Một điều hơi lạ, trong việc đào luyện con người, người ta không mấy quan tâm đến môn tâm lý học. Trong chương trình học vấn, người ta không đếm xỉa đến nó hoặc chỉ dạy phớt qua. Có lẽ người ta nghĩ rằng những lớp triết học mà một số ít sinh viên ban trung học có dịp theo đuổi, là những hành lý đầy đủ để họ xông pha trên trường đời. Ngoài ra người ta phó thác họ cho đời chỉ dạy.
Theo ý kiến một vài nhà giáo dục, chúng ta nhồi nhét vào trí óc của trẻ em quá nhiều tri thức. Chúng ta muốn nhào nặn khối óc của chúng trở thành một bộ bách khoa toàn thư “sống”, nhưng chúng ta quên dạy chúng cái khoa học cốt yếu, quên trao cho chúng cái chìa khóa có thể mở các cánh cửa: tâm lý học.
Ngoại trừ bị giam hãm suốt đời trong một phòng thí nghiệm hoặc trong một xưởng máy, chúng ta luôn luôn cần nhờ đến người khác để áp dụng những điều hiểu biết của mình hoặc đối phó với sự thờ ơ, ghét vơ của họ.
Nên chúng ta dốt đặc về tâm lý học, nếu chúng ta không hiểu về những định luật bất dịch chi phối những thị dục của con người, nếu chúng ta không đặng dẫn dắt bởi những chân lý đã từng thí nghiệm, thì với hiểu biết của chúng ta rất có thể đưa chúng ta tới thất bại. Chúng ta có thể nói không sợ lầm rằng: sự hiểu biết của mọi người có đắc dụng chăng là tùy thuộc sự thấu đáo về tâm lý của họ.
Kiến nghiệm và khoa học:
Đành rằng, kinh nghiệm của sự đời cũng có thể giúp chúng ta nhận xét để hiểu biết người. Thường gần gũi với người đồng loại, chúng ta có thể phán đoán về họ, nếu chúng ta có chút ít khả năng về việc đánh giá con người.
Nhưng chúng ta đừng lầm lộn việc áp dụng thực tiễn một khoa học với khảo cứu những nguyên tắc của nó. Cái kinh nghiệm chúng ta thâu rút khi chung đụng với đời có thể hợp thành một phương pháp kinh nghiệm. (Phương pháp kinh nghiệm là phương pháp chỉ được căn cứ vào những kinh nghiệm, không chịu tìm hiểu nguyên do, khác với phương pháp thực nghiệm căn cứ trên những thí nghiệm khoa học. Thí dụ Đông y dựa vào phương pháp kinh nghiệm và Tây y sau khi trải qua giai đoạn kinh nghiệm, đã tiến đến giai đoạn thực nghiệm). Dù không có ý khinh rẻ phương pháp kinh nghiệm, chúng ta cũng phải nhận thấy nó có lắm bất tiện. Muốn dùng đặng nó chúng ta phải trả một giá khá đắt: phải trải qua những lỗi lầm, đau thương, phải mất bao nhiêu thời giờ, bao nhiêu cố gắng. Đó là chưa kể muốn áp dụng đặng những kinh nghiệm ấy chúng ta phải có đôi chút khả năng thiên nhiên; trái lại, phương pháp thực nghiệm căn cứ trên những nền tảng khoa học có thể giúp ích cho một số đông người có những khả năng tầm thường.
Ở ngoài đời, chúng ta đã từng thấy có người văn hóa rất kém (mà chúng tôi đã đặt cho họ cái tên hơi bất công là “những người sơ đẳng”) đã chiếm đặng những địa vị khả quan trong xã hội. Có nên vì đó mà kết luận rằng văn hóa không cần thiết để thành công?
Có lắm tay ngang thiếu học chuyên môn những cũng cạy cục rất tài để có thể ráp nỗi một bộ máy vô tuyến truyền thanh rắc rối. Tuy không biết qua về lý thuyết nhưng nhờ có mó tay vào thực hành nên họ cũng có thể bàn về “tần số”, về “cuộn xen”, về “máy phát sóng”… một cách khá rành rẽ. Có phải vì thế mà chúng ta nên cho rằng muốn học về vô tuyến điện không cần phải học qua phần lý thuyết? Chắc chắn là không ai sẽ nghĩ như thế, vì ai ai cũng thấy rõ, một tay ngang thiếu cơ sở khoa học mà ráp nổi bộ máy truyền thanh ấy, ắt đã mất bao nhiêu thì giờ, bao nhiêu dọ dẫm và bao nhiêu nhẫn nại mới có thể đạt đến đích, đó là chưa kể hắn phải có nhiều tài quan sát. Một kỹ sư điện học, trái lại chỉ cần vài giờ suy nghĩ là có thể ráp xong máy ấy nhờ áp dụng những hiểu biết về lý thuyết mà ông ta đã thu thập được khi học ở trường.
Biết người:
Bí quyết của thành công, trong đời sống cũng như doanh nghiệp gồm hai chữ “Biết Người”. Ở đây chúng ta không nên hiểu hai chữ “thành công” với cái nghĩa hẹp hòi là thâu đoạt được nhiều tiền của, nhiều danh vọng, mà nên hiểu rộng là sự tiến bộ về tri thức cũng như về vật chất, là sự hoàn thành một cách hợp lý cái nhiệm vụ mà đời sống đã vạch cho mình.
Một người bán hàng, một thương gia dù sẵn có nhiều khả năng thể chất hoạt động tâm thần cũng chưa ắt đã dễ thành công nếu họ thiếu đức mẫn tiệp, thiếu hiểu biết về tâm lý học để có thể gợi sự thèm thuồng của khách hàng.
Một kỹ sư khôi nguyên ở trường bách khoa xuất thân rất có thể thất bại trong những công trình của mình, nếu họ không biết gì về cá tính của những nhân viên làm việc dưới tay họ.
Một doanh nghiệp có thể suy sụp dù rằng được điều khiển bởi một viên giám đốc có tài, nếu ông ta lầm lỗi trong việc tuyển chọn những nhân viên cần thiết giúp ông ta làm tròn nhiệm vụ.
Một tay cuộc chê đi chào mời khách hàng bảo hiểm nhân mạng, dù rằng có biết rõ sự ích lợi về mặt xã hội của việc bảo hiểm, cũng chưa ắt đã có thể khuyến dụ khách hàng ký hợp đồng nếu hắn không biết cách trình bày những lý lẽ một cách khéo léo để cho khách hàng gật đầu.
Một người có thể có tài viết văn, nhưng làm báo lại rất dở nếu họ không hiểu tâm lý quần chúng. Một họa sĩ dù có sẵn thiên tư cũng cần thấu đáo cá tính của người mẫu mới mong đạt được sắc diện của người ấy nổi. Một nghị sĩ phải thấu hiểu cử tri của mình. Một trạng sư: những thân chủ của mình. Một y sĩ: những bệnh nhân của mình. Một sĩ quan: những quân sĩ của mình. Một vị thuyền trưởng: đoàn thủy thủ của mình. Chỉ có nhân viên thu thuế là… không cần hiểu những tên dân đen.
Trong đời sống thực tiễn, những cuộc xào xáo trong gia đình, những xích mích giữa bạn bè, những bất mãn do người giúp việc bất tín gây ra, những thất vọng về đường tình duyên thường có nguyên do bởi sự dốt nát về tâm lý học.
Như chúng ta đã thấy, bất luận trong ngành sinh hoạt nào, chúng ta cũng cần biết rõ cá tính của những người mà chúng ta có liên lạc gần hay xa.
Nghiên cứu về tâm lý học chẳng những giúp ích chúng ta rất nhiều trong phạm vi chức nghiệp, ngoài ra nó còn giúp chúng ta thâu đoạt nhiều kết quả thiết thực trên đường giao thiệp.
Ngày nay, tâm lý học là một khoa học có thể truyền dạy cũng như bao nhiêu khoa học khác. Với một bộ óc thông minh trung bình người ta cũng có thể học và hiểu nó. Nó cũng không bắt buộc người học phải có số vốn về triết học. Nó căn cứ trên những yếu chỉ và những nguyên tắc có lẽ còn giản dị hơn môn hình học hoặc vật lý học. Người đã có một cơ sở tâm lý học sẽ dễ mà rút tỉa những cái hay trong mớ kinh nghiệm mà đời sống sẽ đưa đến cho họ sau này. Họ sẽ dễ thông cảm, mau hiểu người đồng loại hơn cũng như viên kỹ sư điện học dễ mò ra những bí quyết của vô tuyến điện hơn một tay ngang chỉ dựa vào mớ kinh nghiệm.
Lối văn “triết học”:
Nói cho đúng, việc đọc sách khảo cứu về tâm lý học thường dễ làm cho người dù hiếu học đến đâu cũng đâm ra chán nản. Nản vì “lối văn triết học” mà phần nhiều tác giả sách này quen dùng, lối văn mà A. Abalat đã chỉ trích gắt gao trong mấy tác phẩm bàn về nghệ thuật viết văn. Kể ra “lối văn triết học” này có thể so sánh với “lối văn sở cẩm” mà André Thérive đã từng chế giễu. Và có khi nó còn tệ hơn, vì trong lối văn sau này, những danh từ dùng sai nghĩa song người ta còn có thể đoán được chứ đọc “lối văn triết học” thì chẳng khác gì đọc sấm ký, bởi tác giả thường khéo che đậy một cái trống không to tướng dưới một lớp danh từ khúc mắc có vẻ khoa học.
Đành rằng văn của Bergson (Nhà triết học Ly Lạp) cũng tối mò song ít ra chúng ta còn thưởng thức đặng cách bố trí chặt chẽ những ức thuyết rất tân kỳ của ông. Dù vậy, tôi cũng mạn phép trách ông điều này là ông đã không biết làm cho một người chỉ có óc thông minh trung bình hiểu đặng tư tưởng ông. Muốn hiểu ông, phải đọc qua những sách diễn giải tư tưởng ông.
Tôi vốn nghi kỵ những lối văn chuyên môn dành riêng cho từng khoa học. Vì người ta rất dễ lạm dụng nó để lòe đời và như vậy người ta chỉ cần học qua một mớ thuật ngữ là có thể bàn đến nhiều vấn đề vô lý dưới cái vẻ sành sỏi.
Anatole France nói rất đúng: “Sự dốt nát sở dĩ có là do trong ngôn ngữ chúng ta còn lắm danh từ nghĩa không được đích xác”.
Trong quyển “Luận Về Trí Năng Con người” nhà đại tư tưởng Locke đã nói: “Muốn cho người ta thâu nhận những chủ nghĩa phi lý hoặc kỳ hoặc, không có cách gì hay bằng bao phủ những lý thuyết ấy dưới một lớp danh từ tối nghĩa, mù mờ hoặc không định rõ nghĩa”.
Tôi tin rằng người ta có thể bàn giải nhiều vấn đề mắc mỏ bằng một lối văn thông thường, với những danh từ thông dụng, chỉ dùng đến những thuật ngữ khi chúng ta không tìm thấy trong ngôn ngữ thông thường một danh từ tương đương và nếu phải dùng đến một danh từ chuyên khoa ít ra chúng ta phải định nghĩa nó cho rành mạch.
Đó cũng là quy tắc mà chúng tôi cố gắng theo khi soạn ra sách này. Chúng tôi được sung sướng nếu tất cả bạn đọc đều có thể hiểu chúng tôi, dù là người chỉ có sức học cơ sở sơ học.
Có cần gì phải nói không phải một khi gấp quyển sách này lại mà quý bạn đọc đã trở thành một nhà tâm lý sành sỏi.
Việc dọ dẫm, khảo xét cá tính con người là một công việc tế nhị vì mỗi con người là mỗi trường hợp riêng biệt.
Nhưng muốn giải đáp bài toán, ít ra cần phải biết những định lý căn bản. Đây chỉ là một mớ tài liệu về khoa học của tâm hồn mà chúng tôi ước mong rằng nó sẽ giúp cho những ai muốn tìm hiểu bài giải về cá tính con người.
Theo Phạm Cao Tùng
Theo ý kiến một vài nhà giáo dục, chúng ta nhồi nhét vào trí óc của trẻ em quá nhiều tri thức. Chúng ta muốn nhào nặn khối óc của chúng trở thành một bộ bách khoa toàn thư “sống”, nhưng chúng ta quên dạy chúng cái khoa học cốt yếu, quên trao cho chúng cái chìa khóa có thể mở các cánh cửa: tâm lý học.
Ngoại trừ bị giam hãm suốt đời trong một phòng thí nghiệm hoặc trong một xưởng máy, chúng ta luôn luôn cần nhờ đến người khác để áp dụng những điều hiểu biết của mình hoặc đối phó với sự thờ ơ, ghét vơ của họ.
Nên chúng ta dốt đặc về tâm lý học, nếu chúng ta không hiểu về những định luật bất dịch chi phối những thị dục của con người, nếu chúng ta không đặng dẫn dắt bởi những chân lý đã từng thí nghiệm, thì với hiểu biết của chúng ta rất có thể đưa chúng ta tới thất bại. Chúng ta có thể nói không sợ lầm rằng: sự hiểu biết của mọi người có đắc dụng chăng là tùy thuộc sự thấu đáo về tâm lý của họ.
Kiến nghiệm và khoa học:
Đành rằng, kinh nghiệm của sự đời cũng có thể giúp chúng ta nhận xét để hiểu biết người. Thường gần gũi với người đồng loại, chúng ta có thể phán đoán về họ, nếu chúng ta có chút ít khả năng về việc đánh giá con người.
Nhưng chúng ta đừng lầm lộn việc áp dụng thực tiễn một khoa học với khảo cứu những nguyên tắc của nó. Cái kinh nghiệm chúng ta thâu rút khi chung đụng với đời có thể hợp thành một phương pháp kinh nghiệm. (Phương pháp kinh nghiệm là phương pháp chỉ được căn cứ vào những kinh nghiệm, không chịu tìm hiểu nguyên do, khác với phương pháp thực nghiệm căn cứ trên những thí nghiệm khoa học. Thí dụ Đông y dựa vào phương pháp kinh nghiệm và Tây y sau khi trải qua giai đoạn kinh nghiệm, đã tiến đến giai đoạn thực nghiệm). Dù không có ý khinh rẻ phương pháp kinh nghiệm, chúng ta cũng phải nhận thấy nó có lắm bất tiện. Muốn dùng đặng nó chúng ta phải trả một giá khá đắt: phải trải qua những lỗi lầm, đau thương, phải mất bao nhiêu thời giờ, bao nhiêu cố gắng. Đó là chưa kể muốn áp dụng đặng những kinh nghiệm ấy chúng ta phải có đôi chút khả năng thiên nhiên; trái lại, phương pháp thực nghiệm căn cứ trên những nền tảng khoa học có thể giúp ích cho một số đông người có những khả năng tầm thường.
Ở ngoài đời, chúng ta đã từng thấy có người văn hóa rất kém (mà chúng tôi đã đặt cho họ cái tên hơi bất công là “những người sơ đẳng”) đã chiếm đặng những địa vị khả quan trong xã hội. Có nên vì đó mà kết luận rằng văn hóa không cần thiết để thành công?
Có lắm tay ngang thiếu học chuyên môn những cũng cạy cục rất tài để có thể ráp nỗi một bộ máy vô tuyến truyền thanh rắc rối. Tuy không biết qua về lý thuyết nhưng nhờ có mó tay vào thực hành nên họ cũng có thể bàn về “tần số”, về “cuộn xen”, về “máy phát sóng”… một cách khá rành rẽ. Có phải vì thế mà chúng ta nên cho rằng muốn học về vô tuyến điện không cần phải học qua phần lý thuyết? Chắc chắn là không ai sẽ nghĩ như thế, vì ai ai cũng thấy rõ, một tay ngang thiếu cơ sở khoa học mà ráp nổi bộ máy truyền thanh ấy, ắt đã mất bao nhiêu thì giờ, bao nhiêu dọ dẫm và bao nhiêu nhẫn nại mới có thể đạt đến đích, đó là chưa kể hắn phải có nhiều tài quan sát. Một kỹ sư điện học, trái lại chỉ cần vài giờ suy nghĩ là có thể ráp xong máy ấy nhờ áp dụng những hiểu biết về lý thuyết mà ông ta đã thu thập được khi học ở trường.
Biết người:
Bí quyết của thành công, trong đời sống cũng như doanh nghiệp gồm hai chữ “Biết Người”. Ở đây chúng ta không nên hiểu hai chữ “thành công” với cái nghĩa hẹp hòi là thâu đoạt được nhiều tiền của, nhiều danh vọng, mà nên hiểu rộng là sự tiến bộ về tri thức cũng như về vật chất, là sự hoàn thành một cách hợp lý cái nhiệm vụ mà đời sống đã vạch cho mình.
Một người bán hàng, một thương gia dù sẵn có nhiều khả năng thể chất hoạt động tâm thần cũng chưa ắt đã dễ thành công nếu họ thiếu đức mẫn tiệp, thiếu hiểu biết về tâm lý học để có thể gợi sự thèm thuồng của khách hàng.
Một kỹ sư khôi nguyên ở trường bách khoa xuất thân rất có thể thất bại trong những công trình của mình, nếu họ không biết gì về cá tính của những nhân viên làm việc dưới tay họ.
Một doanh nghiệp có thể suy sụp dù rằng được điều khiển bởi một viên giám đốc có tài, nếu ông ta lầm lỗi trong việc tuyển chọn những nhân viên cần thiết giúp ông ta làm tròn nhiệm vụ.
Một tay cuộc chê đi chào mời khách hàng bảo hiểm nhân mạng, dù rằng có biết rõ sự ích lợi về mặt xã hội của việc bảo hiểm, cũng chưa ắt đã có thể khuyến dụ khách hàng ký hợp đồng nếu hắn không biết cách trình bày những lý lẽ một cách khéo léo để cho khách hàng gật đầu.
Một người có thể có tài viết văn, nhưng làm báo lại rất dở nếu họ không hiểu tâm lý quần chúng. Một họa sĩ dù có sẵn thiên tư cũng cần thấu đáo cá tính của người mẫu mới mong đạt được sắc diện của người ấy nổi. Một nghị sĩ phải thấu hiểu cử tri của mình. Một trạng sư: những thân chủ của mình. Một y sĩ: những bệnh nhân của mình. Một sĩ quan: những quân sĩ của mình. Một vị thuyền trưởng: đoàn thủy thủ của mình. Chỉ có nhân viên thu thuế là… không cần hiểu những tên dân đen.
Trong đời sống thực tiễn, những cuộc xào xáo trong gia đình, những xích mích giữa bạn bè, những bất mãn do người giúp việc bất tín gây ra, những thất vọng về đường tình duyên thường có nguyên do bởi sự dốt nát về tâm lý học.
Như chúng ta đã thấy, bất luận trong ngành sinh hoạt nào, chúng ta cũng cần biết rõ cá tính của những người mà chúng ta có liên lạc gần hay xa.
Nghiên cứu về tâm lý học chẳng những giúp ích chúng ta rất nhiều trong phạm vi chức nghiệp, ngoài ra nó còn giúp chúng ta thâu đoạt nhiều kết quả thiết thực trên đường giao thiệp.
Ngày nay, tâm lý học là một khoa học có thể truyền dạy cũng như bao nhiêu khoa học khác. Với một bộ óc thông minh trung bình người ta cũng có thể học và hiểu nó. Nó cũng không bắt buộc người học phải có số vốn về triết học. Nó căn cứ trên những yếu chỉ và những nguyên tắc có lẽ còn giản dị hơn môn hình học hoặc vật lý học. Người đã có một cơ sở tâm lý học sẽ dễ mà rút tỉa những cái hay trong mớ kinh nghiệm mà đời sống sẽ đưa đến cho họ sau này. Họ sẽ dễ thông cảm, mau hiểu người đồng loại hơn cũng như viên kỹ sư điện học dễ mò ra những bí quyết của vô tuyến điện hơn một tay ngang chỉ dựa vào mớ kinh nghiệm.
Lối văn “triết học”:
Nói cho đúng, việc đọc sách khảo cứu về tâm lý học thường dễ làm cho người dù hiếu học đến đâu cũng đâm ra chán nản. Nản vì “lối văn triết học” mà phần nhiều tác giả sách này quen dùng, lối văn mà A. Abalat đã chỉ trích gắt gao trong mấy tác phẩm bàn về nghệ thuật viết văn. Kể ra “lối văn triết học” này có thể so sánh với “lối văn sở cẩm” mà André Thérive đã từng chế giễu. Và có khi nó còn tệ hơn, vì trong lối văn sau này, những danh từ dùng sai nghĩa song người ta còn có thể đoán được chứ đọc “lối văn triết học” thì chẳng khác gì đọc sấm ký, bởi tác giả thường khéo che đậy một cái trống không to tướng dưới một lớp danh từ khúc mắc có vẻ khoa học.
Đành rằng văn của Bergson (Nhà triết học Ly Lạp) cũng tối mò song ít ra chúng ta còn thưởng thức đặng cách bố trí chặt chẽ những ức thuyết rất tân kỳ của ông. Dù vậy, tôi cũng mạn phép trách ông điều này là ông đã không biết làm cho một người chỉ có óc thông minh trung bình hiểu đặng tư tưởng ông. Muốn hiểu ông, phải đọc qua những sách diễn giải tư tưởng ông.
Tôi vốn nghi kỵ những lối văn chuyên môn dành riêng cho từng khoa học. Vì người ta rất dễ lạm dụng nó để lòe đời và như vậy người ta chỉ cần học qua một mớ thuật ngữ là có thể bàn đến nhiều vấn đề vô lý dưới cái vẻ sành sỏi.
Anatole France nói rất đúng: “Sự dốt nát sở dĩ có là do trong ngôn ngữ chúng ta còn lắm danh từ nghĩa không được đích xác”.
Trong quyển “Luận Về Trí Năng Con người” nhà đại tư tưởng Locke đã nói: “Muốn cho người ta thâu nhận những chủ nghĩa phi lý hoặc kỳ hoặc, không có cách gì hay bằng bao phủ những lý thuyết ấy dưới một lớp danh từ tối nghĩa, mù mờ hoặc không định rõ nghĩa”.
Tôi tin rằng người ta có thể bàn giải nhiều vấn đề mắc mỏ bằng một lối văn thông thường, với những danh từ thông dụng, chỉ dùng đến những thuật ngữ khi chúng ta không tìm thấy trong ngôn ngữ thông thường một danh từ tương đương và nếu phải dùng đến một danh từ chuyên khoa ít ra chúng ta phải định nghĩa nó cho rành mạch.
Đó cũng là quy tắc mà chúng tôi cố gắng theo khi soạn ra sách này. Chúng tôi được sung sướng nếu tất cả bạn đọc đều có thể hiểu chúng tôi, dù là người chỉ có sức học cơ sở sơ học.
Có cần gì phải nói không phải một khi gấp quyển sách này lại mà quý bạn đọc đã trở thành một nhà tâm lý sành sỏi.
Việc dọ dẫm, khảo xét cá tính con người là một công việc tế nhị vì mỗi con người là mỗi trường hợp riêng biệt.
Nhưng muốn giải đáp bài toán, ít ra cần phải biết những định lý căn bản. Đây chỉ là một mớ tài liệu về khoa học của tâm hồn mà chúng tôi ước mong rằng nó sẽ giúp cho những ai muốn tìm hiểu bài giải về cá tính con người.
Theo Phạm Cao Tùng