Giao Su Vọc
New member
- Xu
- 0
Bài viết bổ trợ cho Địa lí ngành nông nghiệp , địa lí kinh tế, địa lí vùng nam bộ, vùng ĐBS Cửu Long.
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp bình quân 7,8%/năm. Triển khai quy hoạch, tổ chức sản xuất trên cơ sở xây dựng và tập trung phát triển 3 vùng kinh tế của tỉnh; bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng sinh thái, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Vùng nước ngọt, tập trung trồng cây ăn trái, sản xuất cây giống, hoa kiểng. Vùng nước lợ, tập trung trồng dừa, mía, cây có múi, ca cao và cây lúa. Vùng nước mặn chủ yếu nuôi trồng, khai thác thủy sản, lâm nghiệp và dịch vụ hậu cần phục vụ nuôi trồng và khai thác thủy sản.
Đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn, tập trung đầu tư thâm canh cây ăn trái và cây dừa. Đến năm 2010, diện tích cây ăn trái 45.000 ha, sản lượng 500.000, tập trung ở các huyện Chợ Lách, Châu Thành; diện tích dừa 40.000 ha, sản lượng 290 triệu quả, tập trung ở các huyện Mỏ Cày, Giồng Trôm và Châu Thành. Ổn định diện tích lúa khoảng 30.000 ha, sản lượng 350.000 tấn, chủ yếu ở các huyện Giồng Trôm, Ba Tri; tiếp tục thâm canh vùng lúa cao sản, chất lượng cao để xuất khẩu. Duy trì vùng chuyên canh mía ở các huyện Mỏ Cày, Thạnh Phú, Giồng Trôm, với diện tích khoảng 6.900 ha, sản lượng 620.000 tấn.
Chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Tăng cường hệ thống khuyến nông, nâng cao trình độ sản xuất của nông dân. Sử dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao, xây dựng các vùng sản xuất nông sản tập trung kết hợp với trồng xen, nuôi xen hợp lý; phát triển mạnh mô hình kinh tế trang trại, hình thành những vườn cây chất lượng cao gắn với công nghệ sau thu hoạch và chế biến xuất khẩu.
Phát triển đàn gia súc, nhất là đàn bò, dê và heo theo hướng tăng nhanh số lượng, năng suất và chất lượng. Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại với quy mô công nghiệp. Đẩy mạnh công tác lai tạo giống vật nuôi nhằm cung ứng giống tốt cho nhân dân; tập huấn kỹ thuật, phòng trừ dịch bệnh; phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Bố trí diện tích canh tác phù hợp để trồng cỏ, phát triển chăn nuôi bò, dê. Dự kiến đến 2010 đàn bò 180.000 con, đàn heo 360.000 con, đàn dê 60.000 con.
Phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản đảm bảo hiệu quả, ổn định và bền vững. Ưu tiên phát triển nuôi thủy sản để tạo nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu. Khai thác và mở rộng diện tích mặt nước nuôi thủy sản trên cả 3 vùng mặn, lợ, ngọt theo quy hoạch. Đến năm 2010, diện tích nuôi thủy sản đạt 49.000 ha, trong đó, nuôi thâm canh, bán thâm canh khoảng 8.000-10.000 ha; tổng sản lượng thủy sản 224.000 tấn. Đa dạng hoá các đối tượng nuôi, chú trọng các đối tượng có giá trị kinh tế cao. Triển khai quy hoạch, xây dựng các vùng nuôi thủy sản xuất khẩu ổn định với các hình thức đầu tư, quản lý thích hợp; kết hợp hài hoà giữa các cấp độ kỹ thuật nuôi: thâm canh, bán thâm canh, quảng canh, nuôi sinh thái và các mô hình nuôi chuyên, nuôi xen, nuôi luân canh trên ruộng lúa, trong vườn dừa, hoặc lâm ngư kết hợp. Tiếp tục xây dựng kết cấu hạ tầng cho các vùng nuôi thâm canh, bán thâm canh theo quy hoạch, ưu tiên đầu tư hệ thống thủy lợi cho các vùng nuôi trọng điểm. Mở rộng các cơ sở sản xuất giống hiện có, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất giống. Có chính sách hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư xây dựng trại sản xuất tôm giống, nhằm cung cấp đủ nguồn giống tốt cho nhu cầu nuôi. Tăng cường công tác khuyến ngư, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các qui trình kỹ thuật tiên tiến cho người nuôi; chủ động phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường cho vùng nuôi.
Phát triển đánh bắt thủy sản, chủ yếu là khai thác xa bờ với các ngành nghề có hiệu quả cao; khai thác có hiệu quả các ngư trường phù hợp với ngành nghề đánh bắt kết hợp với bảo vệ nguồn lợi thủy sản một cách hợp lý; chú trọng công nghệ bảo quản sản phẩm, hệ thống hậu cần dịch vụ, lưu thông hàng hoá tiện lợi, hiệu quả.
Nguồn : bentre.gov.vn
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp bình quân 7,8%/năm. Triển khai quy hoạch, tổ chức sản xuất trên cơ sở xây dựng và tập trung phát triển 3 vùng kinh tế của tỉnh; bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng sinh thái, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Vùng nước ngọt, tập trung trồng cây ăn trái, sản xuất cây giống, hoa kiểng. Vùng nước lợ, tập trung trồng dừa, mía, cây có múi, ca cao và cây lúa. Vùng nước mặn chủ yếu nuôi trồng, khai thác thủy sản, lâm nghiệp và dịch vụ hậu cần phục vụ nuôi trồng và khai thác thủy sản.
Đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn, tập trung đầu tư thâm canh cây ăn trái và cây dừa. Đến năm 2010, diện tích cây ăn trái 45.000 ha, sản lượng 500.000, tập trung ở các huyện Chợ Lách, Châu Thành; diện tích dừa 40.000 ha, sản lượng 290 triệu quả, tập trung ở các huyện Mỏ Cày, Giồng Trôm và Châu Thành. Ổn định diện tích lúa khoảng 30.000 ha, sản lượng 350.000 tấn, chủ yếu ở các huyện Giồng Trôm, Ba Tri; tiếp tục thâm canh vùng lúa cao sản, chất lượng cao để xuất khẩu. Duy trì vùng chuyên canh mía ở các huyện Mỏ Cày, Thạnh Phú, Giồng Trôm, với diện tích khoảng 6.900 ha, sản lượng 620.000 tấn.
Chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Tăng cường hệ thống khuyến nông, nâng cao trình độ sản xuất của nông dân. Sử dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao, xây dựng các vùng sản xuất nông sản tập trung kết hợp với trồng xen, nuôi xen hợp lý; phát triển mạnh mô hình kinh tế trang trại, hình thành những vườn cây chất lượng cao gắn với công nghệ sau thu hoạch và chế biến xuất khẩu.
Phát triển đàn gia súc, nhất là đàn bò, dê và heo theo hướng tăng nhanh số lượng, năng suất và chất lượng. Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại với quy mô công nghiệp. Đẩy mạnh công tác lai tạo giống vật nuôi nhằm cung ứng giống tốt cho nhân dân; tập huấn kỹ thuật, phòng trừ dịch bệnh; phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Bố trí diện tích canh tác phù hợp để trồng cỏ, phát triển chăn nuôi bò, dê. Dự kiến đến 2010 đàn bò 180.000 con, đàn heo 360.000 con, đàn dê 60.000 con.
Phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản đảm bảo hiệu quả, ổn định và bền vững. Ưu tiên phát triển nuôi thủy sản để tạo nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu. Khai thác và mở rộng diện tích mặt nước nuôi thủy sản trên cả 3 vùng mặn, lợ, ngọt theo quy hoạch. Đến năm 2010, diện tích nuôi thủy sản đạt 49.000 ha, trong đó, nuôi thâm canh, bán thâm canh khoảng 8.000-10.000 ha; tổng sản lượng thủy sản 224.000 tấn. Đa dạng hoá các đối tượng nuôi, chú trọng các đối tượng có giá trị kinh tế cao. Triển khai quy hoạch, xây dựng các vùng nuôi thủy sản xuất khẩu ổn định với các hình thức đầu tư, quản lý thích hợp; kết hợp hài hoà giữa các cấp độ kỹ thuật nuôi: thâm canh, bán thâm canh, quảng canh, nuôi sinh thái và các mô hình nuôi chuyên, nuôi xen, nuôi luân canh trên ruộng lúa, trong vườn dừa, hoặc lâm ngư kết hợp. Tiếp tục xây dựng kết cấu hạ tầng cho các vùng nuôi thâm canh, bán thâm canh theo quy hoạch, ưu tiên đầu tư hệ thống thủy lợi cho các vùng nuôi trọng điểm. Mở rộng các cơ sở sản xuất giống hiện có, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất giống. Có chính sách hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư xây dựng trại sản xuất tôm giống, nhằm cung cấp đủ nguồn giống tốt cho nhu cầu nuôi. Tăng cường công tác khuyến ngư, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các qui trình kỹ thuật tiên tiến cho người nuôi; chủ động phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường cho vùng nuôi.
Phát triển đánh bắt thủy sản, chủ yếu là khai thác xa bờ với các ngành nghề có hiệu quả cao; khai thác có hiệu quả các ngư trường phù hợp với ngành nghề đánh bắt kết hợp với bảo vệ nguồn lợi thủy sản một cách hợp lý; chú trọng công nghệ bảo quản sản phẩm, hệ thống hậu cần dịch vụ, lưu thông hàng hoá tiện lợi, hiệu quả.
Nguồn : bentre.gov.vn