caothutrungky
New member
- Xu
- 0
Ở vùng biển xã Cảnh Dương (Quảng Trạch, Quảng Bình) tồn tại một ngôi miếu thờ cá voi, cùng những di tích xương và khu nghĩa địa cá, như minh chứng hùng hồn cho những truyền thuyết về cá ông vẫn được các ngư dân truyền tụng đầy kính cẩn.
Lịch sử Ngư Linh Miếu
Xã Cảnh Dương là một vùng đất ven biển thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Người dân ở đây quanh năm sống bằng nghề biển và những câu chuyện có tính chất nửa hoang đường-truyền thuyết nửa có thật về cá voi vẫn tồn tại hàng trăm năm nay trong tâm thức của họ.
Chuyện về cá ông, cá bà là câu chuyện về những con cá voi đực, cá voi cái mà người dân vẫn hay gặp khi họ hành nghề đánh cá trên biển. Truyền thuyết bắt nguồn từ những câu chuyện ngư dân đi đánh cá gặp nạn trên biển đã được những cá voi cứu sống và đưa vào bờ. Từ đó những tên gọi tôn kính cá ông, cá bà đã hình thành.
Theo chân ông Phạm Quốc Hồng, thường trực Hội ngư dân xã Cảnh Dương, chúng tôi tìm đến miếu thờ cá voi có tên gọi “Ngư Linh Miếu”. Ngôi miếu có tuổi thọ đã hàng trăm năm nay vẫn được ngư dân hàng năm đều đặn đến thắp hương thờ cúng, khẩn cầu những điều tốt lành. Trong miếu, ngay gian thờ chính diện, trước mắt chúng tôi là những khối xương cá khổng lồ. Trải qua hàng trăm năm, chịu bao nắng, mưa, gió, cát những khối xương này đã phần nào bị bào mòn, mục nát. Hai bộ xương cá ông, cá bà nằm hai bên bàn thờ, được phủ vải điều rất trang trọng. Xương sườn cao khoảng 4 đến 4,5m, xương đốt sống lưng có đường kín khoảng 40cm... Ông Hồng nói, khi còn sống, mỗi con cá voi này có thể nặng hàng trăm tấn (?).
Theo tương truyền từ các bản ghi chép tay của một số người và các bậc cao niên kể lại, cá bà vào trước cá ông. Theo gia phả Tây Trung Họ Trương (còn gọi là Trương Trung Tây Gia Phả) thì cá bà vào vùng biển này năm Kỷ Tỵ (năm 1809) đời Gia Long thứ 9; cá ông và năm Đinh Mùi (năm 1907) đời Duy Tân thứ 16. Người dân đã chôn cất, thờ phụng và tôn làm cá ông, cá bà và xây miếu thờ từ đó đến nay.
Hàng trăm năm qua, Ngư Linh Miếu được xây đi xây lại nhiều lần. Thời chiến tranh chống Mỹ, Ngư Linh Miếu bị bom Mỹ tàn phá. Các cụ bô lão cùng UBND xã đã đưa di cốt cá ông, cá bà vào trong đình làng để cất giữ. Cách đây 10 năm, có hai người khách nước ngoài tìm về đây, tới đình thấy hai bộ xương cá voi nằm dưới đất, mục nát vì mưa nắng thời gian thì lắc đầu nuối tiếc. Sau đó, chính quyền địa phương và nhân dân đã quyên góp một số tiền để xây dựng lại miếu thờ. Năm 2006-2007, làng, xã đã tổ chức rước cốt cá ông cá bà vào Ngư Linh Miếu thờ phụng. Ông Hồ Quang Hường, Phó chủ tịch hội ngư dân xã cho biết, từ ngày làm miếu thờ, ngư dân làm ăn phát đạt, tốt lành.
Ngày 15/11(âm lịch) hàng năm là ngày giỗ cá ông, cá bà, người dân vạn chài ở trong vùng cũng về dự lễ. Vào ngày giỗ cá cũng là ngày giỗ cửa (mở lạch) dân chài bắt đầu đi đánh cá, những người vận tải biển cũng lên đường làm ăn.
Ông Hường còn cho biết thêm: “Ngoài những di cốt và đền thờ Cảnh Dương, tôi còn biết ở Thanh Khê (Quảng Bình) cũng có một đền thờ của một con cá voi nhỏ hơn, ở Lăng Cô (Thừa Thiên Huế) cũng có một đền thờ cá ông, cá bà...”
Nghĩa địa cá
Chúng tôi lại theo chân ông Hồng đến khu nghĩa địa cá nằm cách Ngư Linh Miếu khoảng 2 km. Khu đất trống trãi nằm trên cát nơi cá bà đã trôi dạt vào và chết cách đây hàng trăm năm có một ngôi miếu nhỏ được người dân xây dựng gọi là “Miếu Bà”. Tại đây, ngoài miếu bà ra xung quanh còn có 17 ngôi mộ cá khác. Một bãi nghĩa địa linh thiêng của người dân biển, những ngôi mộ chỉ đắp bằng những ụ đất nằm chống chọi với gió cát, hằng năm họ lại trùng tu nhang khói.
Ông Hồng nói với giọng rất tôn kính: “Đây là những cá cô, cá cậu vào chầu (những loại cá lớn chết ở bãi biển- PV) đức ông, đức bà và được chôn cất tại đây”. Mỗi con cá lớn trôi vào đây đều được bà con chôn cất và gắn cho những câu chuyện riêng để truyền tai nhau, kể cho con cháu nghe, truyền từ đời này sang đời khác.
Con cá voi mới bị chết và trôi dạt vào bờ biển Cảnh Dương ngày 26/2/2009 vừa qua cũng có câu chuyện riêng của nó. Ông Hồng kể: “Vào ngày 25/2 vừa qua, tự nhiên có một con cá ông voi dài khoảng 4,3m, nặng 4 -5 tạ đang sống, dạt vào bãi biển xã Cảnh Dương. Lúc 13 giờ ngày 25/2 cá voi ông vào mắc cạn, lúc đó nhân dân cho 5 ngư dân đẩy cá ra khơi, cá voi đã bơi quanh bãi biển vài lần thì biến mất. Khoảng 4 giờ sáng ngày 26/2, lúc đó mực nước cao nhất thì cá voi lại vào ngay chỗ cũ và đã chết. Các đồng chí lãnh đạo xã và hội ngư dân đã xem xét và biết đây là một con cá voi cái”. Chính ông Hồng trực tiếp xem xét và tôn kính nói: “Đây là cá cô vào chầu đức ông, đức bà”.
Sau đó, ngư dân đã tổ chức đưa xác cá lên Ngư Linh Miếu để thờ cúng. Ông Hường kể, “theo phong tục địa phương thì những loài cá giống như cá ông, cá bà mà bị chết thì được khâm liệm và mai táng như con người”. Ông Hồng nói, con cá này rất lạ, khi chết nó không có mùi tanh, hôi, không bị ruồi bâu và ở hai bên hông con cá có hai hàng chữ, mỗi bên 6 chữ, không phải chữ Việt Nam, cũng không phải chữ Trung Quốc.
Nghĩa địa cá voi.
Người dân ở đây cho rằng Cảnh Dương là một vùng đất lành nên cá voi vào đây chầu đức ông, đức bà và chọn nơi đây làm nơi nương tựa mà chết. Đây là một điều rất tốt lành cho một năm làm ăn may mắn.
Chia tay tôi, ông Hồng nhắn nhủ thêm: “Chúng tôi chỉ có một mong ước nhỏ nhoi là làm sao xây dựng và tôn tạo lại ngôi đền và khu mộ cá linh thiêng, để tránh gió cát. Nếu có điều kiện phát triển thành một điểm tham quan cho mọi người đến tìm hiểu thì sẽ rất tốt”.
Theo Văn Được - Dân Trí
Lịch sử Ngư Linh Miếu
Xã Cảnh Dương là một vùng đất ven biển thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Người dân ở đây quanh năm sống bằng nghề biển và những câu chuyện có tính chất nửa hoang đường-truyền thuyết nửa có thật về cá voi vẫn tồn tại hàng trăm năm nay trong tâm thức của họ.
Chuyện về cá ông, cá bà là câu chuyện về những con cá voi đực, cá voi cái mà người dân vẫn hay gặp khi họ hành nghề đánh cá trên biển. Truyền thuyết bắt nguồn từ những câu chuyện ngư dân đi đánh cá gặp nạn trên biển đã được những cá voi cứu sống và đưa vào bờ. Từ đó những tên gọi tôn kính cá ông, cá bà đã hình thành.
Theo chân ông Phạm Quốc Hồng, thường trực Hội ngư dân xã Cảnh Dương, chúng tôi tìm đến miếu thờ cá voi có tên gọi “Ngư Linh Miếu”. Ngôi miếu có tuổi thọ đã hàng trăm năm nay vẫn được ngư dân hàng năm đều đặn đến thắp hương thờ cúng, khẩn cầu những điều tốt lành. Trong miếu, ngay gian thờ chính diện, trước mắt chúng tôi là những khối xương cá khổng lồ. Trải qua hàng trăm năm, chịu bao nắng, mưa, gió, cát những khối xương này đã phần nào bị bào mòn, mục nát. Hai bộ xương cá ông, cá bà nằm hai bên bàn thờ, được phủ vải điều rất trang trọng. Xương sườn cao khoảng 4 đến 4,5m, xương đốt sống lưng có đường kín khoảng 40cm... Ông Hồng nói, khi còn sống, mỗi con cá voi này có thể nặng hàng trăm tấn (?).
Theo tương truyền từ các bản ghi chép tay của một số người và các bậc cao niên kể lại, cá bà vào trước cá ông. Theo gia phả Tây Trung Họ Trương (còn gọi là Trương Trung Tây Gia Phả) thì cá bà vào vùng biển này năm Kỷ Tỵ (năm 1809) đời Gia Long thứ 9; cá ông và năm Đinh Mùi (năm 1907) đời Duy Tân thứ 16. Người dân đã chôn cất, thờ phụng và tôn làm cá ông, cá bà và xây miếu thờ từ đó đến nay.
Hàng trăm năm qua, Ngư Linh Miếu được xây đi xây lại nhiều lần. Thời chiến tranh chống Mỹ, Ngư Linh Miếu bị bom Mỹ tàn phá. Các cụ bô lão cùng UBND xã đã đưa di cốt cá ông, cá bà vào trong đình làng để cất giữ. Cách đây 10 năm, có hai người khách nước ngoài tìm về đây, tới đình thấy hai bộ xương cá voi nằm dưới đất, mục nát vì mưa nắng thời gian thì lắc đầu nuối tiếc. Sau đó, chính quyền địa phương và nhân dân đã quyên góp một số tiền để xây dựng lại miếu thờ. Năm 2006-2007, làng, xã đã tổ chức rước cốt cá ông cá bà vào Ngư Linh Miếu thờ phụng. Ông Hồ Quang Hường, Phó chủ tịch hội ngư dân xã cho biết, từ ngày làm miếu thờ, ngư dân làm ăn phát đạt, tốt lành.
Ngày 15/11(âm lịch) hàng năm là ngày giỗ cá ông, cá bà, người dân vạn chài ở trong vùng cũng về dự lễ. Vào ngày giỗ cá cũng là ngày giỗ cửa (mở lạch) dân chài bắt đầu đi đánh cá, những người vận tải biển cũng lên đường làm ăn.
Ông Hường còn cho biết thêm: “Ngoài những di cốt và đền thờ Cảnh Dương, tôi còn biết ở Thanh Khê (Quảng Bình) cũng có một đền thờ của một con cá voi nhỏ hơn, ở Lăng Cô (Thừa Thiên Huế) cũng có một đền thờ cá ông, cá bà...”
Nghĩa địa cá
Chúng tôi lại theo chân ông Hồng đến khu nghĩa địa cá nằm cách Ngư Linh Miếu khoảng 2 km. Khu đất trống trãi nằm trên cát nơi cá bà đã trôi dạt vào và chết cách đây hàng trăm năm có một ngôi miếu nhỏ được người dân xây dựng gọi là “Miếu Bà”. Tại đây, ngoài miếu bà ra xung quanh còn có 17 ngôi mộ cá khác. Một bãi nghĩa địa linh thiêng của người dân biển, những ngôi mộ chỉ đắp bằng những ụ đất nằm chống chọi với gió cát, hằng năm họ lại trùng tu nhang khói.
Ông Hồng nói với giọng rất tôn kính: “Đây là những cá cô, cá cậu vào chầu (những loại cá lớn chết ở bãi biển- PV) đức ông, đức bà và được chôn cất tại đây”. Mỗi con cá lớn trôi vào đây đều được bà con chôn cất và gắn cho những câu chuyện riêng để truyền tai nhau, kể cho con cháu nghe, truyền từ đời này sang đời khác.
Con cá voi mới bị chết và trôi dạt vào bờ biển Cảnh Dương ngày 26/2/2009 vừa qua cũng có câu chuyện riêng của nó. Ông Hồng kể: “Vào ngày 25/2 vừa qua, tự nhiên có một con cá ông voi dài khoảng 4,3m, nặng 4 -5 tạ đang sống, dạt vào bãi biển xã Cảnh Dương. Lúc 13 giờ ngày 25/2 cá voi ông vào mắc cạn, lúc đó nhân dân cho 5 ngư dân đẩy cá ra khơi, cá voi đã bơi quanh bãi biển vài lần thì biến mất. Khoảng 4 giờ sáng ngày 26/2, lúc đó mực nước cao nhất thì cá voi lại vào ngay chỗ cũ và đã chết. Các đồng chí lãnh đạo xã và hội ngư dân đã xem xét và biết đây là một con cá voi cái”. Chính ông Hồng trực tiếp xem xét và tôn kính nói: “Đây là cá cô vào chầu đức ông, đức bà”.
Sau đó, ngư dân đã tổ chức đưa xác cá lên Ngư Linh Miếu để thờ cúng. Ông Hường kể, “theo phong tục địa phương thì những loài cá giống như cá ông, cá bà mà bị chết thì được khâm liệm và mai táng như con người”. Ông Hồng nói, con cá này rất lạ, khi chết nó không có mùi tanh, hôi, không bị ruồi bâu và ở hai bên hông con cá có hai hàng chữ, mỗi bên 6 chữ, không phải chữ Việt Nam, cũng không phải chữ Trung Quốc.
Nghĩa địa cá voi.
Người dân ở đây cho rằng Cảnh Dương là một vùng đất lành nên cá voi vào đây chầu đức ông, đức bà và chọn nơi đây làm nơi nương tựa mà chết. Đây là một điều rất tốt lành cho một năm làm ăn may mắn.
Chia tay tôi, ông Hồng nhắn nhủ thêm: “Chúng tôi chỉ có một mong ước nhỏ nhoi là làm sao xây dựng và tôn tạo lại ngôi đền và khu mộ cá linh thiêng, để tránh gió cát. Nếu có điều kiện phát triển thành một điểm tham quan cho mọi người đến tìm hiểu thì sẽ rất tốt”.
Theo Văn Được - Dân Trí