Biểu tượng- ngôn ngữ của văn hóa

minhnguyencvh

New member
Xu
0
Dân tộc hay quốc gia dân tộc (nation) là một cộng đồng chính trị XH, được chỉ đạo bởi một nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ nhất định. Có một tên gọi, một ngôn ngữ hành chính, một sinh hoạt kinh tế chung với những biểu tượng văn hóa chung tạo nên một tính cách dân tộc, mang bản sắc riêng.Vậy biểu tượng là gì? Từ điển Petit Larousse cho rằng: “Biểu tượng là dấu hiệu hình ảnh, con vật sống động hay đồ vật biểu hiện một điều trừu tượng, nó là hình ảnh cụ thể của một sự vật hay một điều gì đó”. C.G. Jung, nhà phân tâm học người Thụy Sỹ cũng quan niệm về biểu tượng như sau: “Biểu tượng là một danh từ, một tên gọi hay một đồ vật, ngay cả khi là quen thuộc ở trong đời sống hàng ngày, nhưng vẫn chứa đựng những mối liên hệ về mặt ý nghĩa, bổ sung vào cái ý nghĩa ước định hiển nhiên và trực tiếp của chúng. Biểu tượng là loại hình “kí hiệu” rất cổ xưa ra đời từ buổi bình minh của lịch sử hình thành nhân loại. Biểu tượng được coi như là công cụ của tư duy trong tiến trình nhận thức của con người. Nó là con đẻ của sự liên tưởng và tưởng tượng, giúp cho con người khám phá ra thế giới đầy ý nghĩa. Nhiều nhà nhân học văn hoá còn cho rằng “đơn vị cơ bản” của văn hoá chính là biểu tượng - vật hàm chứa thông tin, và là hạt nhân “di truyền xã hội đầu tiên của loài người ”. Biểu tượng còn là một hình thái ngôn ngữ đặc trưng của con người và là“tế bào” của văn hóa ( L.White), cho nên khi tìm hiểu về biểu tượng là tìm hiểu về văn hóa. Thế giới văn hóa đó là thế giới của biểu tượng.

Nói đến văn hóa là nói đến những giá trị được các cộng đồng dân tộc và nhân loại liên tục sáng tạo trong quá trình lịch sử lâu dài. Văn hóa là sự kết tinh tinh túy nhất những giá trị do con người sáng tạo ra mang đặc thù của nền văn hóa của cộng đồng dân tộc đó. Nó cho phép chúng ta có thể phân biệt sự khác nhau giữa các châu lục, giữa các dân tộc, giữa các địa phương trong một nước. Theo toàn thư quốc tế về phát triển văn hoá (International Thesauruss on Cultural Development) Unesco đã định nghĩa như sau: "Văn hoá là một tập hợp hệ thống các biểu tượng quy định thế ứng xử của con người và làm cho một số đông người có thể giao tiếp được với nhau, liên kết họ thành một cộng đồng riêng biệt".
Biểu tượng là phương thức ra đời trong lòng đời sống của con người. Nó biểu thị toàn bộ tâm cách cũng như tính cách của một dân tộc. Tính phong phú của biểu tượng cũng là sự tương ứng với tính đa dạng của cuộc sống mà con người cần nắm bắt được để thỏa mãn cho nhu cầu của mình. Trong mọi nhu cầu của đời sống xã hội thì nhu cầu cao nhất- nhu cầu sáng tạo ra các tác phẩm văn hóa. Sự đa dạng của văn hóa biểu hiện tính phong phú và tính nhiều vẻ của biểu tượng. Các biểu tượng văn hóa có diện bao phủ tương đối rộng, liên quan đến nhiều mặt, từ kinh tế, thể thao, âm nhạc, ẩm thực, kiến trúc, lịch sử , chính trị… của mỗi cộng đồng dân tộc. Biểu tượng ra đời trước hết từ nhu cầu sở thuộc xã hội và kết cấu cộng đồng. Chúng ra đời trên cơ sở của môi trường sinh tồn tự nhiên mà chỉ các thành viên cộng đồng đó mới cảm nhận được theo cách nghĩ riêng và cách chọn lựa của mình để biến nó thành giá trị truyền thống của cả cộng đồng. Nó thể hiện ở lối sống, nếp sống, phong tục, tập quán, sự ưa thích, cách suy nghĩ. Tất cả tạo nên nét độc đáo, đặc sắc mà khi nhìn vào biểu tượng ngay lập tức, người ta nhận ra diện mạo của quốc gia đó mà mà biểu tượng hình ảnh là đặc thù. Ví dụ như đại biểu cho biểu tượng văn hóa Mỹ là tượng nữ thần Tự Do, đại diện cho biểu tượng văn hóa Anh là đồng hồ Big Ben, đại diện cho biểu tượng văn hóa Pháp là tháp Apphen, đại diện cho biểu tượng văn hóa Trung Quốc là Vạn lý Trường Thành và Nhật Bản ca tụng hoa anh đào đến mức thành danh “xứ hoa anh đào”.Đất nước chúng ta với 54 dân tộc, mỗi dân tộc là một sắc thái văn hóa độc đáo tạo thành sự phong phú đa dạng của văn hóa Việt Nam. Biểu tượng “Con Hồng - Cháu Lạc” đã trở thành biểu tượng về nguồn gốc của dân tộc Việt. Ở đây, Hồng Bàng có nghĩa là “chim ngỗng trời lớn”, và như vậy cũng có thể hiểu thêm về một dân tộc được hình thành bởi nền văn hoá sông nước và trở thành nền văn minh lúa nước sau này. Vậy “Hồng Bàng” ở đây không chỉ định một dòng họ mà là một đặc trưng của một thị tộc được dùng để định tên tộc ấy và nó đã trở thành một biểu tượng chung của cả một cộng đồng - dân tộc. Rồng cũng là một hình tượng có vị trí đặc biệt trong văn hóa tính ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Biểu tượng“ Rồng”,“ Tiên” khiến chúng ta nhớ đến cội nguồn về truyền thuyết “ con rồng cháu tiên” của người Việt. Tồn tại từ ngàn năm cùng với cây cỏ thiên nhiên đất nước, hoa sen không chỉ là người bạn thân thiết mà con được xem như biểu tượng văn hóa bén rễ sâu trong tâm thức người Việt. Trong lòng người Việt, sen là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp tươi sáng, cao sang và thuần khiết, mang tính dân tộc. Chính vì thế, hoa sen luôn là nguồn cảm hứng bất tuyệt của thi ca và nghệ thuật... Có lẽ, không người Việt Nam nào không thuộc bài ca dao đầy tính triết lý này:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhuỵ vàng
Nhuỵ vàng bông trắng là xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Chúng ta có thể tìm thấy một vài biểu hiện của những giá trị truyền thống thông qua các biểu tượng văn hóa cụ thể như: Trống đồng, Cồng, Chiêng, Rượu cần, Trầu cau v.v… Tất cả biểu hiện này đã nói lên một nền văn hóa Nam Á bản địa. Và các biểu tượng khác thuộc về văn hóa ứng xử như: “Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, “Tối lửa tắt đèn có nhau”, “Bán anh em xa mua láng giềng gần” hay “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” v.vBiểu tượng có những chức năng mà qua đó con người có thể khám phá cũng như nhận thức sâu sắc cuộc sống của mình từ đó tạo ra những biến đổi rất lớn trong sự phát triển toàn diện về nhân cách của mỗi con người. Nó là hạt nhân tâm lý cho sự tưởng tượng, thỏa mản một ước vọng nào đó của con người. Biểu tượng “ Khiến đứa trẻ và con người cảm thấy mình không phải là sinh linh cô đơn và lạc loài trong cái tập hợp rộng lớn xung quanh” ( Jea Chevalier và Alain Gher Beant). Biểu tượng tạo nên “ khuôn mẫu văn hóa” – khuôn mẫu hành vi tương ứng của con người. Các khuôn mẫu này được lặp đi lặp lại nhiều lần trong đời sống xã hội, theo chiều dài lịch sử trở thành nếp sống, phong tục tập quán của mỗi cộng đồng. Sự khác nhau về biểu tượng giữa các cộng đồng dân tộc giúp chúng ta phân biệt được những nét riêng biệt tạo nên bản sắc riêng của dân tộc đó. Cuộc sống luôn thay đổi, biểu tượng cũng có những đổi thay, nhưng nếu xác định kiểu lựa chọn về những giá trị nào đó, thông qua hệ thống biểu tượng của cả cộng đồng, ta sẽ nhận ra sự khác biệt về mặt tâm cách cũng như tính cách của một dân tộc. Chính sự khác nhau này đã làm nên sự đặc sắc của mỗi nền văn hóa và đó cũng chính là sự thể hiện bản sắc riêng của mỗi dân tộc.

Trong lòng mỗi dân tộc đều có nền văn minhvăn hoá riêng của mình. Sự khác nhau về các "Biểu tượng văn hoá" (khuôn mẫu văn hoá) chính là sự khác nhau về các "giá trị định hướng" giúp cho nền văn minh của dân tộc đó phát triển nhưng không làm mất đi "bản sắc văn hoá" của dân tộc mình. Quá trình "văn minh hoá" có tốt đẹp hay không là còn phụ thuộc vào sự định hướng của văn hoá và điều kiện phát triển của từng nước, của từng cộng đồng - dân tộc, khiến cho quá trình này phát triển nhanh hoặc dậm chân tại chỗ.Trong quá trình phát triển mỗi cộng đồng dân tộc cần phải có chủ trương giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộcđi đôi với việc tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới hoá, giữa truyền thốnghiện đại, giữa tiên tiếncổ truyền.

MinhNguyên

 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top