CA TRÙ một thể loại âm nhạc dân gian VN

Tamduongkhach

New member
Xu
0
CA TRÙ (còn gọi là hát ả đào, hát nói...) là một thể loại âm nhạc dân gian VN được Unesco công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Bản thân người viết rất yêu thích ca trù nên tuy chưa có dịp 'cầm chầu thưởng khúc' như các cụ xưa nhưng cũng để tâm tìm hiểu và tập tành viết vài bài chơi.

Trong phạm vi bài này ko nói đến hình thức diễn xướng và thưởng thức ca trù cũng ko nói về LS tồn tại và phát triển của loại hình nghệ thuật độc đáo này. Chỉ xin lạm bàn về nội dung và hình thức của một bài ca trù

Bài ca trù cũng như 1 bài văn.
Bắt đầu bằng 1 đoạn 'mưỡu' thường là 2 câu (mưỡu đơn) hoặc 4 câu (mưỡu kép) thơ lục bát, tương tự như đề bài văn
Tiếp theo là 1 câu 4 chữ có tác dụng đặt vấn đề một cách khái quát
Sau đó là 2,4 câu hát nói dùng các luận chứng, điển tích để minh hoạ vấn đề (thường là câu 8 chữ)
2 câu hát chữ (thường là thất ngôn, cổ thi hay tự sáng tác bằng chữ Hán) như một tiểu kết vấn đề được nêu ra
Phần giải quyết vấn đề (cũng thường có 2,4 câu) nêu ý tưởng của mình. Phần này thể thức thường khá phóng khoáng có thể 8,9, 10... chữ 1 câu, có thể 1 câu 3,4 ý (gối hạc) có thể thêm câu (dôi khổ) nếu chưa nói hết ý
Cuối cùng là câu 'chốt hạ' KL vấn đề (câu hãm-thường 6 chữ)
Đây là khuôn khổ chung cũng có thể khác tuỳ tác giả

Theo thiển ý vì có nhạc điệu, biểu đạt được tâm tình trong một thể thức ko gò bó nghiêm ngặt như thơ Đường và lại được các đào nương xinh đẹp ngâm nga nên các cụ ta yêu thích món này như vậy. Giá mà người viết cũng được cắp tráp đi theo các cụ thì tốt quá

Đây là bài ca trù của tác giả Dương Khuê

Hồng hồng tuyết tuyết
Mới ngày nào còn chưa biết cái chi chi
Mười lăm năm thấm thoắt có xa gì
Ngoảnh mặt lại đã đến kì tơ liễu
Ngã lãng du thời quân thượng thiếu
Quân kim hứa gi
á ngã thành ông
Cười cười nói nói thẹn thùng
Mà bạch phát với hồng nhan chừng ái ngại
Riệng một thú thanh sơn đi lại
Khéo ngây ngây dại dại với tình
Đàn ai một tiếng dương tranh
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Thú Hương sơn (Chu Mạnh Trinh)

Bầu trời cảnh Bụt
Thú Hương sơn ao ước bấy lâu nay
Kìa non non, nước nước, mây mây
Đệ nhất động hỏi là đây có phải
Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái
Lững lờ khe Yến cá nghe kinh
Vẳng tai nghe một tiếng chày kình
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng
Này suối Giải oan, này đền Cửa võng
Này am Phật tích nọ động Tuyết kinh
Nhác trông lên ai khéo vẽ hình
Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt
Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt
Chập trùng mấy lối cuốn thang mây
Chừng giang san còn đợi ai đây
Hay tạo hóa đã ra tay xếp đặt
Lần tràng hạt niệm Nam mô Phật
Cửa từ bi công đức biết là bao
Càng trông phong cảnh càng yêu
 
Dương Khuê, Chu Mạnh Trinh tuy là nhà nho tài tử nhưng vẫn chưa phóng khoáng lắm nên mấy bài hát trên vẫn nằm trong lề luật
Chúng ta có thể so sánh với các bài của Tú Xương có sự phá cách (bớt khổ, dôi khổ, câu gối hạc...)

Nhập thế cục bất khả vô văn tự
Chẳng hay ho cũng nắn nót một bài
Huống chi mình đã đỗ tú tài
Thì tết đến cũng phải có một vài câu đối
Đối rằng:
Cực nhân gian chi phẩm giá phong nguyệt tình hoài
Tối thế thượng chi phong lưu giang hồ khí cốt

Viết vào giấy dán ngay lên cột
Hỏi mẹ mày rằng dốt hay hay?
"Rằng hay thì thật là hay
Chẳng hay sao lại đỗ ngay tú tài
Xưa nay tôi vẫn chịu ngài"


Phong lưu nhất ai bằng chú Mán
Trong anh em chúng bạn kém thua xa
Thời buổi loạn li bốn bể không nhà
Răng ko chải, vợ ko lấy, lụa là ko mặc
Mán chỉ làm đủ tiền tiêu vặt
Khi cà phê, khi nước đá, khi thuốc lá, khi đủng đỉnh ngồi xe
Sự đời Mán chẳng buồn nghe
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top