• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Buổi thi đầu tiên: Đề Sinh dễ, Văn thú vị

Trang tiểu thư

New member
Xu
0
Buổi thi đầu tiên: Đề Sinh dễ, Văn thú vị


(giao duc) - Kết thúc môn Sinh, môn thi đầu tiên tại khối B, hầu hết các thí sinh đều tỏ ra rất hài lòng về bài làm của mình. Trong khi đó, cả 2 đề môn Văn khối C, D đều nhận được phản hồi tích cực từ phía sĩ tử.

Khối B: Đề Sinh dễ, thí sinh tự tin
Sáng hôm nay, 9-7, thí sinh cả nước bước vào đợt thi thứ hai kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2011. Thí sinh khối B thi môn Sinh, 2 khối C và D thi môn Ngữ Văn.
Do trùng vào ngày cuối tuần, lượng thí sinh không đông như khối A và thời gian làm bài thi được giãn ra giữa các khối nên hầu như tình trạng tắc đường đã không xảy ra tại các Hội đồng thi tại trung tâm TP.HCM. Thời tiết khá ủng hộ các sỹ tử khi trời nắng đẹp sau nhiều ngày mưa.
Kết thúc môn Sinh, môn thi đầu tiên tại khối B, hầu hết các thí sinh đều tỏ ra rất hài lòng về bài làm của mình. Lê Võ Thanh Bảo, thí sinh đầu tiên bước ra khỏi hội đồng thi Đại học Khoa học Tự nhiên cho biết: Đề thi Sinh gồm 50 câu hỏi, nằm hoàn toàn trong chương trình của sách giáo khoa, trong đó, phần lý thuyết đã chiếm tới 50%. Bảo tự tin cho mình điểm 7 dù chưa biết đáp án.
Thí sinh Nguyễn Đăng Duy cho biết: “Đề thi năm nay dễ hơn năm ngoái, dù cũng khó đạt điểm tối đa. Những câu hỏi khó nhất thuộc về phần bài tập về phép lai, nhưng hoàn toàn không đánh đố thí sinh. Hầu hết các bạn trong phòng đều làm bài khá chăm chú. Em nghĩ mình sẽ được khoảng 7-8 điểm”.
Thí sinh khối B đã kết thúc môn thi đầu tiên khá suôn sẻ, chiều nay 9/7, thí sinh sẽ tiếp tục bước vào môn thi thứ hai, môn Toán, thời gian làm bài 180 phút.
1310186955-thi-sinh-9-7-13.jpg
Nhiều phụ huynh khá lo lắng khi thí sinh vừa trải qua đợt thi khối A đầy khó khăn
Khối C: Đề Văn thú vị, dễ hơn năm ngoái
"Năm nay đề Văn không có sự so sánh, các câu đều sát với trọng tâm đã học", đó là nhận xét chung của các thí sinh ra sớm cũng như muộn tại Hội đồng thi trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (Hà Nội).
1310186955-thi-sinh-9-7-12.jpg
Thí sinh tươi cười ôm nhau sau môn Văn khối C.
Vũ Thu Trang, học trường THPT Đông Thụy Anh (huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) tươi cười cho biết: "Em thấy đề ra rất phù hợp, có sự phân loại. Chẳng hạn ở câu một về Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nếu ai học sơ qua thì chỉ làm được chung chung, nhưng bạn nào nhớ kỹ dẫn chứng của tuyên ngôn này thì sẽ phân tích được sâu".
Thu Trang làm bài thừa thời gian 20 phút, đủ cho em soát lại các lỗi chính tả. Trang cũng chia sẻ rằng, mình đã ôn rất kỹ các tác phẩm, bằng lòng với câu 1, 2 nhưng riêng câu 3 về tác phẩm Chữ người tử tù thì Trang chưa thỏa mãn với bài làm của mình.
"Nhìn chung thì em đã làm tốt nhưng em vẫn cảm thấy mình còn có thể trình bày sâu hơn nữa, nên em hơi tiếc" - Trang chia sẻ.
1310186955-thi-sinh-9-7-11.jpg
Thí sinh nộp bài thi.
Em Nguyễn Thị Tĩnh, học sinh trường THPT Thanh Miện (huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương) cũng cùng chung suy nghĩ với Thu Trang, đặc biệt là ở câu nghị luận, về sự tự hào và nỗi xấu hổ. Tĩnh lấy dẫn chứng về sự tự hào là lúc các bạn làm những việc tốt nho nhỏ như tặng một món quà cho người thân, dắt cụ già, em nhỏ qua đường, hoặc xấu hổ khi ta làm sai điều gì đó. Kết lại là các bạn nên tự hào chứ không tự kiêu, cần biết nhận ra khuyết điểm chứ không vì sai lầm, người khác chê bai mà thành tự ti.
Trong sự ồn ã ở trước cổng trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, em Nông Thị Diệu Thu (THPT Quảng Yên, tỉnh Cao Bằng) cũng cho biết: "Em thấy đề dễ hơn năm ngoái, và em làm rất sát thời gian. Riêng câu 1 thì em nhớ rất kỹ nội dung hai dẫn chứng trong bản tuyên ngôn của Bác (đó là nội dung Tuyên ngôn độc lập của Pháp và Mỹ) nên phân tích được sâu".
1310186955-thi-sinh-9-7-10.jpg
Xem lại đáp án.
1310186955-thi-sinh-9-7-9.jpg


Nhiều thí sinh rạng rỡ sau môn thi đầu tiên.
Đề thi Văn khối D vừa sức với thí sinh
10h15 mới đến giờ thu bài, nhưng chưa đến 9h30, rất nhiều thí sinh ở Hà Nội đã hồ hởi rời khỏi hội đồng thi. Đề thi Văn khối D năm nay được đánh giá là khá “dễ”.
So với cái nắng gay gắt trong các ngày thi ĐH 2011 đợt 1, phụ huynh và thí sinh dự thi ĐH đợt 2 được hưởng thời tiết dễ chịu hơn nhiều.
Thế nhưng, áp lực về kỳ thi bước ngoặt, cộng với sự căng thẳng bởi đây là môn thi đầu tiên, khiến phụ huynh ngồi ngoài cổng trường ĐH Hà Nội nhấp nhổm không yên.
Không để phụ huynh “nhấp nhổm” lâu, chỉ vài phút sau đó, nhiều thí sinh với nụ cười rạng rỡ xuất hiện. Khi được hỏi, những sĩ tử này đều khẳng định, đề thi Văn khối D năm nay khá dễ thở, thí sinh không khó để giật điểm cao.
Ngay cả phần nghị luận, một phần thi khiến nhiều thí sinh lo lắng bởi không chỉ là kiến thức các em được học trên lớp mà đòi hỏi thí sinh phải vận dụng vốn hiểu biết thực tế, khả năng lập luận tốt, cũng được cho là khá dễ dàng.
“So với năm ngoái, đề thi năm nay dễ hơn nhiều. Phòng thi của em có đến một nửa là ra sớm trước giờ thu bài”, Nguyễn Thị Mỹ Anh, Thanh Xuân, Hà Nội, cho hay.
Lê Thị Mai Anh, Ninh Bình không giấu vẻ lạc quan: “Trong 3 môn, em lo nhất là môn Văn, nhưng sau khi thi xong em thấy tự tin lên rất nhiều. Chưa có đáp án nhưng em ước chừng bài làm của mình được khoảng 8 điểm”.
Không sốt sắng so bài, không vội vàng mở vở để đoán kết quả, sau môn thi Văn, trong tâm trạng khá tự tin sĩ tử đã nhanh chóng lên xe cùng người thân trở về nhà nghỉ ngơi chuẩn bị cho môn thi tiếp theo.
Tại các hội đồng thi TP.HCM, ngay từ 9h30 phút, khi vừa hết 2/3 thời gian làm bài, đã có nhiều thí sinh hoàn thành bài thi. Phạm Huyền Lan Phương, học sinh trường THPT Nguyễn Khuyến, TP.HCM là một trong hai thí sinh đầu tiên bước ra khỏi phòng thi tại trường THPT Võ Thị Sáu (địa điểm thi của trường ĐH KHXH&NV). Thí sinh này cho rằng mình đã hoàn thành tốt bài thi và tự tin sẽ đạt điểm 6-7.
Đề thi gồm 3 câu hỏi. Câu 1 đề cập đến những phương tiện nghệ thuật giàu tính dân tộc và tình cảm quân dân trong tác phẩm Việt Bắc của Tố Hữu. Câu 2 yêu cầu thí sinh trình bày suy nghĩ về câu nói “Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy trở thành người có ích”. Hai lựa chọn cho câu 5 điểm của đề thi liên quan đến tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam (chương trình cơ bản) và “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên (chương trình nâng cao).
Bùi Hồng Nhung, thí sinh đến từ tỉnh Đồng Nai, dự thi ngành Đông Phương học trường ĐH KHXH&NV cho biết mình đã chọn tác phẩm Tiếng hát con tàu vì không dành nhiều thời gian cho tác phẩm Hai đứa trẻ vốn nằm trong chương trình lớp 11.
Cô Lan – một phụ huynh ngụ tại quận Gò Vấp, TP.HCM, khi nghe kể lại đề thi có tác phẩm Tiếng hát con tàu đã rất phấn khích và chắc chắn con mình sẽ làm bài tốt. Cô cho biết mình đã định hướng cho con ngay từ khi ôn “là tập trung vào các tác phẩm liên quan đến biển đảo”.
Đề thi Văn khối D năm nay được phần đông thí sinh cho rằng bám sát chương trình và tạo điều kiện cho thí sinh bày tỏ suy nghĩ về các vấn đề đang được dư luận quan tâm. Buổi chiều, thí sinh khối D tiếp tục bước vào môn thi thứ hai là môn Toán, thời gian làm bài 180 phút.
1310186955-thi-sinh-9-7-8.jpg
Phụ huynh ngóng con trước cửa hội đồng đồng thi THPT Võ Thị Sáu
1310186955-thi-sinh-9-7-7.jpg


Thí sinh Bùi Thị Hồng Nhung (phải) dành được sự "chăm sóc" đặc biệt của mẹ và các phụ huynh khác khi hoàn thành bài thi khá sớm
Dưới đây là hình ảnh chúng tôi ghi nhận sau môn thi Văn khối D tại ĐH Hà Nội:
1310186955-thi-sinh-9-7-6.jpg
1310186955-thi-sinh-9-7-5.jpg
Trước giờ thu bài gần 1 giờ đồng hồ, những gương mặt sĩ tử tươi tắn xuất hiện.
1310186955-thi-sinh-9-7-4.jpg
Nhanh chóng chia sẻ niềm vui với phụ huynh.
1310186955-thi-sinh-9-7-3.jpg
Vui vẻ bàn tán chờ người thân đến đón.
1310186955-thi-sinh-9-7-2.jpg
1310186955-thi-sinh-9-7-1.jpg
Rất nhiều thí sinh ra sớm, khiến những phụ huynh của các thí sinh còn lại không khỏi sốt ruột.
Chiều nay, thí sinh khối C thi môn Lịch sử, khối D và khối B thi môn Toán, thời gian đều 180 phút, 14h15 chính thức làm bài.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top