dream_high
Moderator
- Xu
- 0
Bố ơi, sao con không được đi học như các bạn…?” Câu hỏi của đứa con thơ như nhát dao sắc lẹm cắt vào nỗi đau đang rỉ máu của Sơn. Cánh cửa cuộc đời dường như đã đóng sầm lại trước mắt anh kể từ khi vợ bỏ đi, đứa con mắc bệnh nặng. Cầm tờ đơn xin giúp đỡ trên bàn tay đen đúa, thô ráp những kẽ móng còn chét đầy vôi vữa người cha run run giọng tắc nghẽn: “Xin giúp con em với, bố con em vào đường cùng rồi…!” Chưa nói dứt câu, nước mắt anh đã giàn giụa theo từng tiếng nức uất nghẹn. Anh khóc như chưa bao giờ được khóc.
Đứa con trai còn chưa kịp ngồi xuống ghế, ngơ ngác nhìn cha hoảng hốt “Bố ơi, đừng khóc Trường sợ lắm!” Có lẽ từ bé đến giờ Trường chưa từng thấy cha mình khóc nên nỗi sợ hãi của cháu càng lớn hơn, thằng bé co rúm người lại, hai hàng nước mắt cũng lã chã rơi. Hai bố con quay sang ôm lấy nhau…
Anh Sơn nước mắt lăn tràn khi nói về bệnh tình của con trai
Đứa con trai còn chưa kịp ngồi xuống ghế, ngơ ngác nhìn cha hoảng hốt “Bố ơi, đừng khóc Trường sợ lắm!” Có lẽ từ bé đến giờ Trường chưa từng thấy cha mình khóc nên nỗi sợ hãi của cháu càng lớn hơn, thằng bé co rúm người lại, hai hàng nước mắt cũng lã chã rơi. Hai bố con quay sang ôm lấy nhau…
Anh Sơn nước mắt lăn tràn khi nói về bệnh tình của con trai
Năm nay bé Trường đã 8 tuổi – cái tuổi mà mọi trẻ thơ đều được tung tăng cắp sách đến lớp cùng chúng bạn – nhưng tội thay cậu bé chưa một lần được hưởng niềm vui ấy. Người mẹ mà cháu không còn nhớ mặt đã bỏ hai bố con trong cảnh khốn khó để đuổi theo cái bóng của sự sang giàu, khi Trường mới được 6 tháng tuổi. Có lẽ tình yêu thương của cha không đủ để bù đắp lại sự thiếu vắng bàn tay âu yếm của mẹ, nên trên nét mặt con trẻ luôn phảng phất nỗi buồn cô quạnh.
Cố hít lấy hơi thở thật sâu để nén lại xúc động đang dâng trào, anh Sơn chua chát tâm sự: “Ngày đó em và Thường (vợ Sơn) quen nhau được 1 tháng thì làm đám cưới. Cô ấy xinh lắm… Khi hai vợ chồng vào Đồng Nai làm ăn thì Thường có mang rồi sinh con. Thương vợ, em bảo cô ấy ở nhà nuôi con. Với nghề cơ khí thu nhập mỗi tháng cũng được hơn 3 triệu đồng, dù khó khăn nhưng em cũng cố gắng chắt bóp để lo cho vợ con.” Nhưng Sơn không ngờ sự nghèo khó ấy là nút thắt chấm dứt hạnh phúc gia đình anh.
“Nhiều hôm em đi làm về bà hàng xóm gọi qua nói nhỏ “Anh thợ điện khen vợ mày đẹp gái đấy”. Nhưng ngày đó em chẳng hiểu ý bà ấy muốn nói xa nên chỉ cười rồi ra về. Khi bé Trường được 6 tháng tuổi, cô ấy viết lại cho em vài dòng với nội dụng không thể tiếp tục sống trong cảnh khốn khó, rồi mang con qua nhà hàng xóm gửi…”
Từ đó, Trường lầm lũi lớn lên trong tình thương yêu của bố. Nhưng bất hạnh này chưa qua thì nỗi đau khác lại ập đến. Buổi chiều muộn đầu năm 2008, Sơn đi làm về thấy con ngồi vật vờ bên khung cửa xiêu vẹo, mặt tái nhợt cố gặng hỏi anh mới biết bé bị đau bụng. Nhưng nhiều ngày sau đó cơn đau vẫn không dứt, anh đưa con đến bệnh viện Nhi đồng, Đồng Nai, ngay sau đó bé được chuyển lên Nhi Đồng 1, TPHCM. “Qua các xét nghiệm bác sĩ cho biết con em bị bệnh bạch cầu Lympho cấp” (một dạng của ung thư máu – PV).
Anh Sơn đã chết lặng khi nghe tin dữ về đứa con tội nghiệp của mình. Đau đớn tuyệt vọng vì quá trình chữa trị tại bệnh viện Ung Bướu đã kéo dài nhưng bệnh tình của con vẫn chưa có tiến triển, nhiều lúc nghĩ quẫn Sơn muốn ôm lấy con để chấm dứt số phận khổ ải. Nhưng ánh mắt khắc khoải cùng khát vọng được cắp sách đến trường của đứa con đã xua tan những phiền muộn của người cha.
Bé Trường đang khao khát sẽ được cắp sách đi học
Vì xin nghỉ quá nhiều để mang con đi chữa trị, gần 3 năm nay Sơn đã bị đuổi việc. Từ nghề cơ khí, bất đắc dĩ anh phải chuyển sang làm nghề thợ đụng, ai kêu gì làm đó chỉ mong sao kiếm được tiền viện phí cho con. Nhưng càng cố gắng bao nhiêu, hai bố con họ càng chìm sâu trong sự khốn cùng và khánh kiệt bấy nhiêu, bởi lẽ công việc thất thường khi có khi không đến miếng ăn cho con giờ Sơn cũng khó lòng lo nổi.
Hơn 50 triệu đồng anh Sơn đã vay để lo cho con đến nay lãi mẹ đang đẻ lãi con. “Nhà cửa đất đai em đã bán sạch rồi nhưng gần 20 triệu tiền bán nhà cũng chỉ lo được vài tháng chữa trị cho con, vay mượn khắp nơi nhưng ai cũng lắc đầu. Bé Trường còn phải vào 6 toa thuốc nữa mới có hy vọng qua khỏi, nhưng bây giờ bố con em đã sức cùng lực cạn mất rồi…”, anh Sơn chua xót gạt nước mắt.
Bệnh của bé Trường phải nằm lại Ung Bướu để điều trị nhưng anh Sơn phải đưa con về “tá túc” ở nhà người mẹ già nhờ bà chăm sóc cháu để đi làm. Chừng nào kiếm được vài trăm hai bố con lại tất tả lên thành phố lấy thuốc về cho Trường uống “cầm hơi”.
Ông Nguyễn Ngọc Phước, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cữu cho biết: “Vợ bỏ đi, một mình nuôi con mang bệnh hiểm nghèo dù đã cố gắng làm ăn nhưng anh Nguyễn Văn Sơn không thể lo nổi. Đây là trường hợp đặc biệt khó khăn rất mong cộng đồng xã hội chung tay giúp đỡ để cứu lấy tính mạng của cháu bé.”
(Dân trí)
(Dân trí)
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: