Các trường học sẽ chọn gương mặt để giới thiệu, tôn vinh danh hiệu “Nhà giáo được học sinh yêu quý nhất” ở cấp huyện và cấp tỉnh năm học 2009 - 2010.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết, việc tôn vinh danh hiệu này nhằm khuyến khích, động viên nhà giáo phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong sự nghiệp chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ và biểu dương các nhà giáo tích cực, sáng tạo trong công tác giảng dạy, giáo dục, thật sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Ở bậc Tiểu học và THCS, Hội đồng cấp trường sẽ xét chọn 1 nhà giáo đề nghị tôn vinh danh hiệu và gửi hồ sơ đề nghị gửi về Hội đồng cấp huyện.
Hội đồng cấp huyện sẽ xét chọn 1 thầy giáo, 1 cô giáo để tôn vinh danh hiệu “Nhà giáo được học sinh yêu quý nhất” cấp huyện. Kết quả sẽ được gửi lên để Hội đồng cấp tỉnh đề nghị xét tôn vinh danh hiệu “Nhà giáo được học sinh yêu quý nhất” ở cấp này.
Đối với bậc THPT, Hội đồng cấp trường xét chọn 1 nhà giáo để gửi tới cấp tỉnh. Cấp này sẽ xét công nhận 1 thầy giáo và 1 cô giáo đạt danh hiệu của tỉnh, thành đó.
Nhà giáo có danh hiệu “Nhà giáo được học sinh yêu quý nhất” năm học 2009 - 2010 sẽ được trao Giấy chứng nhận và phần thưởng. Lễ tôn vinh danh hiệu này sẽ tổ chức vào dịp 19/5 tại địa phương.
Học sinh vẫn chỉ là "vai phụ"
Hiện nay, các danh hiệu tôn vinh dành cho nhà giáo gồm có "giáo viên dạy giỏi" các cấp, được chọn lọc từ các cuộc thi theo chuyên môn.
Đáng chú ý nhất là danh hiệu "nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú". Tuy nhiên, trong thực tế, danh hiệu cao quý này rất ít giáo viên "với" tới.
Chẳng hạn, trong đợt công nhận danh hiệu cho 917 thầy cô giáo năm 2008 - cũng là đợt công nhận có số lượng NGND và NGƯT cao nhất từ trước tới nay, tại Hà Nội,100% người nhận danh hiệu đều là cán bộ hoặc nguyên cán bộ quản lý. Trong 17 nhà giáo ưu tú của Bắc Ninh cũng chỉ có tên 1 giáo viên. Danh sách ở các tỉnh Lai Châu, Bắc Kạn, Hà Nam, Đắc Lắc, Cà Mau… đều “trắng” giáo viên.
Ý tưởng tôn vinh "Nhà giáo được học sinh yêu quý nhất" đưa ra để phục vụ phong trào "Trường học thân thiện, học sinh tích cực".
Tại buổi họp tổng kết phong trào này vào cuối tháng 2/2010, đại diện Cục Cục nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở - đơn vị đầu mối tổ chức triển khai bình chọn - cho biết, trong thực tế, nhiều cơ sở gặp lúng túng khi định lượng mức độ "được học yêu thích nhất" với các giáo viên.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho hay, việc giới thiệu, tôn vinh nhà giáo đạt danh hiệu này phải đảm bảo dân chủ, khách quan và "phải có thông tin từ phía học sinh".
Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, yếu tố "học sinh" lại đóng vai trò thứ yếu.
Cụ thể, văn bản hướng dẫn số 1680/BGDĐT-NGCBQLGD về việc này mới chỉ nêu vai trò bình chọn của học sinh ở mức "có thể":
"Các trường học căn cứ vào thực tế, có thể tổ chức để học sinh tham gia giới thiệu bằng những hình thức khác nhau như: thi sáng tác, thi kể chuyện về thầy cô giáo mà mình yêu quý; tham gia bình chọn: “thầy cô giáo có giờ dạy trí tuệ nhất”, “thầy cô giáo có khả năng thuyết phục giỏi nhất”, “thầy cô giáo để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất”.v.v.
Một nội dung quan trọng khác, Hội đồng để tuyển và chọn những người thầy được học sinh dành cho sự yêu quý lại được "cầm trịch" bởi hiệu trưởng và thành viên là cán bộ nhân viên của trường.
Theo quy định, ở cấp trường, Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn danh hiệu này là là Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng; Phó Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Công đoàn trường; Uỷ viên là các tổ trưởng chuyên môn, trưởng ban nữ công và cán bộ phụ trách các đoàn thể khác.
Còn ở cấp huyện, Chủ tịch Hội đồng là Trưởng hoặc Phó trưởng phòng GD-ĐT; Phó Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Công đoàn ngành GD-ĐT cấp huyện; Uỷ viên là cán bộ phụ trách tổ chức và chuyên viên phụ trách các cấp học của phòng GD-ĐT.
Lên cấp tỉnh, Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc sở GD-ĐT; Phó Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Công đoàn ngành GD-ĐT cấp tỉnh; Uỷ viên là cán bộ phụ trách tổ chức và chuyên viên phụ trách các cấp học của sở GD-ĐT.
Một phụ huynh có con đang học cấp 2 cho rằng, để thực sự tìm ra những thầy cô giáo được học sinh yêu thích nhất thì "cầm trịch" cuộc bình chọn "thần tượng giáo dục" này phải là học trò. Nếu không, việc lựa chọn và ý nghĩa tôn vinh thực sự của danh hiệu này không còn nhiều ý nghĩa hoặc dễ lẫn với các danh hiệu được tôn vinh theo những tiêu chí hay cách thức tuyển chọn khác.
Theo VNN.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết, việc tôn vinh danh hiệu này nhằm khuyến khích, động viên nhà giáo phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong sự nghiệp chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ và biểu dương các nhà giáo tích cực, sáng tạo trong công tác giảng dạy, giáo dục, thật sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Ở bậc Tiểu học và THCS, Hội đồng cấp trường sẽ xét chọn 1 nhà giáo đề nghị tôn vinh danh hiệu và gửi hồ sơ đề nghị gửi về Hội đồng cấp huyện.
Hội đồng cấp huyện sẽ xét chọn 1 thầy giáo, 1 cô giáo để tôn vinh danh hiệu “Nhà giáo được học sinh yêu quý nhất” cấp huyện. Kết quả sẽ được gửi lên để Hội đồng cấp tỉnh đề nghị xét tôn vinh danh hiệu “Nhà giáo được học sinh yêu quý nhất” ở cấp này.
Đối với bậc THPT, Hội đồng cấp trường xét chọn 1 nhà giáo để gửi tới cấp tỉnh. Cấp này sẽ xét công nhận 1 thầy giáo và 1 cô giáo đạt danh hiệu của tỉnh, thành đó.
Nhà giáo có danh hiệu “Nhà giáo được học sinh yêu quý nhất” năm học 2009 - 2010 sẽ được trao Giấy chứng nhận và phần thưởng. Lễ tôn vinh danh hiệu này sẽ tổ chức vào dịp 19/5 tại địa phương.
Học sinh vẫn chỉ là "vai phụ"
Hiện nay, các danh hiệu tôn vinh dành cho nhà giáo gồm có "giáo viên dạy giỏi" các cấp, được chọn lọc từ các cuộc thi theo chuyên môn.
Đáng chú ý nhất là danh hiệu "nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú". Tuy nhiên, trong thực tế, danh hiệu cao quý này rất ít giáo viên "với" tới.
Chẳng hạn, trong đợt công nhận danh hiệu cho 917 thầy cô giáo năm 2008 - cũng là đợt công nhận có số lượng NGND và NGƯT cao nhất từ trước tới nay, tại Hà Nội,100% người nhận danh hiệu đều là cán bộ hoặc nguyên cán bộ quản lý. Trong 17 nhà giáo ưu tú của Bắc Ninh cũng chỉ có tên 1 giáo viên. Danh sách ở các tỉnh Lai Châu, Bắc Kạn, Hà Nam, Đắc Lắc, Cà Mau… đều “trắng” giáo viên.
Ý tưởng tôn vinh "Nhà giáo được học sinh yêu quý nhất" đưa ra để phục vụ phong trào "Trường học thân thiện, học sinh tích cực".
Tại buổi họp tổng kết phong trào này vào cuối tháng 2/2010, đại diện Cục Cục nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở - đơn vị đầu mối tổ chức triển khai bình chọn - cho biết, trong thực tế, nhiều cơ sở gặp lúng túng khi định lượng mức độ "được học yêu thích nhất" với các giáo viên.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho hay, việc giới thiệu, tôn vinh nhà giáo đạt danh hiệu này phải đảm bảo dân chủ, khách quan và "phải có thông tin từ phía học sinh".
Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, yếu tố "học sinh" lại đóng vai trò thứ yếu.
Cụ thể, văn bản hướng dẫn số 1680/BGDĐT-NGCBQLGD về việc này mới chỉ nêu vai trò bình chọn của học sinh ở mức "có thể":
"Các trường học căn cứ vào thực tế, có thể tổ chức để học sinh tham gia giới thiệu bằng những hình thức khác nhau như: thi sáng tác, thi kể chuyện về thầy cô giáo mà mình yêu quý; tham gia bình chọn: “thầy cô giáo có giờ dạy trí tuệ nhất”, “thầy cô giáo có khả năng thuyết phục giỏi nhất”, “thầy cô giáo để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất”.v.v.
Một nội dung quan trọng khác, Hội đồng để tuyển và chọn những người thầy được học sinh dành cho sự yêu quý lại được "cầm trịch" bởi hiệu trưởng và thành viên là cán bộ nhân viên của trường.
Theo quy định, ở cấp trường, Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn danh hiệu này là là Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng; Phó Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Công đoàn trường; Uỷ viên là các tổ trưởng chuyên môn, trưởng ban nữ công và cán bộ phụ trách các đoàn thể khác.
Còn ở cấp huyện, Chủ tịch Hội đồng là Trưởng hoặc Phó trưởng phòng GD-ĐT; Phó Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Công đoàn ngành GD-ĐT cấp huyện; Uỷ viên là cán bộ phụ trách tổ chức và chuyên viên phụ trách các cấp học của phòng GD-ĐT.
Lên cấp tỉnh, Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc sở GD-ĐT; Phó Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Công đoàn ngành GD-ĐT cấp tỉnh; Uỷ viên là cán bộ phụ trách tổ chức và chuyên viên phụ trách các cấp học của sở GD-ĐT.
Một phụ huynh có con đang học cấp 2 cho rằng, để thực sự tìm ra những thầy cô giáo được học sinh yêu thích nhất thì "cầm trịch" cuộc bình chọn "thần tượng giáo dục" này phải là học trò. Nếu không, việc lựa chọn và ý nghĩa tôn vinh thực sự của danh hiệu này không còn nhiều ý nghĩa hoặc dễ lẫn với các danh hiệu được tôn vinh theo những tiêu chí hay cách thức tuyển chọn khác.
Theo VNN.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: