Tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2010 tại TP.HCM diễn ra ngày 27-2, khu vực tư vấn sức khoẻ cho mùa thi thu hút nhiều học sinh đến để tư vấn việc đảm bảo sức khoẻ cho cuộc chiến thi cử sắp đến. “Chủ xị” khu vực tư vấn này là TS. BS Trần Thị Minh Hạnh và BS. Nguyễn Hữu Đức. Suốt các buổi tư vấn sáng và chiều, hai bác sĩ liên tục thay phiên giải đáp các thắc mắc của học sinh, đồng thời cung cấp những kiến thức bổ ích liên quan đến các vấn đề giúp đảm bảo sức khoẻ cho mùa thi sắp đến.
Bạn Mạc Đức Thắng - đội sinh viên tình nguyện WINBK hướng dẫn các bạn học sinh - Ảnh: T.T.D.
Sau đây là một số nội dung tư vấn về sức khỏe tại ngày hội:
* Uống cà phê để thức khuya học bài có tốt không?
- BS. Nguyễn Hữu Đức: Uống cà phê để thức khuya học bài là sai lầm. Khi uống cà phê để thức khuya tức là đánh lừa cơ thể của mình, cho nên dù mắt mở nhưng cơ thể vẫn rất mệt vì không được nghỉ ngơi, ảnh hưởng đến sức khoẻ của ngày hôm sau. Lạm dụng cà phê hay trà đậm đều rất có hại, không những không tốt cho sức khoẻ mà còn ảnh hưởng đến trí nhớ. Nếu uống chỉ nên uống vào buổi sáng mà thôi.
- BS. Minh Hạnh: Lạm dụng cà phê, trà đậm trong học thi không tốt cho trí nhớ vì sau khi uống sẽ làm nhịp tim đập nhanh, trí nhớ giảm sút, não dễ căng thẳng… Không nên uống cà phê sau 4 giờ chiều.
* Vào mùa thi dễ bị mất ngủ, phải làm sao?
- BS. Minh Hạnh: Khi buồn ngủ thì nên đi ngủ ngay, đừng cố gắng học bài vì buồn ngủ, mắt nhắm mắt mở mà còn cầm sách học thì cũng chẳng nhớ được gì.
* Bài vở ngày càng nhiều, ngủ bao nhiêu thì đủ?
- BS. Minh Hạnh: Ở lứa tuổi này nên ngủ từ 6-8 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, độ dài giấc ngủ không quan trọng bằng chất lượng ngủ như thế nào. Nếu giấc ngủ sâu và say thì chỉ cần ngủ 6 giờ vẫn rất tốt cho sức khoẻ. Còn nếu ngủ nhiều mà giấc ngủ chập chờn, đi ngủ mà vẫn cầm sách hay máy tính vào giường thì có ngủ lâu cũng không tốt cho sức khoẻ. Đi ngủ mà còn mang sách hay máy tính vào giường thì ngủ cũng không được mà học cũng không xong.
- BS. Nguyễn hữu Đức: Thời gian ngủ của mỗi người khác nhau tuỳ theo thể chất. Có người phải ngủ nhiều nhưng có người ngủ ít nhưng vẫn đảm bảo cho sức khoẻ. Quan trọng là sau khi ngủ, tinh thần có thấy thoải mái, người có cảm thấy khoẻ khoắn hơn hay không. Đây chính là dấu hiệu để các em tự nhận biết mình nên ngủ bao nhiêu là đủ.
* Mùa thi nên ăn uống như thế nào?
- BS. Minh Hạnh: Nhất thiết phải ăn uống điều độ, nên ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, có thể thêm một, hai bữa phụ. Nên ăn đa dạng thức ăn, đặc biệt không nên chỉ ăn liên tục một thứ duy nhất hoặc không một số món theo những quan niệm sai lầm sau: không ăn trứng vì sợ bị điểm không; không ăn chuối vì sợ bị trượt; ăn óc heo liên tục để bổ óc theo quan niệm ăn gì bổ nấy; ăn chè đậu nhiều để thi đậu…
Trong ăn uống, đừng vì nghe quảng cáo các đồ ăn lạ này kia là tốt mà chỉ nên ăn những món quen thuộc và tốt cho sức khoẻ. Thức ăn phải đảm bảo vệ sinh và phải giữ vệ sinh ăn uống rất kỹ trong những ngày đi thi. Vì dù đã chuẩn bị bài vở rất chu đáo nhưng chẳng may do không giữ vệ sinh ăn uống, ăn những thức ăn lạ dẫn đến các vấn đề không tốt cho đường ruột: đau bụng, tiêu chảy… sẽ rất ảnh hưởng đến thi cử.
Nên sử dụng muối I-ốt trong các bữa ăn hàng ngày nhưng đừng ăn quá mặn. Nên ăn nhiều trái cây, hạn chế những thức ăn ngọt từ đường. Đặc biệt phải ngủ đủ giấc.
* Mùa thi phải học bài liên tục làm đầu óc rất căng thẳng, phải làm sao?
- BS. Nguyễn Hữu Đức: Nên có kế hoạch học ngay từ bây giờ, đừng đợi đến khi chỉ còn một hai tháng trước kỳ thi mới học. Khi đó, não bị ép phải nhồi nhắt liên tục quá nhiều sẽ dễ bị căng thẳng, dẫn đến stress, vừa ảnh hưởng đến sức khoẻ lại học cũng không được. Ngay từ bây giờ phải có kế hoạch hệ thống các bài học và học lần để não dễ dàng ghi nhớ bài vở mà không bị dồn ép liên tục.
* Vào phòng thi thường bị căng thẳng, khắc phục như thế nào?
- BS. Minh Hạnh: Những lúc như vậy hay hít thật sâu vào trong bụng và thở mạnh ra, làm như vậy nhiều lần sẽ bớt căng thẳng. Nhiều học sinh vào mùa thi thường dễ mắc các bệnh lặt vặt: cảm, nhức đầu, viêm họng… Nguyên nhân thường do thể trạng sức khoẻ không tốt nên khi gặp phải sức ép của kỳ thi dễ bị mắc các bệnh này. Ngay từ bây giờ, học sinh nên có chế độ sinh hoạt điều độ, học phải có nghỉ ngơi, giải trí, không nên học suốt ngày. Ăn uống hợp lý, ngủ đủ giấc.
Theo TTO
Bạn Mạc Đức Thắng - đội sinh viên tình nguyện WINBK hướng dẫn các bạn học sinh - Ảnh: T.T.D.
Sau đây là một số nội dung tư vấn về sức khỏe tại ngày hội:
* Uống cà phê để thức khuya học bài có tốt không?
- BS. Nguyễn Hữu Đức: Uống cà phê để thức khuya học bài là sai lầm. Khi uống cà phê để thức khuya tức là đánh lừa cơ thể của mình, cho nên dù mắt mở nhưng cơ thể vẫn rất mệt vì không được nghỉ ngơi, ảnh hưởng đến sức khoẻ của ngày hôm sau. Lạm dụng cà phê hay trà đậm đều rất có hại, không những không tốt cho sức khoẻ mà còn ảnh hưởng đến trí nhớ. Nếu uống chỉ nên uống vào buổi sáng mà thôi.
- BS. Minh Hạnh: Lạm dụng cà phê, trà đậm trong học thi không tốt cho trí nhớ vì sau khi uống sẽ làm nhịp tim đập nhanh, trí nhớ giảm sút, não dễ căng thẳng… Không nên uống cà phê sau 4 giờ chiều.
* Vào mùa thi dễ bị mất ngủ, phải làm sao?
- BS. Minh Hạnh: Khi buồn ngủ thì nên đi ngủ ngay, đừng cố gắng học bài vì buồn ngủ, mắt nhắm mắt mở mà còn cầm sách học thì cũng chẳng nhớ được gì.
* Bài vở ngày càng nhiều, ngủ bao nhiêu thì đủ?
- BS. Minh Hạnh: Ở lứa tuổi này nên ngủ từ 6-8 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, độ dài giấc ngủ không quan trọng bằng chất lượng ngủ như thế nào. Nếu giấc ngủ sâu và say thì chỉ cần ngủ 6 giờ vẫn rất tốt cho sức khoẻ. Còn nếu ngủ nhiều mà giấc ngủ chập chờn, đi ngủ mà vẫn cầm sách hay máy tính vào giường thì có ngủ lâu cũng không tốt cho sức khoẻ. Đi ngủ mà còn mang sách hay máy tính vào giường thì ngủ cũng không được mà học cũng không xong.
- BS. Nguyễn hữu Đức: Thời gian ngủ của mỗi người khác nhau tuỳ theo thể chất. Có người phải ngủ nhiều nhưng có người ngủ ít nhưng vẫn đảm bảo cho sức khoẻ. Quan trọng là sau khi ngủ, tinh thần có thấy thoải mái, người có cảm thấy khoẻ khoắn hơn hay không. Đây chính là dấu hiệu để các em tự nhận biết mình nên ngủ bao nhiêu là đủ.
* Mùa thi nên ăn uống như thế nào?
- BS. Minh Hạnh: Nhất thiết phải ăn uống điều độ, nên ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, có thể thêm một, hai bữa phụ. Nên ăn đa dạng thức ăn, đặc biệt không nên chỉ ăn liên tục một thứ duy nhất hoặc không một số món theo những quan niệm sai lầm sau: không ăn trứng vì sợ bị điểm không; không ăn chuối vì sợ bị trượt; ăn óc heo liên tục để bổ óc theo quan niệm ăn gì bổ nấy; ăn chè đậu nhiều để thi đậu…
Trong ăn uống, đừng vì nghe quảng cáo các đồ ăn lạ này kia là tốt mà chỉ nên ăn những món quen thuộc và tốt cho sức khoẻ. Thức ăn phải đảm bảo vệ sinh và phải giữ vệ sinh ăn uống rất kỹ trong những ngày đi thi. Vì dù đã chuẩn bị bài vở rất chu đáo nhưng chẳng may do không giữ vệ sinh ăn uống, ăn những thức ăn lạ dẫn đến các vấn đề không tốt cho đường ruột: đau bụng, tiêu chảy… sẽ rất ảnh hưởng đến thi cử.
Nên sử dụng muối I-ốt trong các bữa ăn hàng ngày nhưng đừng ăn quá mặn. Nên ăn nhiều trái cây, hạn chế những thức ăn ngọt từ đường. Đặc biệt phải ngủ đủ giấc.
* Mùa thi phải học bài liên tục làm đầu óc rất căng thẳng, phải làm sao?
- BS. Nguyễn Hữu Đức: Nên có kế hoạch học ngay từ bây giờ, đừng đợi đến khi chỉ còn một hai tháng trước kỳ thi mới học. Khi đó, não bị ép phải nhồi nhắt liên tục quá nhiều sẽ dễ bị căng thẳng, dẫn đến stress, vừa ảnh hưởng đến sức khoẻ lại học cũng không được. Ngay từ bây giờ phải có kế hoạch hệ thống các bài học và học lần để não dễ dàng ghi nhớ bài vở mà không bị dồn ép liên tục.
* Vào phòng thi thường bị căng thẳng, khắc phục như thế nào?
- BS. Minh Hạnh: Những lúc như vậy hay hít thật sâu vào trong bụng và thở mạnh ra, làm như vậy nhiều lần sẽ bớt căng thẳng. Nhiều học sinh vào mùa thi thường dễ mắc các bệnh lặt vặt: cảm, nhức đầu, viêm họng… Nguyên nhân thường do thể trạng sức khoẻ không tốt nên khi gặp phải sức ép của kỳ thi dễ bị mắc các bệnh này. Ngay từ bây giờ, học sinh nên có chế độ sinh hoạt điều độ, học phải có nghỉ ngơi, giải trí, không nên học suốt ngày. Ăn uống hợp lý, ngủ đủ giấc.
Theo TTO