Bộ máy nhà nước Việt Nam+ từ chính trị?????????

stevepham

New member
Xu
0
Hiện giờ mình rất muốn nắm vứng, tự tin khi học môn sử nhưng em ko biết bộ máy nhà nước thế nào (xin lỗi vì em ko biết gọi là sao)

Cho em hỏi nếu đứng đầu đất nước là chủ tịch thì chính phủ là ai ???? Tổng bí thư là ai ????

==> Tại hồi trước không tập trung bài nên em ko nắm được những cái này. Mọi người giúp em nhé. Vì em ko nắm được rõ bộ máy nhà nước :(.
______________________

Them 1 vấn đề nữa là em ko hiểu từ "chính trị" , từ đó theo từ điển là liên quan đến bộ máy nhà nước. Nhưng sao khi trong chiến tranh khi nhắc đến chính trị ở vài chỗ thì lại nói đến quân đội :-//
 
Bạn đọc cái này để hiểu rõ về chính phủ nhé


1. Vị trí tính chất pháp lý của chính phủ


Điều 109 HP 1992, Điều 1 Luật tổ chức Chính phủ năm 2001 quy định: "Chính phủ là cơ quan chấp hành của QH, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN VN".


Từ HP 1959 cơ quan chấp hành của Quốc hội: Hội đồng chính phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan QLNN cao nhất. HP 1980 quy định Hội đồng bộ trưởng là Chính phủ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành và hành chính Nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Tại sao gọi như vậy, khẳng định cơ quan QLNN cao nhất ah????


Trong Lịch sử lập hiến


1946: CP mạnh mẽ nhất, do ảnh hưởng của thuyết phân quyền, CP không phải là cơ quan chấp hành của QH

1959: Hội đồng Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, và là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ công hòa

1980: Hội đồng Bộ trưởng là Chính phủ của nước CHXHCN, là cơ quan chấp hành và hành chính Nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.



1/ Chính phủ là cơ quan chấp hành của QH. Vì:

* Chính phủ được thành lập trên cơ sở của QH:


QH quyết định cơ cấu tổ chức của CP thông qua việc quy định số lượng và tên gọi của các Bộ, cơ quan ngang Bộ.

QH quyết định số lượng Phó Thủ tướng.

Thủ tướng CP do QH bầu ra trong số các đại biểu QH.

QH phê chuẩn việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của CP theo đề nghị của Thủ tướng CP. Trừ Thủ tướng ra, cc thnh vin khc của CP khơng nhất thiết phải l đại biểu QH.



* Chính phủ phải chấp hành HP, luật, nghị quyết của QH; pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH.


Chính phủ nước ta không có quyền phủ quyết các dự luật của QH (trong khi đó Tổng thống Hoa Kỳ - người đứng đầu Chính phủ có quyền phủ quyết dự luật của Nghị viện Hoa Kỳ).

Chính phủ trực tiếp hoặc chỉ đạo các Bộ, CQ ngang Bộ ban hành các VBQPPL (Nghị quyết, nghị định...) để cụ thể hoá, chi tiết hoá và hướng dẫn việc thi hành HP, luật, nghị quyết của QH. Các VB này không được trái với HP, luật, nghị quyết của QH ...

Chính phủ phải phân công, chỉ đạo các Bộ, ngành tiến hành những biện pháp cụ thể để những quy định của HP, luật, nghị quyết của QH được triển khai, được thực hiện trong thực tế.



* Chính phủ chịu sự giám sát và chịu trách nhiệm trước QH.


Chính phủ phải báo cáo công tác trước QH, trong thời gian QH không họp thì báo cáo công tác với UBTVQH.

Đại biểu QH có quyền chất vấn Thủ tướng CP, Bộ trưởng và các thành viên khác của CP.

Thông qua hoạt động giám sát, QH có quyền:



Bãi nhiệm, miễn nhiệm Thủ tướng CP; miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của CP.

Bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh của CP do QH bầu hoặc phê chuẩn.

Đình chỉ thực hiện, bãi bỏ các VBPL của CP, của Thủ tướng CP... nếu các văn bản đó trái với HP, luật, nghị quyết của QH...



Vì sao Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội?


- HP và luật quy định như thế.

- Chấp hành cái gì: Tổ chức thực thi pháp luật, đưa HP, luật, nghị quyết của QH pháp lệnh, NQ của UBTVQH vào thực tiễn hay thực hiện quyền hành pháp, không chấp hành ý chí cá nhân của chủ tịch, phó chủ tịch quốc hội

- Cơ quan hành chính (thực thi hành pháp) Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.: QH trao cho địa vị nà => phân công, tính độc lập của CQNN, tính hạt nhân hợp lý trong lý thuyết chia quyền, QH không thể can thiệp vào quyền đã trao, chỉ giám sát, chất vấn nếu không sẽ độc quyền, lạm quyện và lấn quyền



Do QH thành lập ra, QLNN thống nhất, có sự phân công

Người đứng đầu CP do QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm

Các thành viên còn lại của CP cũng do QH phê chuẩn

Người đứng đầu CP phải là ĐBQH

Thẩm quyền của CP do QH quyết định.


2/ Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCNVN:


Chính phủ là cơ quan đứng đầu hệ thống thống nhất các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương -> địa phương.

Trực tiếp tổ chức, chỉ đạo các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước đối với tất cả các ngành, các lĩnh vực (KT, CT, VH - XH, AN - QP ...) trong phạm vi cả nước.

Ban hành các văn bản pháp luật nhằm cụ thể hoá, chi tiết hoá, hướng dẫn việc thi hành hiến pháp, luật, nghị quyết của QH; pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH; có tính bắt buộc thực hiện chung đối với các cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân trong phạm vi cả nước.

Kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nứơc ở trung ương cũng như ở địa phương: các Bộ, CQ ngang Bộ, các CQ khác thuộc CP, UBND cấp tỉnh, các CQ chuyên môn thuộc UBND.




 
CHỦ TỊCH NƯỚC LÀ AI?​

1.Địa vị pháp lý:


Chương 7, Điều 101-108 Hiến pháp 1992, Chủ tịch nước là người đứng đầu NN nói chung, thay mặt cho đất nước về

"Điều 101 Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

2. Thẩm quyền quyền của tịch nước

Điều 103
Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1- Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh;

- Công bố Hiến pháp, luật và pháp lệnh: luật được thông qua nhưng chưa có hiệu lực pháp luật, phải có người đứng đầu NN công bố, vì:

Theo truyền thống

Kiểm chế giữa hành pháp và lập pháp, có quyền phủ quyết, VN không có quyền phủ quyết luật do QH là cơ quan quyền lực cao nhất, 15 ngày, 14 ngày là quyền, 15 là nghĩa vụ??????



2- Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh;

3- Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

4- Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ;

"4- Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ;"

5- Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, công bố quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh, công bố quyết định đại xá;

6- Căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;

"6- Căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể họp được,ban bố tình trạng khẩn cấptrong cả nước hoặc ở từng địa phương;"

7- Đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về các vấn đề quy định tại điểm 8 và điểm 9, Điều 91 trong thời hạn mười ngày kể từ ngày pháp lệnh hoặc nghị quyết được thông qua; nếu pháp lệnh, nghị quyết đó vẫn được Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí, thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;

"7- Đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày kể từ ngày pháp lệnh được thông qua; nếu pháp lệnh đó vẫn được Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí, thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;"

8- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án, Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

9- Quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao trong các lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm cấp Nhà nước khác; quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự Nhà nước;

"9- Quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao trong các lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấpđại sứ, những hàm, cấp nhà nước trong các lĩnh vựckhác; quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, giải thưởng nhà nước và danh hiệu vinh dự nhà nước;"

10- Cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam; tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với người đứng đầu Nhà nước khác; quyết định phê chuẩn hoặc tham gia điều ước quốc tế, trừ trường hợp cần trình Quốc hội quyết định;

"10- Cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam; tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với người đứng đầu Nhà nước khác; trình Quốc hội phê chuẩn điều ước quốc tế đã trực tiếp ký; quyết định phê chuẩn hoặc gia nhập điều ước quốc tế, trừ trường hợp cần trình Quốc hội quyết định;"

11- Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc tước quốc tịch Việt Nam;

12- Quyết định đặc xá.


Điều 105 HP 1992

Chủ tịch nước có quyền (có thể hoặc không) tham dự các phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Khi xét thấy cần thiết (thế nào là cần thiết, thực tiễn có nhiều không), Chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp của Chính phủ.

Điều 108 HP 1992

Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong một thời gian dài (không rõ), thì Phó Chủ tịch quyền Chủ tịch. Trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước, thì Phó Chủ tịch quyền Chủ tịch cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch nước mới.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top