Biểu hiện và tính quy luật của cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nh

ThuyenNhanXaXu

New member
Xu
0
Biểu hiện và tính quy luật của cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội như thế nào?

- Biểu hiện chủ yếu của cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ qua độ lên chủ nghĩa xã hội:

Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, cơ cấu xã hội – giai cấp xã hội – giai cấp dựa trên cơ sở giai cấp công nhân – lực lượng tiền phong lãnh đạo cách mạng và các đồng minh của giai cấp nông nhân, đội ngủ trí thức. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, ở cấu xã hội – giai cấp luôn có sự biến đổi. Biểu hiện cụ thể của sự biến đổi ấy thể hiện trên những vấn đề sau:

+ Từng bước xích lại gần nhau giữa các giai tầng xã hội trong quan hệ với tư liệu sản xuất;

+ Xích lại gần nhau về tích chất lao động;

+ Xích lại gần nhau trong quan hệ tư phối tư liệu tiêu dùng;

+ Xích lại gần nhau trong tiến bộ về đời sống tinh thần.

- Tính quy luật của sự biến động cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:

+ Sự biến động đó gắn liền và được quy định bởi sự biến động của cơ cấu kinh tế ngành; nghề; cơ cấu các thành phần kinh tế; các cơ chế hành chính, kinh tế xã hội;

+ Qúa trình biến đổi từ cơ cấu xã hội – giai cấp cũ sang cơ cấu xã hội giai cấp mới diễn ra trong suốt thời kỳ quá độ;

+ Cơ cấu đó biến động và phát triển trong mối quan hệ vừa mâu thuẫn; vừa liên minh, tiến tới xóa bỏ sự bất bình đẳng trong xã hội, đưa đến sự xích lại gần nhau giữa các tầng lớp cơ bản trong xã hội;

+ Xu hướng phát triển của cơ cấu đó ở Việt Nam phản ánh tính đa dạng và thống nhất của cơ cấu xã hội ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top