Cà phê có phải là một đồ uống an toàn? Vấn đề này từ lâu đã gây nhiều tranh cãi. Đã có một số kết quả nghiên cứu nhấn mạnh đến các tác hại của cà phê, trong khi một số kết quả khác lại cho rằng có lợi. Hiệp hội Y khoa Mỹ (AMA) coi caffeine là chất an toàn, do đó cà phê là thức uống an toàn. Tuy nhiên, nếu uống nhiều thì không có lợi.
Sở dĩ cà phê, một trong những loại đồ uống phổ biến nhất trên thế giới, có thể gây nghiện là do trong cà phê có chứa chất caffeine, tên khoa học là 1,3,7- trimethylxanthine.
KHÔNG NÊN LẠM DỤNG
Một khi đã nhiễm thói quen uống cà phê thì cơ thể người uống sẽ có xu hướng đòi hỏi phải tăng thêm lượng cà phê so với những lần uống trước. Khi đã nhiễm thói quen này thì sau một thời gian không dùng cà phê, cơ thể sẽ cảm thấy bải hoải, bần thần và mức độ nặng nhẹ tùy người. Lý do là vì não bộ đã trở nên quá mẫn cảm với chất caffeine khiến huyết áp tụt xuống đáng kể. Triệu chứng thông thường dễ thấy nhất là bị nhức đầu, chóng mặt, dễ nóng giận và thậm chí nôn mửa.
Tác động ngắn hạn của caffeine là chất kích thích hệ thần kinh trung ương, gây lợi tiểu, tức là lượng nước tiểu trong bàng quang tăng lên. Caffeine còn gây ra nhiều tác động khác như co thắt cơ bắp. Điều này có thể khiến cơ bắp co giật, tim đập nhanh, lượng máu vào dạ dày bị chậm lại, mạch máu trên da bị co hẹp hay lượng đường do gan đưa vào trong máu nhiều hơn và khí quản mở rộng hơn. Nếu uống cà phê trước khi đi ngủ có thể gây khó ngủ, ngủ kém ngon giấc và do đó khi thức dậy sẽ cảm thấy uể oải hơn.
Tác động lâu dài của cà phê là khi bị lệ thuộc do lạm dụng thì cơ thể bị run rẩy, tim đập nhanh và các triệu chứng như muốn đi tiểu hay bồn chồn, lo lắng, đau bụng và mất ngủ cũng nhiều hơn. Cà phê tác động nhiều hơn tới trẻ em và người già, nhất là phụ nữ có thai. Cà phê có thể tác động xấu đến bào thai và trẻ có triệu chứng co cụm lại về mặt tâm lý sau khi chào đời. Ngoài ra, những đứa trẻ này về sau cũng có thể quá hiếu động hoặc lo âu.
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy, chất caffeine khiến phụ nữ có thai gặp nhiều nguy cơ sẩy thai hoặc sinh con dị dạng hơn những người không uống. Thế nhưng có những kết quả nghiên cứu khác lại bác bỏ quan điểm này, vì cho rằng những công trình nghiên cứu đầu tiên đã không xét tới những yếu tố khác khiến người phụ nữ bị sẩy thai hoặc sinh con dị dạng. Tuy nhiên, có thể thấy rõ ràng là caffeine làm giảm khả năng thụ thai, vì chất này khiến cho tinh trùng bị tổn thương, đồng thời ảnh hưởng tới khả năng bám trứng vào tử cung của phụ nữ.
Caffeine là chất kích thích tim và não bộ, vì vậy chất này cũng kích thích cơ thể phụ nữ sản sinh ra một loại hormone. Loại hormone này tác động ngược lại với loại hormone kiểm soát khả năng sinh sản. Có lẽ vì thế mà chỉ cần uống một ly cà phê đặc mỗi ngày cũng có thể ảnh hưởng tới khả năng thụ thai. Đối với người mẹ đang cho con bú, chất caffeine có thể ngấm vào sữa mẹ và đứa trẻ bú vào sẽ sinh cảm giác bất an.
CÓ NHIỀU TÁC DỤNG TÍCH CỰC
Tuy nhiên, cà phê cũng có những tác dụng tích cực vì nó được dùng trong lĩnh vực thể thao để giúp vận động viên bớt mệt mỏi sau các buổi tập luyện vất vả. Những kết quả nghiên cứu cho thấy, sau khi uống một ly cà phê, các vận động viên thường tập luyện bền bỉ hơn, nhưng vì cà phê là một chất lợi tiểu nên nó có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với họ, do nó làm cho cơ thể mất nước nhanh hơn. Ủy ban Olympic quốc tế không cho phép bất cứ vận động viên nào có mức caffeine
quá 600mg.
Ngoài những ưu điểm vừa kể, caffeine còn có chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và một số bệnh ung thư. Ngoài caffeine, trong cà phê còn có chất fl avonoids, cũng là một chất chống oxy hóa. Trong lĩnh vực y học, chất caffeine còn được sử dụng để giúp khôi phục khả năng hô hấp của các em bé bị sinh non bị trục trặc về vấn đề này.
AMA còn coi caffeine là chất an toàn, do đó cà phê là đồ uống an toàn. Và nếu uống với liều lượng vừa phải thì cà phê hoàn toàn vô hại, thậm chí còn có lợi.
UỐNG BAO NHIÊU LÀ NHIỀU?
Vậy thì uống cà phê tới mức độ nào thì bị coi là nhiều? Vấn đề này thật ra cũng khó rạch ròi, vì tác động của cà phê còn tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người. Nhưng nói chung thì không nên uống quá bốn ly cà phê đặc mỗi ngày. Riêng phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú thì nên hạn chế uống cà phê...
Theo PNO
Sở dĩ cà phê, một trong những loại đồ uống phổ biến nhất trên thế giới, có thể gây nghiện là do trong cà phê có chứa chất caffeine, tên khoa học là 1,3,7- trimethylxanthine.
KHÔNG NÊN LẠM DỤNG
Một khi đã nhiễm thói quen uống cà phê thì cơ thể người uống sẽ có xu hướng đòi hỏi phải tăng thêm lượng cà phê so với những lần uống trước. Khi đã nhiễm thói quen này thì sau một thời gian không dùng cà phê, cơ thể sẽ cảm thấy bải hoải, bần thần và mức độ nặng nhẹ tùy người. Lý do là vì não bộ đã trở nên quá mẫn cảm với chất caffeine khiến huyết áp tụt xuống đáng kể. Triệu chứng thông thường dễ thấy nhất là bị nhức đầu, chóng mặt, dễ nóng giận và thậm chí nôn mửa.
Tác động ngắn hạn của caffeine là chất kích thích hệ thần kinh trung ương, gây lợi tiểu, tức là lượng nước tiểu trong bàng quang tăng lên. Caffeine còn gây ra nhiều tác động khác như co thắt cơ bắp. Điều này có thể khiến cơ bắp co giật, tim đập nhanh, lượng máu vào dạ dày bị chậm lại, mạch máu trên da bị co hẹp hay lượng đường do gan đưa vào trong máu nhiều hơn và khí quản mở rộng hơn. Nếu uống cà phê trước khi đi ngủ có thể gây khó ngủ, ngủ kém ngon giấc và do đó khi thức dậy sẽ cảm thấy uể oải hơn.
Tác động lâu dài của cà phê là khi bị lệ thuộc do lạm dụng thì cơ thể bị run rẩy, tim đập nhanh và các triệu chứng như muốn đi tiểu hay bồn chồn, lo lắng, đau bụng và mất ngủ cũng nhiều hơn. Cà phê tác động nhiều hơn tới trẻ em và người già, nhất là phụ nữ có thai. Cà phê có thể tác động xấu đến bào thai và trẻ có triệu chứng co cụm lại về mặt tâm lý sau khi chào đời. Ngoài ra, những đứa trẻ này về sau cũng có thể quá hiếu động hoặc lo âu.
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy, chất caffeine khiến phụ nữ có thai gặp nhiều nguy cơ sẩy thai hoặc sinh con dị dạng hơn những người không uống. Thế nhưng có những kết quả nghiên cứu khác lại bác bỏ quan điểm này, vì cho rằng những công trình nghiên cứu đầu tiên đã không xét tới những yếu tố khác khiến người phụ nữ bị sẩy thai hoặc sinh con dị dạng. Tuy nhiên, có thể thấy rõ ràng là caffeine làm giảm khả năng thụ thai, vì chất này khiến cho tinh trùng bị tổn thương, đồng thời ảnh hưởng tới khả năng bám trứng vào tử cung của phụ nữ.
Caffeine là chất kích thích tim và não bộ, vì vậy chất này cũng kích thích cơ thể phụ nữ sản sinh ra một loại hormone. Loại hormone này tác động ngược lại với loại hormone kiểm soát khả năng sinh sản. Có lẽ vì thế mà chỉ cần uống một ly cà phê đặc mỗi ngày cũng có thể ảnh hưởng tới khả năng thụ thai. Đối với người mẹ đang cho con bú, chất caffeine có thể ngấm vào sữa mẹ và đứa trẻ bú vào sẽ sinh cảm giác bất an.
CÓ NHIỀU TÁC DỤNG TÍCH CỰC
Tuy nhiên, cà phê cũng có những tác dụng tích cực vì nó được dùng trong lĩnh vực thể thao để giúp vận động viên bớt mệt mỏi sau các buổi tập luyện vất vả. Những kết quả nghiên cứu cho thấy, sau khi uống một ly cà phê, các vận động viên thường tập luyện bền bỉ hơn, nhưng vì cà phê là một chất lợi tiểu nên nó có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với họ, do nó làm cho cơ thể mất nước nhanh hơn. Ủy ban Olympic quốc tế không cho phép bất cứ vận động viên nào có mức caffeine
quá 600mg.
Ngoài những ưu điểm vừa kể, caffeine còn có chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và một số bệnh ung thư. Ngoài caffeine, trong cà phê còn có chất fl avonoids, cũng là một chất chống oxy hóa. Trong lĩnh vực y học, chất caffeine còn được sử dụng để giúp khôi phục khả năng hô hấp của các em bé bị sinh non bị trục trặc về vấn đề này.
AMA còn coi caffeine là chất an toàn, do đó cà phê là đồ uống an toàn. Và nếu uống với liều lượng vừa phải thì cà phê hoàn toàn vô hại, thậm chí còn có lợi.
UỐNG BAO NHIÊU LÀ NHIỀU?
Vậy thì uống cà phê tới mức độ nào thì bị coi là nhiều? Vấn đề này thật ra cũng khó rạch ròi, vì tác động của cà phê còn tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người. Nhưng nói chung thì không nên uống quá bốn ly cà phê đặc mỗi ngày. Riêng phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú thì nên hạn chế uống cà phê...
Theo PNO