• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Bối cảnh lịch sử, Kết quả, Ý nghĩa, Bài học kinh nghiệm của Cao Trào Vận Động Dân Chủ ĐD (1936-1939)

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
BỐI CẢNH LỊCH SỬ, KẾT QUẢ, Ý NGHĨA, BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CAO TRÀO VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ ĐÔNG DƯƠNG (1936 - 1939)



1 - Bối cảnh lịch sử:
* Thế giới: Sau 1 thời gian ptriển ổn định 1929 - CNTB lâm vào cuộc khủng hoảng mới, đó là cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 2933. Cuộc khủng hoảng đã tàn phá nặng nề về ktế các nước TB và khoét sâu thêm những mâu thuẫn vốn có của CNĐQ. Để đối phó lại, g/ cấp TSản 1 số nước đã phát xít hoá bộ máy nhà nứơc .
- T11/1936 Đức, Nhật sau đó là Italia đã ký kết Hiệp ước chống QTế CS. Phe trục phát xít Béclin - Rôma - Tôkiô hình thành.
- CNFXít là nền chuyên chính độc tài tàn bạo nhất, xô vanh nhất, hiếu chiến nhất của bọn TB tài chính. Nguy cơ cuộc chiến tranh phát xít đang đe doạ loài người. Một mối lo chung cho tất cả các quốc gia dân tộc lúc này là chuẩn bị đối phó với cuộc chiến tranh tàn khocó mà CNFX thế giới đang ráo riết chuẩn bị.
- T7/1935, Đại hội lần thứ 7 của QTCS đã họp tại Mãtơcơva và ra nghị quyết chuyển hướngchỉ đạo phong trào CM thế giới để đối phó với CNFX và cuộc chiến tranh phát xít.
- Đại hội xác định kẻ thù trước mắt của nhân dân thế giới là CNFX, tập trung chĩa mũi nhọn chiến tranh chống chủ nghĩa FX, bảo vệ nền dân chủ và hoà bình thế giới. Quyết định thành lập mặt trận nhân dân thế giới chống CNFX và chiến tranh FX, quyết định đúng đắn đó có tác dụng chỉ đạo rất kịp thời thúc đẩy ptrào chống FX của nhân dân thế giới ptriển mạnh mẽ. Nhất là ở Pháp, ptrào chống CNFX vì nền dân chủ ptriển mạnh mẽ đã đưa đến sự ra đời mặt trận Bình dân Pháp (6/1936). Sau khi thành lập, chính phủ mặt trận B/dân Pháp đã đưa ra 1 sự cải cách tiến bộ hứa sẽ thi hành quyền tự do dân chủ cho nhân dân thuộc địa.
=> Tất cả tình hình trên đã có ảnh hưởng tích cực đối với CM Đông Dương, tạo ra những điều kiện thuận lợi để phát động cao trào Cmạng mới.

*Trong nước: Cuộc khủng bố trắng của TDP sau cao trào CM 30- 31 làm cho đời sống ctrị ĐD vô cùng ngột ngạt. Do vậy yêu cầu phải cải thiện đời sống và các quyền tự do dân chủ của mọi tầng lớp nhân dân đặt ra rất bức thiết.
- Từ 1934 do sự nỗ lực của Đảng ta và được sự giúp đỡ của QTCS ban lãnh đạo hải ngoại được thành lập, các xứ uỷ của 3 kỳ Bắc - Trung - Nam lần lượt được phục hồi.
- T3/1935 Đại hội Đảng toàn quốc được triệu tập tại Ma Cao - TQ đánh dấu việc tổ chức Đảng đã được phục hồi đủ sức lãnh đạo CMVN. Từ đay ptrào CM VN đã có những chuển biến tích cực.

* Trước tình hình thay đổi của thế giới và trong nước, nhận thức đúng đắn những thuận lợi mới BCHTW Đảng đã họp Hội nghị lần thứ nhất (7/1936) dưới sự chủ trì của Lê Hồng Phong. Hội nghị xác định:
- Mục tiêu trực tiếp trước mắt của CM Đông Dương là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa nhằm đòi quyền dân sinh dân chủ, tự do cơm áo và hào bình. Đảng chủ trương tạm gác khẩu hiệu chiến lược
- " Độc lập dân tộc" và "Người cày có ruộng", chỉ đề ra mục tiêu trước mắt của CMĐD lúc này là đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ tự do cơm áo và hoà bình, chống chiến tranh phát xít, chống phản động thuộc địa.
- Kẻ thù của ndân Đ/D lúc này không phải là bọn TDP nói chung mà là bọn TD phản động thuộc địa và tay sai. Chủ trương này nhằm tranh thủ CPhủ mặt trận Bình dân Pháp, phân hoá hàng ngũ kẻ thù, tập trung chĩa mũi nhọn đấu tranh vào kẻ thù trước mắt là bọn phản động thuộc điạ. Tranh thủ cho CMĐD 1 cơ hội tốt để ptriển.
- Để thực hiện những mục tiêu trước mắt đó, ĐCSĐD có chủ trương thành lập 1 hình thức mặt trận dân tộc thống nhât rộng rãi bao gồm nhiều tầng lớp nhân dân, lúc đầu có tên gọi là Mặt trận nhân dân phản đế ĐD sau đổi tên thành mặt trận DCĐD (3/1938). Mặt trận này tập hợp hết thảy các giai cấp. đảng phái, các tầng lớp nhân dân có xu hướng dân chủ tiến bộ ở Đông Dương nhằm thực hiện mục tiêu đòi dân chủ dân sinh, chống C/tranh FX, bảo vệ hoà bình.
- Cuối cùng Đảng đã đề ra chủ trương phải tận dụng mọi hình thức t/chức và đấu tranh: công khai và bán công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp, nhằm vận động và tập hợp quần chúng thông qua những hình thức đấu tranh phong phú để giáo dục, rèn luyện quần chúng

2 - Kết quả:
- Cao trào vận động dân chủ ĐD 36 - 39 là 1 phong trào CM diễn ra trên quy mô rộng lớn toàn quốc thu hút đông đảo nhiều tầng lớp nhân dân tham gia, sử dụng những hình thức và phương pháp dấu tranh linh hoạt, phong phú, sinh động.
- Qua phong trào hàng triệu quần chúng nhân dân các tầng lớp được giáo dục CN Mác Lênin, giáo dục đường lối C/sách của Đảng, làm cho uy tín và ảnh hưởng của Đảng ăn sâu, lan rộng trong quần chúng CM. Quần chúng hiểu thêm về những người cộng sản. Qua cao trào đã hình thành 1 đội quân C/trị của quần chúng đông đảo, gồm hàng triệu người ở cả nông thôn và thành thị, không chỉ có công nhân, nông dân mà còn nhiều tầng lớp khác như thanh niên, học sinh, tri thức tiểu tư sản, tư sản dân tộc, thậm trí cả một bộ phận tầng lớp trên và người Pháp tiến bộ.

3 - Ý nghĩa:
- Thuận lợi lớn nhất qua phong trào dân chủ 36 -39 là: Q/chúng được tổ chức và giác ngộ, cán bộ của đảng được tôi luyện và tích luỹ những kinh nghiệm. Trong công tác xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.
- Qua thực tế phong trào đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm về đấu tranh công khai, hợp pháp đạo đức C/trị, hoà bình về kết hợp mục tiêu C/lược lâu dài với nhiều mục tiêu trước mắt.
- Phong trào D/chủ 36-39 là một bộ phận của P/trào CM vô sản thế giới , đánh giá về phong trào dân chủ 36-39 Lê Duẩn nói: "Không có thời kỳ vận động đấu tranh dân chủ 36-39 thì sẽ không có CM tháng 8" => cao trào dân chủ 36-39 thực sự là 1 cao trào CM vĩ đại, đây là 1 cuộc tổng diễn tập lần thứ 2 của Đảng và N/dân ta. Chuẩn bị cho thắng lợi CM tháng 8 năm 1945.

4 - Bài học kinh nghiệm:

- Trong quá trình đấu tranh, Đảng Cộng sản Đông Dương tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm về xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất, kinh nghiệm tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp, kinh nghiệm đấu tranh tư tưởng trong nội bộ Đảng và với các đảng phái chính trị phản động. Đồng thời, Đảng thấy được những hạn chế của mình trong công tác mặt trận, vấn đề dân tộc,... Có thể nói, phong trào dân tộc dân chủ 1936 -1939 như một cuộc diễn tập, chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.



ST
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top