ĐBSCL: Tỷ lệ học sinh bỏ học còn ở mức cao

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
ĐBSCL: Tỷ lệ học sinh bỏ học còn ở mức cao

Học sinh bỏ học và thiếu giáo viên là những khó khăn mà ngành GD-ĐT các tỉnh ĐBSCL đang gặp phải là vấn đề được nêu ra trong cuộc giao ban lần I năm học 2010-2011 vừa được tổ chức tại tỉnh Đồng Tháp.

Vẫn là điệp khúc học sinh bỏ học…

Theo đánh giá của ông Nguyễn Hoàng Nhi - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp kiêm Trưởng vùng 6, nhìn chung tỷ lệ học sinh (HS) bỏ học ở vùng ĐBSCL tuy có giảm so với năm trước nhưng vẫn còn ở mức cao.

Thống kê số HS bỏ học trong hè ở các cấp phổ thông, tiểu học: 0,34%; THCS; 2,28%; THPT : 3,53%. Các tỉnh có HS bỏ học trong hè cao như Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp, Long An, Bạc Liêu. Số HS bỏ học đầu năm học ở trong vùng là tiểu học: 0,02%; THCS: 0,55% và THPT: 0,66% ; trong đó 2 tỉnh Bến Tre và Tiền Giang có tỷ lệ HS bỏ học cao nhất.

dbscl.jpg


Học sinh ĐBSCL.

Ông Nhi cho biết, thời gian qua các tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm hạn chế tình trạng HS bỏ học như đẩy mạnh phong trào thi đua trường học thân thiện, HS tích cực nhằm thực hiện việc dạy học hiệu quả và tạo môi trường học tốt; tổ chức Tháng khuyến học, Tổ dân phòng khuyến học nhằm vận động HS trở lại trường; cải thiện các điều kiện học tập để từng bước giảm tỷ lệ HS yếu kém; vận động kinh phí hỗ trợ các em HS có hoàn cảnh khó khăn, giúp các em vượt khó đến trường..

Dù vậy, theo ông Nhi trong thời quan qua vẫn chưa có nhiều chuyển biến tốt. Nguyên nhân chính khiến HS bỏ học là do HS học yếu, kém dẫn đến chán học rồi bỏ học; do hoàn cảnh kinh tế khó khăn; nhà xa trường; một bộ phận HS bỏ học đi lao động ở các khu công nghiệp…

….đến thiếu giáo viên

Hiện tổng số cán bộ, giáo viên (GV) toàn vùng ĐBSCL là 186.729 người. Trong năm học 2010-2011, các Sở GD đã tuyển dụng 8.400 GV, nhân viên. Song, theo các tỉnh cho biết so với yêu cầu thì vẫn còn thiếu GV ở một số bộ môn và GV mầm non (Tiền Giang thiếu 460 GV mầm non, Kiên Giang thiếu 213 GV mầm non).

Về đội ngũ nhân viên y tế trường học, GV phụ trách công tác thư viện, thiết bị trường học hầu hết điều đều thiếu so với yêu cầu. Do thiếu GV nên tình trạng GV dạy vượt giờ trên 200 tiết/năm vẫn còn tồn tại, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa.

Ngoài ra, theo báo cáo của Trưởng vùng 6, tình hình dạy thêm học thêm trong năm qua có nhiều chuyển biến tích cực, không để xảy ra các hiện tượng tạo ra dư luận xã hội gay gắt đối với ngành. Tuy nhiên, vấn đề này ở nhiều địa phương vẫn còn nhiều hạn chế.

Ông Nguyễn Hoàng Nhi đánh giá, công tác quản lý dạy thêm, học thêm chưa thực hiện đồng bộ ở các cấp; một số đơn vị còn buông lỏng quản lý; một số nơi vẫn còn tình trạng GV dạy thêm chưa đảm bảo đúng quy định về các điều kiện cần thiết…

Để giải quyết phần nào các tình trạng trên, các Sở GD vùng 6 đã đề nghị Bộ GD-ĐT cần quan tâm ưu tiên đầu tư thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia như dự án giáo dục trung học, xây dựng trường THPT Chuyên, phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, kiên cố hóa trường lớp để ĐBSCL có điều kiện phát triển so với các khu vực khác.

Bộ cũng nên xem xét điều chỉnh Thông tư liên tịch số 50 về việc thực hiện trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo theo hướng định mức thừa giờ của giáo viên trong năm để phù hợp hơn với tình hình hiện nay.



Theo Dân trí.
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top