Bùi Xuân Phái - Không chỉ tài hoa với Phố
Ít ai biết, không chỉ là “ông vua phố cổ”, Bùi Xuân Phái còn được coi là họa sĩ vẽ chân dung bậc thầy, là người làm nản lòng bất kỳ họa sĩ nào muốn cầm cọ vẽ về chèo, và từng gây kinh ngạc với những bức khoả thân.
Ai là “fan” của tranh Phái, chắc hẳn sẽ vô cùng thích thú khi biết có hẳn một thế giới Phái trong lòng phố cổ Hà Nội để ghé thăm. Thế giới Phái nhỏ nhắn, xinh xắn và đầy ắp tinh thần Phái. Đến để nhìn kỹ hơn tranh của ông, biết rõ hơn về tranh của ông và hiều sâu hơn về con người của người họa sĩ tài hoa này.
Căn phòng nhỏ - “thế giới Phái” - nằm trong một con ngõ nhỏ tối om, bé tí xíu tại số nhà 87 phố Thuốc Bắc. Ngôi nhà 87 Thuốc Bắc đã chứng kiến cuộc đời và sự nghiệp của người hoạ sĩ lỗi lạc bậc thầy này, từ lúc ông sinh ra, lớn lên và đến khi ông trút hơi thở cuối cùng để trở về với cát bụi. Ngõ nhõ, phố nhỏ, nhưng bước vào trong “Thế giới Phái”, không gian bỗng “rộng” ra và sinh động lạ thường bởi sắc màu khi rực rỡ, khi trầm ấm trong tranh Phái.
Tranh phố Phái – những bức tranh khổ nhỏ được treo dọc tường lối đi lên cầu thang. Căn phòng nơi “thế giới Phái” “ngự trị” cũng bừng sáng bởi sắc màu ấm áp của vô số tranh được treo với mật độ dày đặc trên 4 bức tường.
Cảm giác thật tuyệt vời khi được ngắm tranh của người họa sĩ nổi tiếng, không phải ở những galery tranh chép, mà ở chính nơi ông từng sống, từng miệt mài cầm cọ, căng toan, pha màu…
Nhà thơ Dương Tường từng “sung sướng thả mình vào trong thế giới Phái. Và nhất là để trầm lặng suy tư trong tiếng nói rêu phong của những phố cổ Hà Nội, phố cổ Hội An hay những phố đường rừng mạn ngược….. Ai có thể, hơn Phái, đọc được những tâm sự phố trên những mái ngói thâm hàng thế kỷ sương mưa, trên những mảng vữa lở lói,những bức tường rêu phủ nham nhở, trên những đầu hồi nhà, trên những ngọn đèn đêm chao đưa trên dây điện dăng ngang một ngã tư? Nhà thơ nào đã từng nói, như Phái, bắt được nhịp đập xao xuyến của Hà Nội "ba mươi sáu phố phường", của Hà Nội xưa "ngàn năm văn vật".
“Thế giới Phái” được chia thành ba khu vực với ba căn phòng, trưng bày từng chủ đề mà họa sĩ đã sáng tác. Được trưng bầy nhiều nhất vẫn là đề tài Phố Cổ Hà Nội. Dạo qua từng ô cửa nghệ thuật, người xem như hiểu thêm về lịch sử hội họa của xứ sở mình và cả những khuynh hướng nghệ thuật được họa sĩ thể hiện. Những quan điểm sáng tác, ảnh hưởng về điều kiện xã hội, cũng được tác giả khắc họa rất rõ trên từng tác phẩm của mình qua từng giai đoạn.
Cùng một góc phố Hàng Mắm hay Hàng Bạc,Hàng nón hay Hàng Khoai, Bùi Xuân Phái cho ta thấy vô vàn biến tấu, không trùng lặp, mỗi bức tranh chứa đựng một tâm trạng, riêng biệt, lung linh ở mỗi bức một sắc độ ánh sáng khác. Không thể biết được bao lần ông đã trở lại đề tài này cùng tình yêu mê cuồng với Hà Nội, với ngôi đền Bạch Mã, với cây đa Ngõ Gạch, với những tấm bia Văn Miếu...
Họa sĩ Bùi Thanh Phương – con trai họa sĩ Bùi Xuân Phái – đồng thời là người “gác cửa thế giới Phái” tự hào viết những dòng cảm xúc về người cha tài hoa của mình: “Tôi đã chứng kiến giây phút cuối cùng của ông và không thể quên được cặp mắt ấy, cái nhìn choáng váng nghi hoặc ấy. Ông tỏ ra bình thản và dường như không luyến tiếc trần thế, nhưng trần thế luyến tiếc ông, người họa sĩ tài hoa đã để lại dấu ấn đậm sâu của mình qua hàng ngàn bức họa mà ông đã để lại cho đời”.
Một “Phái khác”
Đến thăm thế giới Phái, bạn sẽ dễ dàng nhận ra “một Phái khác” bên cạnh danh hiệu “ông vua phố cổ” mà thế gian yêu quý dành tặng cho ông.
Theo anh Phương, đề tài tranh khỏa thân cũng được họa sĩ Bùi Xuân Phái yêu thích và vẽ nhiều. Đề tài này được ông khai thác nhiều nhất vào thập niên 60 ở thế kỷ trước, khi đó Bùi xuân Phái ở vào lứa tuổi tứ thập, nên có được phong độ nhất về năng lượng sáng tác cũng như niềm đam mê vẻ đẹp thân thể nữ. Hầu như các bức tranh khỏa thân của ông thường bắt nguồn từ thực tế (mẫu). Thời đó, ông hay đến nhà các đồng nghiệp có xưởng vẽ để vẽ mẫu. Nhóm các ông thường chung tiền để thuê người mẫu về vẽ. Đã nửa thế kỷ trôi qua, nhưng những người cùng thời với ông, vẫn còn nhắc đến mấy cô model : cô Hòa, cô Thơm...
Anh Phương nói: Có vẻ như là một nghịch lý khi ông họa sĩ già hiền lành rụt rè Bùi Xuân Phái làm kinh ngạc mọi người vì những bức khoả thân mini của ông . Các tư thế mà ông vẽ bằng nhập tâm đã trở thành những dáng đặc biệt Phái và rất đặc trưng đàn bà VN: Những cái lưng khom, quần áo “lỡ dở” trong lúc chuẩn bị tắm, những cô nàng của thơ Hồ Xuân Hương với các dáng nằm khiến “quân tử dùng dằng đi chẳng dứt…”. Ông từng nói vui: “những khoả thân của mình chỉ là ý niệm đã qua, của một thời đã mất”.
Cũng theo anh Phương, Bùi Xuân Phái còn có đề tài "búa bổ" khác nữa là đề tài chèo. Khi nói đến tranh vẽ về chèo, bắt buộc người ta phải kể đến Bùi Xuân Phái trước nhất. Có thể nói, những tác phẩm xuất sắc về chèo của Bùi Xuân Phái đã làm nản lòng bất kỳ họa sĩ nào nếu có ý muốn cầm cọ để thể hiện mảng đề tài này.
Ở mảng này, tranh của ông bớt trầm tư, cô liêu hơn mảng tranh phố. Những bức chèo của Bùi Xuân Phái chứa đựng cái thẩm mỹ dân gian hóm hỉnh của làng xã Bắc Kỳ. Những chàng hề say, hề gậy, những đào lệch, đào thương, những cô gái soi gương chải tóc, những cảnh sinh hoạt sau hậu trường sân khấu của diễn viên khi họ thay trang phục trước giờ biểu diễn... được làm sống động bằng một ngôn ngữ hội họa cũng nôm na, ước lệ như diễn xuất chèo.
Bùi Xuân Phái đã làm nên một ngôn ngữ riêng cho chèo bằng ngôn ngữ của hình và mầu. Nhân vật của ông, những biến thiên ngàn năm của người thôn quê xuất hiện đầy chất thơ, sâu lắng và ý nhị.
Năm 1961, Bùi Xuân Phái làm trang trí cho vở chèo Sợi tơ vàng, và từ đấy ông phát lộ ra cái hay, cái đẹp của chèo, và tạo ra một cái nhìn riêng, một cõi riêng, bổ sung một mảng đề tài quan trọng vào di sản nghệ thuật đồ sộ của ông. Khác hẳn với phố cổ, ở mảng tranh chèo, cùng những minh họa cho tập sách về Hề chèo năm 1981, và những minh họa cho Thơ Hồ Xuân Hương, khiến người ta phát hiện ra một Bùi Xuân Phái trẻ trung, dí dỏm, đầy chất "u-mua" kiểu Pháp.
Ngoài ra, ở “Thế giới Phái”, bạn còn được tận mắt ngắm nghía những bức tranh rất đẹp của Bùi Xuân Phái về biển, chân dung, tết Trung thu… Hầu như ở đề tài nào, ông cũng thật xuất sắc.
Họa sĩ Văn Dương Thành nhận xét: “Ai cũng biết tranh phố cổ của Bùi Xuân Phái nhưng ít người biết ông là họa sĩ vẽ chân dung bậc thầy của Việt Nam. Hàng trăm bức chân dung ông vẽ, vợ và các con cũng như các bạn thân thiết, bức nào cũng diễn đạt sâu sắc cá tính và ngoại hình của từng người mà không bao giờ lặp lại".
Một ngày bình thường, bước chân vào “thế giới Phái”, ngắm tranh, nghe họa sĩ Bùi Thanh Phương kể chuyện cụ Phái, thời gian như… chậm hơn…
Ai là “fan” của tranh Phái, chắc hẳn sẽ vô cùng thích thú khi biết có hẳn một thế giới Phái trong lòng phố cổ Hà Nội để ghé thăm. Thế giới Phái nhỏ nhắn, xinh xắn và đầy ắp tinh thần Phái. Đến để nhìn kỹ hơn tranh của ông, biết rõ hơn về tranh của ông và hiều sâu hơn về con người của người họa sĩ tài hoa này.
Chân dung Bùi Xuân Phái
Căn phòng nhỏ - “thế giới Phái” - nằm trong một con ngõ nhỏ tối om, bé tí xíu tại số nhà 87 phố Thuốc Bắc. Ngôi nhà 87 Thuốc Bắc đã chứng kiến cuộc đời và sự nghiệp của người hoạ sĩ lỗi lạc bậc thầy này, từ lúc ông sinh ra, lớn lên và đến khi ông trút hơi thở cuối cùng để trở về với cát bụi. Ngõ nhõ, phố nhỏ, nhưng bước vào trong “Thế giới Phái”, không gian bỗng “rộng” ra và sinh động lạ thường bởi sắc màu khi rực rỡ, khi trầm ấm trong tranh Phái.
Tranh phố Phái – những bức tranh khổ nhỏ được treo dọc tường lối đi lên cầu thang. Căn phòng nơi “thế giới Phái” “ngự trị” cũng bừng sáng bởi sắc màu ấm áp của vô số tranh được treo với mật độ dày đặc trên 4 bức tường.
Cảm giác thật tuyệt vời khi được ngắm tranh của người họa sĩ nổi tiếng, không phải ở những galery tranh chép, mà ở chính nơi ông từng sống, từng miệt mài cầm cọ, căng toan, pha màu…
Nhà thơ Dương Tường từng “sung sướng thả mình vào trong thế giới Phái. Và nhất là để trầm lặng suy tư trong tiếng nói rêu phong của những phố cổ Hà Nội, phố cổ Hội An hay những phố đường rừng mạn ngược….. Ai có thể, hơn Phái, đọc được những tâm sự phố trên những mái ngói thâm hàng thế kỷ sương mưa, trên những mảng vữa lở lói,những bức tường rêu phủ nham nhở, trên những đầu hồi nhà, trên những ngọn đèn đêm chao đưa trên dây điện dăng ngang một ngã tư? Nhà thơ nào đã từng nói, như Phái, bắt được nhịp đập xao xuyến của Hà Nội "ba mươi sáu phố phường", của Hà Nội xưa "ngàn năm văn vật".
Đền Bạch Mã trong tranh Bùi Xuân Phái
“Thế giới Phái” được chia thành ba khu vực với ba căn phòng, trưng bày từng chủ đề mà họa sĩ đã sáng tác. Được trưng bầy nhiều nhất vẫn là đề tài Phố Cổ Hà Nội. Dạo qua từng ô cửa nghệ thuật, người xem như hiểu thêm về lịch sử hội họa của xứ sở mình và cả những khuynh hướng nghệ thuật được họa sĩ thể hiện. Những quan điểm sáng tác, ảnh hưởng về điều kiện xã hội, cũng được tác giả khắc họa rất rõ trên từng tác phẩm của mình qua từng giai đoạn.
Cùng một góc phố Hàng Mắm hay Hàng Bạc,Hàng nón hay Hàng Khoai, Bùi Xuân Phái cho ta thấy vô vàn biến tấu, không trùng lặp, mỗi bức tranh chứa đựng một tâm trạng, riêng biệt, lung linh ở mỗi bức một sắc độ ánh sáng khác. Không thể biết được bao lần ông đã trở lại đề tài này cùng tình yêu mê cuồng với Hà Nội, với ngôi đền Bạch Mã, với cây đa Ngõ Gạch, với những tấm bia Văn Miếu...
Họa sĩ Bùi Thanh Phương – con trai họa sĩ Bùi Xuân Phái – đồng thời là người “gác cửa thế giới Phái” tự hào viết những dòng cảm xúc về người cha tài hoa của mình: “Tôi đã chứng kiến giây phút cuối cùng của ông và không thể quên được cặp mắt ấy, cái nhìn choáng váng nghi hoặc ấy. Ông tỏ ra bình thản và dường như không luyến tiếc trần thế, nhưng trần thế luyến tiếc ông, người họa sĩ tài hoa đã để lại dấu ấn đậm sâu của mình qua hàng ngàn bức họa mà ông đã để lại cho đời”.
Một “Phái khác”
Một bức khỏa thân của Bùi Xuân Phái
Đến thăm thế giới Phái, bạn sẽ dễ dàng nhận ra “một Phái khác” bên cạnh danh hiệu “ông vua phố cổ” mà thế gian yêu quý dành tặng cho ông.
Theo anh Phương, đề tài tranh khỏa thân cũng được họa sĩ Bùi Xuân Phái yêu thích và vẽ nhiều. Đề tài này được ông khai thác nhiều nhất vào thập niên 60 ở thế kỷ trước, khi đó Bùi xuân Phái ở vào lứa tuổi tứ thập, nên có được phong độ nhất về năng lượng sáng tác cũng như niềm đam mê vẻ đẹp thân thể nữ. Hầu như các bức tranh khỏa thân của ông thường bắt nguồn từ thực tế (mẫu). Thời đó, ông hay đến nhà các đồng nghiệp có xưởng vẽ để vẽ mẫu. Nhóm các ông thường chung tiền để thuê người mẫu về vẽ. Đã nửa thế kỷ trôi qua, nhưng những người cùng thời với ông, vẫn còn nhắc đến mấy cô model : cô Hòa, cô Thơm...
Anh Phương nói: Có vẻ như là một nghịch lý khi ông họa sĩ già hiền lành rụt rè Bùi Xuân Phái làm kinh ngạc mọi người vì những bức khoả thân mini của ông . Các tư thế mà ông vẽ bằng nhập tâm đã trở thành những dáng đặc biệt Phái và rất đặc trưng đàn bà VN: Những cái lưng khom, quần áo “lỡ dở” trong lúc chuẩn bị tắm, những cô nàng của thơ Hồ Xuân Hương với các dáng nằm khiến “quân tử dùng dằng đi chẳng dứt…”. Ông từng nói vui: “những khoả thân của mình chỉ là ý niệm đã qua, của một thời đã mất”.
Cũng theo anh Phương, Bùi Xuân Phái còn có đề tài "búa bổ" khác nữa là đề tài chèo. Khi nói đến tranh vẽ về chèo, bắt buộc người ta phải kể đến Bùi Xuân Phái trước nhất. Có thể nói, những tác phẩm xuất sắc về chèo của Bùi Xuân Phái đã làm nản lòng bất kỳ họa sĩ nào nếu có ý muốn cầm cọ để thể hiện mảng đề tài này.
Ở mảng này, tranh của ông bớt trầm tư, cô liêu hơn mảng tranh phố. Những bức chèo của Bùi Xuân Phái chứa đựng cái thẩm mỹ dân gian hóm hỉnh của làng xã Bắc Kỳ. Những chàng hề say, hề gậy, những đào lệch, đào thương, những cô gái soi gương chải tóc, những cảnh sinh hoạt sau hậu trường sân khấu của diễn viên khi họ thay trang phục trước giờ biểu diễn... được làm sống động bằng một ngôn ngữ hội họa cũng nôm na, ước lệ như diễn xuất chèo.
Bùi Xuân Phái đã làm nên một ngôn ngữ riêng cho chèo bằng ngôn ngữ của hình và mầu. Nhân vật của ông, những biến thiên ngàn năm của người thôn quê xuất hiện đầy chất thơ, sâu lắng và ý nhị.
Năm 1961, Bùi Xuân Phái làm trang trí cho vở chèo Sợi tơ vàng, và từ đấy ông phát lộ ra cái hay, cái đẹp của chèo, và tạo ra một cái nhìn riêng, một cõi riêng, bổ sung một mảng đề tài quan trọng vào di sản nghệ thuật đồ sộ của ông. Khác hẳn với phố cổ, ở mảng tranh chèo, cùng những minh họa cho tập sách về Hề chèo năm 1981, và những minh họa cho Thơ Hồ Xuân Hương, khiến người ta phát hiện ra một Bùi Xuân Phái trẻ trung, dí dỏm, đầy chất "u-mua" kiểu Pháp.
Ngoài ra, ở “Thế giới Phái”, bạn còn được tận mắt ngắm nghía những bức tranh rất đẹp của Bùi Xuân Phái về biển, chân dung, tết Trung thu… Hầu như ở đề tài nào, ông cũng thật xuất sắc.
Họa sĩ Văn Dương Thành nhận xét: “Ai cũng biết tranh phố cổ của Bùi Xuân Phái nhưng ít người biết ông là họa sĩ vẽ chân dung bậc thầy của Việt Nam. Hàng trăm bức chân dung ông vẽ, vợ và các con cũng như các bạn thân thiết, bức nào cũng diễn đạt sâu sắc cá tính và ngoại hình của từng người mà không bao giờ lặp lại".
Một ngày bình thường, bước chân vào “thế giới Phái”, ngắm tranh, nghe họa sĩ Bùi Thanh Phương kể chuyện cụ Phái, thời gian như… chậm hơn…
ST