Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Bối cảnh quốc tế và tác động của phong trào dân tộc dân chủ trong nước do giai cấp tư sản dân tộc và tiểu tư sản lãnh đạo giai đoạn 1919 – 1925
Những năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào dân tộc dân chủ do giai cấp tư sản dân tộc và tiểu tư sản lãnh đạo diễn ra khá mạnh mẽ:
1. Bối cảnh quốc tế và tác động của nó đến Việt Nam.
- Tháng 11/1917, cách mạng tháng Mười Nga thành công, đưa giai cấp công nông lên nắm chính quyền và xây dựng chủ nghĩa xã hội, biến học thuyết của Mác thành hiện thực.
- Tháng 2/1919, Quốc tế cộng sản (Quốc tế 3) thành lập. Dưới sự lãnh đạo của Quốc tế III, phong trào cách mạng vô sản thế giới phát triển nhanh chóng:
- Tháng 12/1920, Đảng cộng sản Pháp thành lập.
- Năm 1921, Đảng cộng sản Trung Quốc ra đời.
- Từ năm 1923 trở đi, một số nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin đã được du nhập vào Việt Nam qua một số sách báo của Đảng cộng sản Pháp và Đảng cộng sản Trung Quốc và tác động trực tiếp đến một số trí thức Việt Nam yêu nước ở nước ngoài mà tiêu biểu là Nguyễn Ái Quốc.
2..Phong trào của giai cấp tư sản dân tộc
Để chống lại sự chèn ép, kìm hãm của Pháp, vươn lên giành lấy vị trí khá hơn về kinh tế - chính trị trong xã hội, giai cấp tư sản dân tộc đã phát động nhiều hoạt động đấu tranh sôi nổi:
+ Phong trào chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá diễn ra vào năm 1919.
+ Chống độc quyền thương cảng Sài Gòn (1923).
+ Ra một số tờ báo để làm diễn đàn đấu tranh như: Diễn dàn Đông Dương, Tiếng vang An Nam...
+ Thành lập Đảng Lập Hiến để tập hợp lực lượng đấu tranh đòi tự do, dân chủ
Phong trào diễn ra khá rầm rộ, nhưng khi thực dân Pháp nhượng bộ cho họ một số ít quyền lợi thì những người lãnh đạo đã thỏa hiệp và ngừng đấu tranh.
3. Phong tràoTiểu tư sản tri thức
- Ngày 19/6/1924, tiếng bom Sa Diện (Quảng Châu – Trung Quốc) của Phạm Hồng Thái đã nhóm lại ngọn lửa đấu tranh và đánh thức lòng yêu nước, mở màng cho một thời kỳ đấu tranh mới của cách mạng Việt Nam;
- Ở trong nước, những tri thức Việt Nam yêu nước đã tập hợp các lực lượng yêu nước tiến bộ, thành lập nên nhiều tổ chức chính trị như: Hội Phục Việt, Đảng Thanh Niên, ra một số tờ báo như Chuông Rè, An Nam, Người nhà quê...để đấu tranh đòi tự do dân chủ.
- Tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu (1925) và đám tang cụ Phan Chu Trinh (1926).
=> Tất cả họat động đấu tranh do tầng lớp tiểu tư sản tổ chức đều thất bại vì tổ chức không chặt chẽ, thiếu một đường lối chính trị rõ ràng.
- Sự thất bại của phong trào dân chủ công khai trong giai đọan 1919 – 1925 do giai cấp tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo đã cho thấy sự bế tắc về lực lượng lãnh đạo và con đường giải phóng dân tộc của cách mạng Việt Nam.
Những năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào dân tộc dân chủ do giai cấp tư sản dân tộc và tiểu tư sản lãnh đạo diễn ra khá mạnh mẽ:
1. Bối cảnh quốc tế và tác động của nó đến Việt Nam.
- Tháng 11/1917, cách mạng tháng Mười Nga thành công, đưa giai cấp công nông lên nắm chính quyền và xây dựng chủ nghĩa xã hội, biến học thuyết của Mác thành hiện thực.
- Tháng 2/1919, Quốc tế cộng sản (Quốc tế 3) thành lập. Dưới sự lãnh đạo của Quốc tế III, phong trào cách mạng vô sản thế giới phát triển nhanh chóng:
- Tháng 12/1920, Đảng cộng sản Pháp thành lập.
- Năm 1921, Đảng cộng sản Trung Quốc ra đời.
- Từ năm 1923 trở đi, một số nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin đã được du nhập vào Việt Nam qua một số sách báo của Đảng cộng sản Pháp và Đảng cộng sản Trung Quốc và tác động trực tiếp đến một số trí thức Việt Nam yêu nước ở nước ngoài mà tiêu biểu là Nguyễn Ái Quốc.
2..Phong trào của giai cấp tư sản dân tộc
Để chống lại sự chèn ép, kìm hãm của Pháp, vươn lên giành lấy vị trí khá hơn về kinh tế - chính trị trong xã hội, giai cấp tư sản dân tộc đã phát động nhiều hoạt động đấu tranh sôi nổi:
+ Phong trào chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá diễn ra vào năm 1919.
+ Chống độc quyền thương cảng Sài Gòn (1923).
+ Ra một số tờ báo để làm diễn đàn đấu tranh như: Diễn dàn Đông Dương, Tiếng vang An Nam...
+ Thành lập Đảng Lập Hiến để tập hợp lực lượng đấu tranh đòi tự do, dân chủ
Phong trào diễn ra khá rầm rộ, nhưng khi thực dân Pháp nhượng bộ cho họ một số ít quyền lợi thì những người lãnh đạo đã thỏa hiệp và ngừng đấu tranh.
3. Phong tràoTiểu tư sản tri thức
- Ngày 19/6/1924, tiếng bom Sa Diện (Quảng Châu – Trung Quốc) của Phạm Hồng Thái đã nhóm lại ngọn lửa đấu tranh và đánh thức lòng yêu nước, mở màng cho một thời kỳ đấu tranh mới của cách mạng Việt Nam;
- Ở trong nước, những tri thức Việt Nam yêu nước đã tập hợp các lực lượng yêu nước tiến bộ, thành lập nên nhiều tổ chức chính trị như: Hội Phục Việt, Đảng Thanh Niên, ra một số tờ báo như Chuông Rè, An Nam, Người nhà quê...để đấu tranh đòi tự do dân chủ.
- Tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu (1925) và đám tang cụ Phan Chu Trinh (1926).
=> Tất cả họat động đấu tranh do tầng lớp tiểu tư sản tổ chức đều thất bại vì tổ chức không chặt chẽ, thiếu một đường lối chính trị rõ ràng.
- Sự thất bại của phong trào dân chủ công khai trong giai đọan 1919 – 1925 do giai cấp tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo đã cho thấy sự bế tắc về lực lượng lãnh đạo và con đường giải phóng dân tộc của cách mạng Việt Nam.