• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Bước đầu tìm hiểu đặc điểm du nhập của các yếu tố Hán Việt

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Yếu tố Hán Việt (YTHV) là những yếu tố Hán có cách đọc Hán Việt được du nhập vào trong tiếng Việt. Có thể hình dung chúng trong hệ thống từ vựng tiếng Việt (HTTVTV) như sau:

nguyenvankhang1.jpg


Đặc điểm chung về hình thức ngữ âm của loại yếu tố gốc mượn này là có một hệ thống cách đọc riêng: cách đọc Hán Việt. Do mọi yếu tố Hán đều có thể đọc được bằng âm Hán Việt, cho nên, trong một số trường hợp không biết đó là yếu tố Hán Việt hay mới chỉ là yếu tố Hán có cách đọc Hán Việt. Trong khi chưa có điều kiện xác minh qua các văn bản cổ chúng tôi giới hạn đối tượng xem xét là những YTHV hiện đang hoạt động trong tiếng Việt. Về nghĩa gốc của các YTHV, chúng tôi dựa vào Từ nguyên, Hiện đại Hán ngữ từ điển và Tam thiên tư. Bước đầu tìm hiểu sự du nhập của các YTHV, chúng tôi thấy có những đặc điểm sau:

1. Các YTHV khi đã nhập vào tiếng Việt có thể gặp những đơn vị đã có trong tiếng Việt mang nghĩa tương đương hoặc có thể không. Lý do ngôn ngữ học dẫn đến hiện trạng này là: a) Nhu cầu bổ sung khái niệm mới, lấp sự thiếu hụt trong vốn từ vựng tiếng Việt đã cho phép những yếu tố Hán nào tải nội dung nghĩa mà tiếng Việt đang cần được nhập vào HTTVTV. (Ví dụ: đội, hội, tự do, hòa bình…); b) Sự cùng sử dụng hai ngôn ngữ Hán và Việt trên địa bàn Việt Nam làm cho có sự xâm nhập giữa hai hệ thống ngôn ngữ, dẫn đến sự “có mặt” của các YTHV có từ Việt mang nghĩa tương đương (Ví dụ: thiên - trời, địa - đất). Sự tương đương có thể do thời điểm, con đường du nhập khác nhau mà một yếu tố Hán được du nhập nhiều lần, tạo nên những từ song thức nguyên học (etymological doublets) (phòng - buồng, xa – xe), do cách đọc khác nhau hoặc do biến âm địa phương của một yếu tố gốc Hán (ví dụ: kích – khích, bảo - bửu), do quá trình sử dụng làm cho có sự chuyển đổi trật tự giữa các thành tố trong các tổ hợp đa tiết mượn Hán (ví dụ: nhiệt náo --> náo nhiệt.

2. Các YTHV du nhập vào tiếng Việt dưới hình thức đơn lẻ hay theo nhóm (trường nghĩa). Những YTHV nhập đơn lẻ có tác dụng bổ sung cho các nhóm từ đã có trong tiếng Việt (Ví dụ: vạn, ức, triệu, tỉ cho nhóm từ chỉ số đếm, cô cho nhóm từ chỉ họ hàng thân thuộc…). Những YTHV nhập theo nhóm lập thành những nhóm mới trong tiếng Việt (như nhóm yếu tố chỉ mùa, chi tiết). Đáng chú yú là nhân tố chính trị - xã hội đã tác mạnh mẽ đến sự du nhập của các nhóm YTHV: a) sự thống trị của triều đình phong kiến, kéo theo sự du nhập có hệ thống của các nhóm YTHV, như nhóm chỉ đơn vị hành chính (thôn, xã, huyện, phủ…), chỉ quan lại chức tước trong triều đình (quan, tướng, khanh, hầu), chỉ công văn - chỉ thị (biểu, chỉ, chiếu, dụ), chỉ luật lệ, nơi ở của quan lại v.v…’ b) Sự truyền bá đạo Nho, đạo Phật, đạo Giáo đã kéo theo sự du nhập hàng loạt YTHV mang nội dung về đạo đức, triết lí (trung, hiếu, đế…) về đạo Phật (tăng, ni, kệ, kinh…), về các khái niệm trong can chi, địa chi, bát quái…

3. Các YTHV khi nhập vào tiếng Việt có thể mang toàn bộ cấu trúc nghĩa hoặc chỉ mang bộ phận cấu trúc nghĩa. Dưới tác động của nhân tố nh cầu du nhập và áp lực của cấu trúc ngữ nghĩa tiếng Việt, các YTHV có thể: a) Mang toàn bộ cấu trúc nghĩa của mình nhập vào tiếng Việt. Thể hiện rõ nhất là ở các yếu tố đơn nghĩa mà nghĩa đó chưa có từ Việt biểu thị (băng, kiêu can, thuẫn…); b) Mang bộ phận cấu trúc nghĩa nhập vào tiếng Việt. Thuộc loại này chủ yếu là các YTHV đa nghĩa. Vì rằng, sự vay mượn chỉ xảy ra một nghĩa nào đó, hoặc nếu không chúng sẽ bị thay đổi, chuyển di ở các mức độ khác nhau.


Nghĩa trong tiếng Hán----------------------Vào tiếng Việt
1) Gốc (cây)------------------------------#
2) Nguồn gốc, căn nguyên sự việc----------tồn tại trong kết hp---
3) Vốn------------------------------------tồn tại trong kết hợp
4) Bản (đồ, vẽ)----------------------------tồn tại thành từ

4. Các YTHV nhập vào tiếng Việt có khả năng bảo tồn, chuyển di nghĩa. Những YTHV mang nội dung nghĩa mà tiếng Việt chưa có từ biểu thị thì được bảo tồn nghĩa, được bổ sung vào lớp từ cơ bản của tiếng Việt (ví dụ: bệnh, chế, chất, viêm). Trường hợp YTHV có từ (nhóm từ) Việt tương đương thì nghĩa của chúng có thể: a) Bảo tồn và đi vào từ cơ bản (đầu, quả), lớp từ địa phương (kỳ / vậy, / kỵ / giỗ), lớp từ trong phong cách chức năng hoặc trong các kết hợp (bích trong bích báo, bạo trong hung bạo); b) Chuyển di dưới các hình thức thêm nét nghĩa, bớt nét nghĩa hoặc đột biết làm cho rời xa nghĩa gốc (ví dụ: bì trong tiếng Hán có nghĩa là “da của người, động vật” khi sang tiếng Việt bì chỉ có nghĩa là “da của động vật dùng làm thức ăn”).

5. Các YTHV sau khi nhập vào tiếng Việt có khả năng phát triển nghĩa mới hay chỉ giữ nguyên nghĩa mượn. Những yếu tố không có khả năng phát triển nghĩa có số lượng rất ít (ví dụ: đao, triên, kinh), còn nói chung chúng đều có hả năng phát triển nghĩa mới tuân theo quy luật phát triển của tiếng Việt (ví dụ: ác --> rét ác, ác cái là) (do đó Hán - Việt khác với Hán - Nhật) (ví dụ: khám) vốn nghĩa là “khảo sát”, khi được dùng với nghĩa “khám bệnh” thì chỉ thấy trong tiếng Việt, còn tiếng Hán hiện đại dùng khán, tiếng Nhật dùng chần.

Sự du nhập của các YTHV vào trong HTTVTV là có tính xu hướng khá rõ. Đi sâu vào từng đặc điểm khảo sát để tìm ra xu hướng chung cũng như trong từng tiểu loại sẽ giúp thêm cho chúng ta có một cái nhìn cụ thể hơn toàn diện hơn về lớp yếu tố này.

Tác giả: Nguyễn Văn Khang
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top