I. Kiến thức cơ bản:
1. Bố cục văn bản
* Định nghĩa bố cục: Sự sắp đặt nội dung của các phần trong văn bản theo trình tự hợp lí được gọi là bố cục.
- Bố cục không phải là sự sắp xếp đơn giản nhất mà là sự bố trí từng đoạn, từng phần để đảm bảo tính thống nhất và có mạch lạc tron g văn bản.
- Nếu không quan tâm đến bố cục thì văn bản thiếu mạch lạc, lủng củng, khó hiểu, không đạt hiệu quả.
* Khi viết một văn bản, tự đặt ra câu hỏi:
- Viết cái gì? (Đơn xin gia nhập…)
- Viết cho ai? Lí do?
- Bắt đầu cách viết như thế nào? Các ý ra sao?
* Bố cục văn bản nghệ thuật còn phải căn cứ vào thể loại của văn bản để định nghĩa các phần. Ví dụ:
+ Thơ tứ tuyệt Đường luật: khai, thừa, chuyển, hợp.
+ Thơ bát cú Đường luật: đề, thực, luận, kết.
+ Văn chính luận: là mối tương quan giữa: lí lẽ, luận chứng, luận cứ với luận đề.
- Xây dựng bố cục có thể lập dàn ý và tìm ý.
+ Lập dàn ý đại cương: chỉ nêu lên cái sườn bài văn.
+ Lập dàn ý chi tiết: cụ thể từng phần, từng đoạn (chưa cần thành văn).
+ Tìm ý:
* Văn miêu tả: toàn cảnh, phiên cảnh, hình ảnh.
* Văn kể chuyện: cốt truyện, nhân vật, tình tiết, diễn biến, kết cục.
* Văn phân tích: các ý về nội dung, các yếu tố về nghệ thuật.
* Văn nghị luận: lí lẽ, dẫn chứng, bàn luận, đánh giá.
2. Những yêu cầu về bố cục văn bản
* Yêu cầu cơ bản về bố cục văn bản phải rõ ràng, mạch lạc, bố cục trong văn bản phải rành mạch, hợp lí mới giúp cho người tạo lập ra nó đạt được kết quả giao tiếp như mong muốn.
* Nhận xét:
So sánh hai văn bản trong sách Ngữ văn và văn bản trong ví dụ trang 29 ta thấy nội dung có điểm giống nhau, nhưng về bố cục thì có hiện tượng là:
- Văn bản trong sách Ngữ văn thì dễ tiếp nhận, người đọc thích thú về bài học răn đời của chuyện ngụ ngôn (Ếch ngồi đáy giếng).
- Văn bản ví dụ thì không thể tiếp nhận được vì diễn đạt lộn xộn, từ ngữ thiếu chọn lọc có câu thừa, không có sự bố trí trước sau. Nghĩa là: “không có bố cục rành mạch”. Không thể nào hiểu nổi bài học ngụ ngôn khuyên con người phải “nhìn xa trông rộng” qua hình tượng con ếch.
- Hai ví dụ trên cần được chỉnh sửa bỏ một số từ thừa, sắp xếp lại ý tứ các câu cho hợp lí (Dựa vào văn bản gốc). Bỏ: “Từ đấy, trâu trở thành bạn của nhà nông” (ví dụ 1).
- Cũng như ví dụ trên, văn bản ví dụ thứ hai cũng muốn nói về tính khoe của
Người ta hiểu anh “áo mới” đã khoe được cái áo. Nhưng văn bản không làm cho mọi người đọc bật ra tiếng cười phê phán vì đã mất đi yếu tố gây cười do nội dung lộn xộn.
3. Các phần của bố cục
Thông thường gồm có ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
* Phần Mở bài:
- Thông báo đề bài của văn bản để đưa ra những thông tin đầu tiên có liên quan đến nội dung chính của văn bản (thời gian, không gian, sự việc, đối tượng…).
- Mở bài cần có cách vào bài tự nhiên tránh khuôn mẫu, cứng nhắc.
Có như vậy mới gây ra hưng thú cho người đọc.
* Phần Thân bài:
- Nội dung chính của văn bản, có nhiệm vụ triển khai các chi tiết cụ thể của vấn đề chính được nói tới ở phần mở bài.
- Thân bài thường bao gồm nhiều ý, nhiều đoạn văn nên cần sắp xếp theo trình tự hợp lí, có liên kết chặt chẽ.
* Phần Kết bài:
Khái quát lại các ý đã trình bày trong văn bản, nêu cảm xúc, cảm nghĩ, đánh giá.
II. Luyện tập:
1. Tìm ví dụ chứng tỏ hiệu quả của việc sắp xếp các ý cho rành mạch
Có người cho rằng việc không đưa đoạn “Gia đình tôi khá giả” lên ngay đầu câu chuyện không phải là một sơ suất của tác giả. Đó là dụng ý nghệ thuật mà tác giả muốn tạo cảm xúc ngay vào lúc đầu câu chuyện đối với người đọc.
Tuy nhiên, câu chuyện này vẫn có thể bố cục theo một cách khác như ví dụ dưới đây, em có đồng ý không, hãy nêu ý kiến của mình.
Đoạn I: Có thể vào đầu câu chuyện ngay từ đầu: “Gia đình tôi khá giả”…đến “Những nước mắt cứ ứa ra”.
Đoạn II: trở lại đầu câu chuyện như cũ, “mẹ tôi, giọng khản đặc” đến “nặng nề thế này”.
Đoạn III: Từ “bỗng Thủy xịu mặt xuống” đến hết.
2. Nhận xét bố cục truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”
Các em tham khảo phần hướng dẫn trả lời câu hỏi.
3. Viết báo cáo kinh nghiệm học tập tại Hội nghị học tốt tại nhà trường với dàn bài đại cượng như sau:
Mở bài: chào mừng các đại biểu thầy cô và các bạn đã đến tham dự Hội nghị.
Thân bài:
- Nêu rõ bản thân học tập như thế nào.
- Trên lớp và ở nhà.
- Nêu rõ bản thân đã học được gì trong thực tế.
- Nêu vai trò hoạt động hỗ trợ Đội và kinh nghiệm học tập của mình.
Kết bài: Chúc Hội nghị thành công.
Bố cục trên là rành mạch và hợp lí.
Em hãy nhận xét về “dàn bài đại cương” và tìm ý cho dàn bài báo cáo, nếu em đồng ý với dàn ý này.
1. Bố cục văn bản
* Định nghĩa bố cục: Sự sắp đặt nội dung của các phần trong văn bản theo trình tự hợp lí được gọi là bố cục.
- Bố cục không phải là sự sắp xếp đơn giản nhất mà là sự bố trí từng đoạn, từng phần để đảm bảo tính thống nhất và có mạch lạc tron g văn bản.
- Nếu không quan tâm đến bố cục thì văn bản thiếu mạch lạc, lủng củng, khó hiểu, không đạt hiệu quả.
* Khi viết một văn bản, tự đặt ra câu hỏi:
- Viết cái gì? (Đơn xin gia nhập…)
- Viết cho ai? Lí do?
- Bắt đầu cách viết như thế nào? Các ý ra sao?
* Bố cục văn bản nghệ thuật còn phải căn cứ vào thể loại của văn bản để định nghĩa các phần. Ví dụ:
+ Thơ tứ tuyệt Đường luật: khai, thừa, chuyển, hợp.
+ Thơ bát cú Đường luật: đề, thực, luận, kết.
+ Văn chính luận: là mối tương quan giữa: lí lẽ, luận chứng, luận cứ với luận đề.
- Xây dựng bố cục có thể lập dàn ý và tìm ý.
+ Lập dàn ý đại cương: chỉ nêu lên cái sườn bài văn.
+ Lập dàn ý chi tiết: cụ thể từng phần, từng đoạn (chưa cần thành văn).
+ Tìm ý:
* Văn miêu tả: toàn cảnh, phiên cảnh, hình ảnh.
* Văn kể chuyện: cốt truyện, nhân vật, tình tiết, diễn biến, kết cục.
* Văn phân tích: các ý về nội dung, các yếu tố về nghệ thuật.
* Văn nghị luận: lí lẽ, dẫn chứng, bàn luận, đánh giá.
2. Những yêu cầu về bố cục văn bản
* Yêu cầu cơ bản về bố cục văn bản phải rõ ràng, mạch lạc, bố cục trong văn bản phải rành mạch, hợp lí mới giúp cho người tạo lập ra nó đạt được kết quả giao tiếp như mong muốn.
* Nhận xét:
So sánh hai văn bản trong sách Ngữ văn và văn bản trong ví dụ trang 29 ta thấy nội dung có điểm giống nhau, nhưng về bố cục thì có hiện tượng là:
- Văn bản trong sách Ngữ văn thì dễ tiếp nhận, người đọc thích thú về bài học răn đời của chuyện ngụ ngôn (Ếch ngồi đáy giếng).
- Văn bản ví dụ thì không thể tiếp nhận được vì diễn đạt lộn xộn, từ ngữ thiếu chọn lọc có câu thừa, không có sự bố trí trước sau. Nghĩa là: “không có bố cục rành mạch”. Không thể nào hiểu nổi bài học ngụ ngôn khuyên con người phải “nhìn xa trông rộng” qua hình tượng con ếch.
- Hai ví dụ trên cần được chỉnh sửa bỏ một số từ thừa, sắp xếp lại ý tứ các câu cho hợp lí (Dựa vào văn bản gốc). Bỏ: “Từ đấy, trâu trở thành bạn của nhà nông” (ví dụ 1).
- Cũng như ví dụ trên, văn bản ví dụ thứ hai cũng muốn nói về tính khoe của
Người ta hiểu anh “áo mới” đã khoe được cái áo. Nhưng văn bản không làm cho mọi người đọc bật ra tiếng cười phê phán vì đã mất đi yếu tố gây cười do nội dung lộn xộn.
3. Các phần của bố cục
Thông thường gồm có ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
* Phần Mở bài:
- Thông báo đề bài của văn bản để đưa ra những thông tin đầu tiên có liên quan đến nội dung chính của văn bản (thời gian, không gian, sự việc, đối tượng…).
- Mở bài cần có cách vào bài tự nhiên tránh khuôn mẫu, cứng nhắc.
Có như vậy mới gây ra hưng thú cho người đọc.
* Phần Thân bài:
- Nội dung chính của văn bản, có nhiệm vụ triển khai các chi tiết cụ thể của vấn đề chính được nói tới ở phần mở bài.
- Thân bài thường bao gồm nhiều ý, nhiều đoạn văn nên cần sắp xếp theo trình tự hợp lí, có liên kết chặt chẽ.
* Phần Kết bài:
Khái quát lại các ý đã trình bày trong văn bản, nêu cảm xúc, cảm nghĩ, đánh giá.
II. Luyện tập:
1. Tìm ví dụ chứng tỏ hiệu quả của việc sắp xếp các ý cho rành mạch
Có người cho rằng việc không đưa đoạn “Gia đình tôi khá giả” lên ngay đầu câu chuyện không phải là một sơ suất của tác giả. Đó là dụng ý nghệ thuật mà tác giả muốn tạo cảm xúc ngay vào lúc đầu câu chuyện đối với người đọc.
Tuy nhiên, câu chuyện này vẫn có thể bố cục theo một cách khác như ví dụ dưới đây, em có đồng ý không, hãy nêu ý kiến của mình.
Đoạn I: Có thể vào đầu câu chuyện ngay từ đầu: “Gia đình tôi khá giả”…đến “Những nước mắt cứ ứa ra”.
Đoạn II: trở lại đầu câu chuyện như cũ, “mẹ tôi, giọng khản đặc” đến “nặng nề thế này”.
Đoạn III: Từ “bỗng Thủy xịu mặt xuống” đến hết.
2. Nhận xét bố cục truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”
Các em tham khảo phần hướng dẫn trả lời câu hỏi.
3. Viết báo cáo kinh nghiệm học tập tại Hội nghị học tốt tại nhà trường với dàn bài đại cượng như sau:
Mở bài: chào mừng các đại biểu thầy cô và các bạn đã đến tham dự Hội nghị.
Thân bài:
- Nêu rõ bản thân học tập như thế nào.
- Trên lớp và ở nhà.
- Nêu rõ bản thân đã học được gì trong thực tế.
- Nêu vai trò hoạt động hỗ trợ Đội và kinh nghiệm học tập của mình.
Kết bài: Chúc Hội nghị thành công.
Bố cục trên là rành mạch và hợp lí.
Em hãy nhận xét về “dàn bài đại cương” và tìm ý cho dàn bài báo cáo, nếu em đồng ý với dàn ý này.