rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo
A Hunger for Certainty
Your brain craves certainty and avoids uncertainty like it's pain
Published on October 25, 2009 by David Rock in Your Brain at Work
Có 5 mục tiêu rất quan trọng đối với bộ não. Nhu cầu về sự chắc chắn là 1 trong 5 mục tiêu đó. Bộ não thèm khát sự chắc chắn theo 1 cách giống với sự thèm khát thức ăn, tình dục và những phần thưởng căn bản khác. Thông tin là phần thưởng.
Cảm giác không chắc chắn về tương lai gây ra 1 sự đe dọa mạnh mẽ hoặc phản ứng ‘cảnh giác’ trong hệ thống viền (limbic) của bạn. Bộ não của bạn phát hiện ra 1 điều gì đó không ổn và khả năng tập trung vào những vấn đề khác của bạn giảm bớt. Bộ não của bạn ghét sự không chắc chắn – nó giống như 1 kiểu đau đớn, 1 điều gì đó cần tránh. Ngược lại, sự chắc chắn được cảm nhận như phần thưởng, và chúng ta có xu hướng hướng về phía nó, ngay cả khi ở lại với sự không chắc chắn có thể tốt hơn cho chúng ta.
1 cái máy dự đoán rộng lớn
Nghĩ về bộ não như 1 cái máy dự đoán. Những nguồn lực thần kinh to lớn được dành hết cho việc dự đoán điều gì sẽ xảy ra trong từng khoảnh khắc.
Jeff Hawkins giải thích về sự yêu thích dự đoán của bộ não trong cuốn sách của ông “On Intelligence”: “Bộ não của bạn tiếp nhận những khuôn mẫu từ thế giới bên ngoài, lưu giữ chúng như những kí ức, và đưa ra những dự đoán bằng cách kết hợp điều gì nó từng nhìn thấy trước đây và điều gì đang xảy ra bây giờ...Dự đoán không chỉ là 1 trong những việc bộ não bạn làm. Nó là chức năng cơ bản của vỏ não, và là nền tảng của trí thông minh.”
Bạn không chỉ nghe; bạn nghe và dự đoán điều gì nên xảy ra tiếp theo. Bạn không chỉ nhìn; bạn dự đoán bạn nên được nhìn thấy điều gì từng khoảnh khắc. Khả năng dự đoán này không chỉ bao gồm 5 giác quan của bạn. Dr. Bruce Lipton, tác giả sách “The Biology of Belief“ nói rằng có khoảng 40 tín hiệu môi trường mà bạn có thể chú ý có ý thức đến bất kì lúc nào. Trong tiềm thức, số lượng này là trên 2 triệu. Đó là 1 số lượng dữ liệu lớn có thể được dùng để dự đoán. Bộ não thích biết được điều gì sẽ xảy ra bằng cách nhận ra những khuôn mẫu trong thế giới. Nó thích được cảm thấy chắc chắn.
Giống như 1 sự nghiện ngập với bất kì thứ gì, khi sự thèm khát về sự chắc chắn được thỏa mãn thì có 1 cảm giác của phần thưởng. Ở những mức độ thấp, ví dụ dự đoán bàn chân của bạn sẽ tiếp đất ở đâu khi bạn đi bộ, phần thưởng thường không được nhận ra (ngoại trừ khi bàn chân của bạn không chạm đất theo cách bạn đã từng dự đoán, điều đó ngang bằng với sự không chắc chắn). Niềm vui của sự dự đoán trở nên sâu sắc hơn khi bạn nghe bản nhạc dựa vào việc lặp đi lặp lại những kiểu mẫu. Khả năng dự đoán, và sau đó thu được dữ liệu thỏa mãn những sự dự đoán đó. Những trò chơi trí tuệ như Sudoku và trò ô chữ được yêu thích. Chúng đem lại cho bạn 1 chút niềm vui từ việc tạo ra nhiều sự chắc chắn trong thế giới, theo 1 cách an toàn. 1 số người thích lau chùi nhà cửa hoặc sắp xếp những tài liệu của họ để nhận được kiểu phần thưởng tương tự.
Bán nhận thức của sự chắc chắn
Có những ngành công nghiệp được dành cho việc giải quyết những sự không chắc chắn lớn hơn: từ đọc chỉ tay, cho đến những phần mềm có thể hỗ trợ việc dự đoán xu hướng chứng khoán. Trong khi thị trường tài chính 2008 1 lần nữa cho thấy tương lai vốn đã không chắc chắn, chỉ có 1 điều chắc chắn là mọi người sẽ trả nhiều tiền để ít nhất được cảm thấy ít sự không chắc chắn hơn. Đó là vì đối với bộ não, sự không chắc chắn cảm thấy giống như 1 mối đe doạ với cuộc sống của bạn.
Khi bạn không thể dự đoán kết quả của 1 tình hống, 1 sự báo động đi đến bộ não để nó chú ý nhiều hơn. 1 đáp ứng trước sự đe dọa xuất hiện. 1 nghiên cứu 2005 phát hiện thấy chỉ 1 chút sự mơ hồ làm bật sáng amygdale. Sự mơ hồ càng nhiều, đáp ứng trước đe dọa càng nhiều, và đáp ứng trước phần thưởng càng ít trong trung tâm phần thưởng (ventral striatum). Hãy nghĩ về 1 ai đó bạn từng nói chuyện 1 vài lần với họ qua điện thoại nhưng chưa bao giờ gặp hoặc xem 1 tấm ảnh của họ. Bạn cảm thấy hơi không chắc chắn về họ, nhưng sự không chắc chắn bé tí này có vẻ làm thay đổi những tương tác của bạn: để ý xem cách bạn tương tác khác biệt như thế nào khi bạn biết người đó trông ra sao. Sự không chắc chắn giống như 1 sự không có khả năng tạo ra 1 bản đồ hoàn chỉnh về 1 tình huống. Với những phần bị thiếu, bạn không thoải mái so với khi bản đồ là hoàn chỉnh.
Có quá nhiều tương lai để lên kế hoạch
Bộ não thích suy nghĩ về phía trước và hình dung về tương lai, sắp xếp mọi chuyện sẽ như thế nào. Mọi việc trở nên phức tạp khi có 2 kết quả có khả năng xảy ra. Hãy tưởng tượng 1 người bạn hứa gọi điện cho bạn lúc 3h chiều. Bây giờ là 3.06h. Bạn tự động bắt đầu cố gắng dự đoán 2 tương lai: nếu anh í gọi điện bây giờ, liệu anh í sẽ xin lỗi tôi? Điều gì khiến anh í trễ hẹn. Anh í có ổn không? Và nếu anh í không gọi, bạn nên làm gì bây giờ với thời gian rảnh của bạn? Sàng lọc những ý tưởng khác nhau đó làm bạn kiệt sức, bộ não của bạn muốn kết thúc ở 1 ý tưởng chứ không muốn liên tục chuyển đổi giữa những tương lai có thể xảy ra.
Khao khát thông tin, chỉ vì lợi ích của chính nó
Chúng ta thèm khát thông tin vì lợi ích của chính nó. Thường thì thông tin không làm chúng ta trở nên hiệu quả hơn hoặc thích nghi hơn, mà nó chỉ làm giảm cảm giác không chắc chắn. Tạp chí Scientific American Mind đi hơi xa khi gọi điều này là 1 sự nghiện thông tin.
Tất cả điều này giúp giải thích 1 hiện tượng kì lạ. Biết rằng chúng ta tự động né tránh sự không chắc chắn giải thích tại sao bất kì kiểu thay đổi nào có thể là khó khăn – nó vốn đã không chắc chắn. Nó giải thích lí do tại sao chúng ta thích những thứ mà chúng ta đã biết hơn những thứ có thể thú vị, hoặc tốt hơn cho chúng ta, nhưng lại mới mẻ và do đó không chắc chắn. Nó giải thích tại sao chúng ta thích tập trung vào những vấn đề và tìm câu trả lời từ những dữ liệu trong quá khứ, hơn là mạo hiểm với sự không chắc chắn của những giải pháp mới và sáng tạo.
Tôi hy vọng bài viết này giúp bạn cảm thấy chắc chắn hơn về bộ não của bạn và làm thế nào để sử dụng nó tốt nhất trong công việc.
Nguồn: PsychologyToday
A Hunger for Certainty
Your brain craves certainty and avoids uncertainty like it's pain
Published on October 25, 2009 by David Rock in Your Brain at Work
Có 5 mục tiêu rất quan trọng đối với bộ não. Nhu cầu về sự chắc chắn là 1 trong 5 mục tiêu đó. Bộ não thèm khát sự chắc chắn theo 1 cách giống với sự thèm khát thức ăn, tình dục và những phần thưởng căn bản khác. Thông tin là phần thưởng.
Cảm giác không chắc chắn về tương lai gây ra 1 sự đe dọa mạnh mẽ hoặc phản ứng ‘cảnh giác’ trong hệ thống viền (limbic) của bạn. Bộ não của bạn phát hiện ra 1 điều gì đó không ổn và khả năng tập trung vào những vấn đề khác của bạn giảm bớt. Bộ não của bạn ghét sự không chắc chắn – nó giống như 1 kiểu đau đớn, 1 điều gì đó cần tránh. Ngược lại, sự chắc chắn được cảm nhận như phần thưởng, và chúng ta có xu hướng hướng về phía nó, ngay cả khi ở lại với sự không chắc chắn có thể tốt hơn cho chúng ta.
1 cái máy dự đoán rộng lớn
Nghĩ về bộ não như 1 cái máy dự đoán. Những nguồn lực thần kinh to lớn được dành hết cho việc dự đoán điều gì sẽ xảy ra trong từng khoảnh khắc.
Jeff Hawkins giải thích về sự yêu thích dự đoán của bộ não trong cuốn sách của ông “On Intelligence”: “Bộ não của bạn tiếp nhận những khuôn mẫu từ thế giới bên ngoài, lưu giữ chúng như những kí ức, và đưa ra những dự đoán bằng cách kết hợp điều gì nó từng nhìn thấy trước đây và điều gì đang xảy ra bây giờ...Dự đoán không chỉ là 1 trong những việc bộ não bạn làm. Nó là chức năng cơ bản của vỏ não, và là nền tảng của trí thông minh.”
Bạn không chỉ nghe; bạn nghe và dự đoán điều gì nên xảy ra tiếp theo. Bạn không chỉ nhìn; bạn dự đoán bạn nên được nhìn thấy điều gì từng khoảnh khắc. Khả năng dự đoán này không chỉ bao gồm 5 giác quan của bạn. Dr. Bruce Lipton, tác giả sách “The Biology of Belief“ nói rằng có khoảng 40 tín hiệu môi trường mà bạn có thể chú ý có ý thức đến bất kì lúc nào. Trong tiềm thức, số lượng này là trên 2 triệu. Đó là 1 số lượng dữ liệu lớn có thể được dùng để dự đoán. Bộ não thích biết được điều gì sẽ xảy ra bằng cách nhận ra những khuôn mẫu trong thế giới. Nó thích được cảm thấy chắc chắn.
Giống như 1 sự nghiện ngập với bất kì thứ gì, khi sự thèm khát về sự chắc chắn được thỏa mãn thì có 1 cảm giác của phần thưởng. Ở những mức độ thấp, ví dụ dự đoán bàn chân của bạn sẽ tiếp đất ở đâu khi bạn đi bộ, phần thưởng thường không được nhận ra (ngoại trừ khi bàn chân của bạn không chạm đất theo cách bạn đã từng dự đoán, điều đó ngang bằng với sự không chắc chắn). Niềm vui của sự dự đoán trở nên sâu sắc hơn khi bạn nghe bản nhạc dựa vào việc lặp đi lặp lại những kiểu mẫu. Khả năng dự đoán, và sau đó thu được dữ liệu thỏa mãn những sự dự đoán đó. Những trò chơi trí tuệ như Sudoku và trò ô chữ được yêu thích. Chúng đem lại cho bạn 1 chút niềm vui từ việc tạo ra nhiều sự chắc chắn trong thế giới, theo 1 cách an toàn. 1 số người thích lau chùi nhà cửa hoặc sắp xếp những tài liệu của họ để nhận được kiểu phần thưởng tương tự.
Bán nhận thức của sự chắc chắn
Có những ngành công nghiệp được dành cho việc giải quyết những sự không chắc chắn lớn hơn: từ đọc chỉ tay, cho đến những phần mềm có thể hỗ trợ việc dự đoán xu hướng chứng khoán. Trong khi thị trường tài chính 2008 1 lần nữa cho thấy tương lai vốn đã không chắc chắn, chỉ có 1 điều chắc chắn là mọi người sẽ trả nhiều tiền để ít nhất được cảm thấy ít sự không chắc chắn hơn. Đó là vì đối với bộ não, sự không chắc chắn cảm thấy giống như 1 mối đe doạ với cuộc sống của bạn.
Khi bạn không thể dự đoán kết quả của 1 tình hống, 1 sự báo động đi đến bộ não để nó chú ý nhiều hơn. 1 đáp ứng trước sự đe dọa xuất hiện. 1 nghiên cứu 2005 phát hiện thấy chỉ 1 chút sự mơ hồ làm bật sáng amygdale. Sự mơ hồ càng nhiều, đáp ứng trước đe dọa càng nhiều, và đáp ứng trước phần thưởng càng ít trong trung tâm phần thưởng (ventral striatum). Hãy nghĩ về 1 ai đó bạn từng nói chuyện 1 vài lần với họ qua điện thoại nhưng chưa bao giờ gặp hoặc xem 1 tấm ảnh của họ. Bạn cảm thấy hơi không chắc chắn về họ, nhưng sự không chắc chắn bé tí này có vẻ làm thay đổi những tương tác của bạn: để ý xem cách bạn tương tác khác biệt như thế nào khi bạn biết người đó trông ra sao. Sự không chắc chắn giống như 1 sự không có khả năng tạo ra 1 bản đồ hoàn chỉnh về 1 tình huống. Với những phần bị thiếu, bạn không thoải mái so với khi bản đồ là hoàn chỉnh.
Có quá nhiều tương lai để lên kế hoạch
Bộ não thích suy nghĩ về phía trước và hình dung về tương lai, sắp xếp mọi chuyện sẽ như thế nào. Mọi việc trở nên phức tạp khi có 2 kết quả có khả năng xảy ra. Hãy tưởng tượng 1 người bạn hứa gọi điện cho bạn lúc 3h chiều. Bây giờ là 3.06h. Bạn tự động bắt đầu cố gắng dự đoán 2 tương lai: nếu anh í gọi điện bây giờ, liệu anh í sẽ xin lỗi tôi? Điều gì khiến anh í trễ hẹn. Anh í có ổn không? Và nếu anh í không gọi, bạn nên làm gì bây giờ với thời gian rảnh của bạn? Sàng lọc những ý tưởng khác nhau đó làm bạn kiệt sức, bộ não của bạn muốn kết thúc ở 1 ý tưởng chứ không muốn liên tục chuyển đổi giữa những tương lai có thể xảy ra.
Khao khát thông tin, chỉ vì lợi ích của chính nó
Chúng ta thèm khát thông tin vì lợi ích của chính nó. Thường thì thông tin không làm chúng ta trở nên hiệu quả hơn hoặc thích nghi hơn, mà nó chỉ làm giảm cảm giác không chắc chắn. Tạp chí Scientific American Mind đi hơi xa khi gọi điều này là 1 sự nghiện thông tin.
Tất cả điều này giúp giải thích 1 hiện tượng kì lạ. Biết rằng chúng ta tự động né tránh sự không chắc chắn giải thích tại sao bất kì kiểu thay đổi nào có thể là khó khăn – nó vốn đã không chắc chắn. Nó giải thích lí do tại sao chúng ta thích những thứ mà chúng ta đã biết hơn những thứ có thể thú vị, hoặc tốt hơn cho chúng ta, nhưng lại mới mẻ và do đó không chắc chắn. Nó giải thích tại sao chúng ta thích tập trung vào những vấn đề và tìm câu trả lời từ những dữ liệu trong quá khứ, hơn là mạo hiểm với sự không chắc chắn của những giải pháp mới và sáng tạo.
Tôi hy vọng bài viết này giúp bạn cảm thấy chắc chắn hơn về bộ não của bạn và làm thế nào để sử dụng nó tốt nhất trong công việc.
Nguồn: PsychologyToday