An Nhiên^^
Moderator
- Xu
- 0
Bún Bò Huế Xưa Và Nay Có Gì Khác?
Nhắc đến ẩm thực Huế, bên cạnh những món chè Huế ngọt bùi, những món bánh Huế chan chứa tình người, ta cũng nhớ ngay đến món bún bò Huế. Nhưng liệu bạn có biết rằng, những tô bún bò Huế tại những thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội hoàn toàn không có chút gì giống với bún bò Huế nguyên bản ? Tại sao lại như vậy?
Chỉ nói riêng tại Sài Gòn, bún bò Huế là một món ăn cực quen thuộc, và thường xuyên được bán cùng với những món ăn cũng sử dụng bò làm nguyên liệu chính như phờ, hoặc bò kho. Điều này có nghĩa là, người Sài Gòn đã quen, và ưa thích với món ăn này, thế nhưng nếu bạn ghé thăm Huế thương, trong lòng muốn nếm thử món ăn này ngay tại quê nhà của nó, bạn sẽ thất vọng tràn trề. Bởi một điều đơn giản là bún bò Huế đã thay đổi rất nhiều cho phù hợp với khẩu vị của người địa phương khác.
Trước hết, sự thay đổi, phát triển cơ bản của bùn bò Huế từ xa xưa so với ngày nay đó là phần nguyên liệu chính: bò. Tên gọi khởi thủy của món ăn này là bún giò heo Huế, vốn đã xuất phát từ những buổi yến tiệc của hoàng cung triều Nguyễn, mãi đến sau này, khi văn hóa phương Tây xâm nhập ngày một dày đặc thì thịt bò mới dần được người Việt ưa chuộng và đưa vào món ăn.
Mãi đến sau này, bún bò Huế mới dần định hình được phong cách nấu và gia giảm các nguyên liệu sao cho hợp vị với thực khách mọi miền. Một số người khó tính coi sự thay đổi đó là mất gốc, bởi bún bò huế truyền thống sử dụng bún gạo sợi nhỏ, loại bún mà ngày nay người miền Nam, Sài Gòn thường sử dụng trong món bún riêu, hoặc bún dùng kèm khi ăn gỏi cuốn.
Cũng vì lẽ đó, nếu một người đã quen vị, và yêu thích với bún bò Huế tại Sài Gòn thử bún bò Huế gốc sẽ chê dở ngay, ngay cả một người du lịch sành ẩm thực, đã ăn thử bún bò Huế gốc sẽ cảm giác đó là một món ăn gì khác chứ không phải là bún bò. Ngoài khác biệt về loại bún, nước lèo nêm nếm cũng khác hẳn. Người miền Nam thường chuộng vị ngọt, nên nấu nước lèo bún bò thường hầm, nấu với xương, gân bò cho ra chất ngọt, còn người Huế lại lấy chất ngọt từ xác ruốt, chính vì vậy, vị ngọt của bún bò Huế truyền thống thường ít hơn, và vị mặn nồng nhiều hơn.
Thông thường, một tô bún bò Huế truyền thống ngoài bún và nước lèo ra, còn có thịt bò nạc xắt lát, giò heo, chả Huế, và chả tôm, vì thế một tô bún của Huế cực nhiều dinh dưỡng và đậm đà hương vị, như một món ăn phục vụ trong hoàng cung xưa vậy. Nhưng người miền Nam, đặc biệt là người Sài Gòn, có vẻ họ chuộng sự đơn giản, chỉ một cây chả huế, vài lát thịt bò, đôi khi có giò heo, thế là đủ.
Không chỉ khác biệt về mặt hương vị, bún bò Huế ở Sài Gòn thường được phục vụ cả ngày, nhưng vẫn được ưa thích nhất vào buổi tối và buổi sáng, còn bún bò Huế truyền thống chỉ được bán vào buổi sáng mà thôi. Người Huế, nói chung thôi nhé, thường chuộng lối sống chậm rãi, từ tốn, nhàn hạ, thế nên với họ việc ưa thích nhất vào buổi sáng là thưởng thức một tô bún bò Huế cay nồng mùi ruốt, có thể ăn thêm miếng bánh Huế, rồi dùng kèm chút trà thơm, rồi ngồi thưởng thức hồn kinh kỳ phảng phất khắp cố đô.
Nhiều người nói rằng, bún bò Huế tại những thành thị lớn như Sài Gòn là mất gốc, không đúng vị Huế nữa, nhưng thật ra đó chỉ là một chút chỉnh sửa cho phù hợp hơn với khẩu vị của người phương xa, bởi đâu dễ để một món ăn cứ mãi một hương vị. Tuy nhiên nếu bạn có cơ hội, đừng quên ghé Huế thương để thưởng thức một tô bún bò nấu đúng bằng ruốt, đúng chất truyền thống, đúng chất Huế xưa.
Nhắc đến ẩm thực Huế, bên cạnh những món chè Huế ngọt bùi, những món bánh Huế chan chứa tình người, ta cũng nhớ ngay đến món bún bò Huế. Nhưng liệu bạn có biết rằng, những tô bún bò Huế tại những thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội hoàn toàn không có chút gì giống với bún bò Huế nguyên bản ? Tại sao lại như vậy?
Bạn đã thực sự thưởng thức bún bò Huế chính gốc chưa ?
Chỉ nói riêng tại Sài Gòn, bún bò Huế là một món ăn cực quen thuộc, và thường xuyên được bán cùng với những món ăn cũng sử dụng bò làm nguyên liệu chính như phờ, hoặc bò kho. Điều này có nghĩa là, người Sài Gòn đã quen, và ưa thích với món ăn này, thế nhưng nếu bạn ghé thăm Huế thương, trong lòng muốn nếm thử món ăn này ngay tại quê nhà của nó, bạn sẽ thất vọng tràn trề. Bởi một điều đơn giản là bún bò Huế đã thay đổi rất nhiều cho phù hợp với khẩu vị của người địa phương khác.
Hương vị bún bò Huế bạn đã quen miệng rất khác với vị truyền thống
Trước hết, sự thay đổi, phát triển cơ bản của bùn bò Huế từ xa xưa so với ngày nay đó là phần nguyên liệu chính: bò. Tên gọi khởi thủy của món ăn này là bún giò heo Huế, vốn đã xuất phát từ những buổi yến tiệc của hoàng cung triều Nguyễn, mãi đến sau này, khi văn hóa phương Tây xâm nhập ngày một dày đặc thì thịt bò mới dần được người Việt ưa chuộng và đưa vào món ăn.
Xưa kia người Việt luôn chuộng thịt heo trong nấu nướng hơn
Mãi sau này thịt bò mới được ưa chuộng và sử dụng nhiều hơn
Mãi đến sau này, bún bò Huế mới dần định hình được phong cách nấu và gia giảm các nguyên liệu sao cho hợp vị với thực khách mọi miền. Một số người khó tính coi sự thay đổi đó là mất gốc, bởi bún bò huế truyền thống sử dụng bún gạo sợi nhỏ, loại bún mà ngày nay người miền Nam, Sài Gòn thường sử dụng trong món bún riêu, hoặc bún dùng kèm khi ăn gỏi cuốn.
Khác biệt đầu tiên nhận thấy đó là dùng hai loại bún khác nhau
Tiếp đó là việc sử dụng nhiều loại topping khác nhau
Cũng vì lẽ đó, nếu một người đã quen vị, và yêu thích với bún bò Huế tại Sài Gòn thử bún bò Huế gốc sẽ chê dở ngay, ngay cả một người du lịch sành ẩm thực, đã ăn thử bún bò Huế gốc sẽ cảm giác đó là một món ăn gì khác chứ không phải là bún bò. Ngoài khác biệt về loại bún, nước lèo nêm nếm cũng khác hẳn. Người miền Nam thường chuộng vị ngọt, nên nấu nước lèo bún bò thường hầm, nấu với xương, gân bò cho ra chất ngọt, còn người Huế lại lấy chất ngọt từ xác ruốt, chính vì vậy, vị ngọt của bún bò Huế truyền thống thường ít hơn, và vị mặn nồng nhiều hơn.
Người miền Nam thường nấu nước lèo bằng xương và gân bò hầm
Người Huế lại thường hầm xương, gân bò riêng và lấy chất ngọt chính từ ruốc
Thông thường, một tô bún bò Huế truyền thống ngoài bún và nước lèo ra, còn có thịt bò nạc xắt lát, giò heo, chả Huế, và chả tôm, vì thế một tô bún của Huế cực nhiều dinh dưỡng và đậm đà hương vị, như một món ăn phục vụ trong hoàng cung xưa vậy. Nhưng người miền Nam, đặc biệt là người Sài Gòn, có vẻ họ chuộng sự đơn giản, chỉ một cây chả huế, vài lát thịt bò, đôi khi có giò heo, thế là đủ.
Ăn bún bò Huế phải ăn kèm rau sống mới dậy vị
Ngoài Huế ra, không phải nơi nào cũng có chả cua kèm theo tô bún bò đâu nhé
Không chỉ khác biệt về mặt hương vị, bún bò Huế ở Sài Gòn thường được phục vụ cả ngày, nhưng vẫn được ưa thích nhất vào buổi tối và buổi sáng, còn bún bò Huế truyền thống chỉ được bán vào buổi sáng mà thôi. Người Huế, nói chung thôi nhé, thường chuộng lối sống chậm rãi, từ tốn, nhàn hạ, thế nên với họ việc ưa thích nhất vào buổi sáng là thưởng thức một tô bún bò Huế cay nồng mùi ruốt, có thể ăn thêm miếng bánh Huế, rồi dùng kèm chút trà thơm, rồi ngồi thưởng thức hồn kinh kỳ phảng phất khắp cố đô.
Ăn bún bò xong còn phải thưởng thức vài món bánh Huế
Và đương nhiên không thể thiếu một tách trà thơm
Nhiều người nói rằng, bún bò Huế tại những thành thị lớn như Sài Gòn là mất gốc, không đúng vị Huế nữa, nhưng thật ra đó chỉ là một chút chỉnh sửa cho phù hợp hơn với khẩu vị của người phương xa, bởi đâu dễ để một món ăn cứ mãi một hương vị. Tuy nhiên nếu bạn có cơ hội, đừng quên ghé Huế thương để thưởng thức một tô bún bò nấu đúng bằng ruốt, đúng chất truyền thống, đúng chất Huế xưa.