Đến ngày 4/9 khi học sinh các trường học ở các tỉnh ĐBSCL hòa trong không khí náo nức của ngày khai giảng, nhiều phụ huynh học sinh không khỏi ưu tư lo lắng về các khoản đóng góp khi năm học mới bắt đầu...
Nữ sinh vùng ĐBSCL đến trường trước ngày khai giảng.
Những ngày đầu tháng 9 này, hầu hết các trường trên địa bàn các tỉnh ĐBSCL như Cần Thơ, Cà Mau, Sóc Trăng chưa tổ chức đại hội phụ huynh học sinh, vì vậy chưa thấy các ý kiến phản ánh về các khoản thu của các trường. Tuy nhiên những nỗi lo âm ỉ về các khoản tiền đóng góp tự nguyện vẫn còn đó.
Chị Phạm Thị Thủy - một phụ huynh có 2 con đang học cấp 1 ở một trường công lập có tiếng ở Cần Thơ nói: Vẫn biết rằng ban đại diện cha mẹ học sinh có thể vận động hỗ trợ học sinh, đó là việc hoàn toàn tự nguyện chứ không ép buộc. Tuy nhiên với khoản lương ít ỏi của 2 vợ chồng công chức, chúng tôi vẫn rất lo lắng với cái khoản “tự nguyện” đó.
Trước nỗi băn khoăn của các phụ huynh, ông Nguyễn Quý Đôn, phó giám đốc Sở GD-ĐT Cần Thơ, cho biết: Sở nghiêm cấm các khoản thu trái quy định. Để tránh tình trạng lạm thu đầu năm học, Cần Thơ sẽ ra văn bản quy định rõ ràng các trường học sẽ được thu những khoản nào, Hội cha mẹ được thu khoản nào và khoản nào không được thu.
Việc Hội phụ huynh học sinh và nhà trường bàn thảo với nhau, huy động tiền để sữa chữa trường lớp, mua sắm đèn quạt cho lớp học... tuy là tự nguyện nhưng với nhiều gia đình khó khăn với họ thì đó là gánh năng. Tuy Sở đã quán triệt không được lạm thu, nhưng vì thực tế kinh phí nhà trường còn hạn hẹp, nên đành phải vận động các phụ huynh đóng góp.
Ở tỉnhCà Mau, ngành giáo dục quy định học sinh trái tuyến phải đóng các khoản tiền cao hơn so với các học sinh đúng tuyến. Một phụ huynh học sinh Trường mẫu giáo Hương Sen, phường 5, TP Cà Mau cho biết, các khoản thu đầu năm học là 599.000đ, trong đó có 100.000đ/em để ủng hộ sửa chữa trường lớp. Trong khi đó, học sinh học trái tuyến phải đóng 500.000đ/em.
Tại Trường THPT Phú Hưng huyện Cái Nước, Cà Mau, các khoản thu đầu năm chưa được ấn định của UBND tỉnh, nhưng các khoản thu tự nguyện của cha mẹ học sinh vẫn tiến hành bình thường như nhiều năm trước.
Ông Nguyễn Văn Phú, hiệu trưởng Trường THPT Phú Hưng, cho biết: “Hội cha mẹ học sinh ủy quyền cho trường thu quĩ khuyến học 50.000đ/cha mẹ học sinh, đại hội vào đầu năm Hội sẽ quyết định chính thức. Tuy nhiên nếu gia đình nào khó khăn, có đơn sẽ được miễn giảm”.
Theo ông Cao Minh Hồng, Chánh văn phòng Sở GD- ĐT Cà Mau: “Các khoản thu học phí chưa có quyết định của UBND tỉnh nên các trường chưa thu. Riêng các khoản thu tự nguyện của cha mẹ học sinh sẽ không quản lý nổi vì chưa có qui định”.
Học sinh vùng sông nước Cà Mau đến trường.
Ở Sóc Trăng, hiện các trường đều thu theo qui định của ngành như học phí, hoặc các loại tiền thuộc diện tự nguyện như bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn… Các trường không đặt ra những khoản thu trái qui định, gây khó khăn cho người có con đi học.
Riêng tại Trường THPT Hoàng Diệu, TP Sóc Trăng, những học sinh được chọn vào những lớp 10 đặc biệt thì phải đóng 1,5 triệu (thu một lần) để có lớp học, phòng học VIP. Phòng học này gắn máy lạnh, dạy học bằng máy vi tính. Ngoài ra còn các khoản khác như học phí, bảo hiểm… thì thu theo qui định.
Thầy Nguyễn Văn Nghị, hiệu trưởng Trường THCS xã Tân Thạnh, huyện Long Phú, cho biết: Năm học này, học sinh trường đóng học phí 72.000đ/năm; bảo hiểm tai nạn 30.000đ/năm; bảo hiểm y tế 184.000đ/năm. Với mức thu đó nhiều phụ huynh không đủ sức mua cho con vì hoàn cảnh quá nghèo, trong khi đầu năm phải chi nhiều khoản cho con đi học.
Ông Trần Việt Hùng, giám đốc Sở GD-ĐT Sóc Trăng, nhấn mạnh: “Chúng tôi đã quán triệt với lãnh đạo các Phòng GD-ĐT và hiệu trưởng các trường tuyệt đối không được đề ra các khoản thu trái qui định, cá nhân hay đơn vị nào làm sai phải chịu trách nhiệm. Mấy năm nay tình hình thu các loại tiền trái qui định ở Sóc Trăng hầu như ít xảy ra”.
Theo Dan tri.
Nữ sinh vùng ĐBSCL đến trường trước ngày khai giảng.
Chị Phạm Thị Thủy - một phụ huynh có 2 con đang học cấp 1 ở một trường công lập có tiếng ở Cần Thơ nói: Vẫn biết rằng ban đại diện cha mẹ học sinh có thể vận động hỗ trợ học sinh, đó là việc hoàn toàn tự nguyện chứ không ép buộc. Tuy nhiên với khoản lương ít ỏi của 2 vợ chồng công chức, chúng tôi vẫn rất lo lắng với cái khoản “tự nguyện” đó.
Trước nỗi băn khoăn của các phụ huynh, ông Nguyễn Quý Đôn, phó giám đốc Sở GD-ĐT Cần Thơ, cho biết: Sở nghiêm cấm các khoản thu trái quy định. Để tránh tình trạng lạm thu đầu năm học, Cần Thơ sẽ ra văn bản quy định rõ ràng các trường học sẽ được thu những khoản nào, Hội cha mẹ được thu khoản nào và khoản nào không được thu.
Việc Hội phụ huynh học sinh và nhà trường bàn thảo với nhau, huy động tiền để sữa chữa trường lớp, mua sắm đèn quạt cho lớp học... tuy là tự nguyện nhưng với nhiều gia đình khó khăn với họ thì đó là gánh năng. Tuy Sở đã quán triệt không được lạm thu, nhưng vì thực tế kinh phí nhà trường còn hạn hẹp, nên đành phải vận động các phụ huynh đóng góp.
Ở tỉnhCà Mau, ngành giáo dục quy định học sinh trái tuyến phải đóng các khoản tiền cao hơn so với các học sinh đúng tuyến. Một phụ huynh học sinh Trường mẫu giáo Hương Sen, phường 5, TP Cà Mau cho biết, các khoản thu đầu năm học là 599.000đ, trong đó có 100.000đ/em để ủng hộ sửa chữa trường lớp. Trong khi đó, học sinh học trái tuyến phải đóng 500.000đ/em.
Tại Trường THPT Phú Hưng huyện Cái Nước, Cà Mau, các khoản thu đầu năm chưa được ấn định của UBND tỉnh, nhưng các khoản thu tự nguyện của cha mẹ học sinh vẫn tiến hành bình thường như nhiều năm trước.
Ông Nguyễn Văn Phú, hiệu trưởng Trường THPT Phú Hưng, cho biết: “Hội cha mẹ học sinh ủy quyền cho trường thu quĩ khuyến học 50.000đ/cha mẹ học sinh, đại hội vào đầu năm Hội sẽ quyết định chính thức. Tuy nhiên nếu gia đình nào khó khăn, có đơn sẽ được miễn giảm”.
Theo ông Cao Minh Hồng, Chánh văn phòng Sở GD- ĐT Cà Mau: “Các khoản thu học phí chưa có quyết định của UBND tỉnh nên các trường chưa thu. Riêng các khoản thu tự nguyện của cha mẹ học sinh sẽ không quản lý nổi vì chưa có qui định”.
Học sinh vùng sông nước Cà Mau đến trường.
Riêng tại Trường THPT Hoàng Diệu, TP Sóc Trăng, những học sinh được chọn vào những lớp 10 đặc biệt thì phải đóng 1,5 triệu (thu một lần) để có lớp học, phòng học VIP. Phòng học này gắn máy lạnh, dạy học bằng máy vi tính. Ngoài ra còn các khoản khác như học phí, bảo hiểm… thì thu theo qui định.
Thầy Nguyễn Văn Nghị, hiệu trưởng Trường THCS xã Tân Thạnh, huyện Long Phú, cho biết: Năm học này, học sinh trường đóng học phí 72.000đ/năm; bảo hiểm tai nạn 30.000đ/năm; bảo hiểm y tế 184.000đ/năm. Với mức thu đó nhiều phụ huynh không đủ sức mua cho con vì hoàn cảnh quá nghèo, trong khi đầu năm phải chi nhiều khoản cho con đi học.
Ông Trần Việt Hùng, giám đốc Sở GD-ĐT Sóc Trăng, nhấn mạnh: “Chúng tôi đã quán triệt với lãnh đạo các Phòng GD-ĐT và hiệu trưởng các trường tuyệt đối không được đề ra các khoản thu trái qui định, cá nhân hay đơn vị nào làm sai phải chịu trách nhiệm. Mấy năm nay tình hình thu các loại tiền trái qui định ở Sóc Trăng hầu như ít xảy ra”.
Theo Dan tri.