bổ sung lượng nước cho cơ thể. Bạn không nên nghĩ bốn bề đều là nước cơ thể không rơi vào tình trạng mất nước.
Chăm sóc cơ thể sau khi bơi
Những hóa chất cùng các chất bẩn từ bể bơi có thể gây ra rất nhiều tác hại cho cơ thể. Điển hình, nó dẫn đến nhiều căn bệnh về tai, mắt, mũi, các bệnh phụ khoa… Không những thế, chúng ta còn phải đối mặt với nguy cơ ảnh hưởng xấu tới da và tóc.
Chính vì vậy, ngay sau khi đi bơi, các bạn cần chú ý tắm gội sạch sẽ, làm sạch tai bằng bông tăm, nhỏ thuốc dưỡng mắt, sử dụng dung dịch vệ sinh để làm sạch vùng kín… Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng các biện pháp dưỡng da và tóc như dùng dầu xả làm mềm tóc, sử dụng mặt nạ dưỡng.
Những việc cần làm với thai phụ sau khi bơi
- Phải tắm rửa lại sạch sẽ, nhưng tuyệt đối không nên tắm hơi.
- Bơi xong nên đi tiểu tiện ngay để phòng viêm âm đạo.
- Nhỏ thuốc nhỏ mắt để tránh lây nhiễm vi khuẩn.
- Sau khi bơi nhiệt độ cơ thể xuống thấp, nên chú ý giữ ấm và bổ sung lượng nước kịp thời.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top