Biểu hiện và điều trị bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến là một trong những bệnh da phổ biến nhất. Da có vẩy thuyên giảm rồi lại tái phát mạn tính có thể gặp ở bất kỳ tuổi nào và ảnh hưởng bất kỳ phần nào của bề mặt da. Hai giới bị bệnh ngang nhau và chia hai nhóm, một nhóm phổ biến nhất là khởi phát trong độ tuổi 20 và nhóm kia là khởi phát ở độ tuổi 40 và 50. Một số nhà chuyên môn còn chia tiếp bệnh vẩy nến căn cứ vào tuổi khởi phát thành vẩy nến typ 1 và typ 2. Những bệnh nhân bị bệnh vẩy nến typ 1 khởi phát sớm hơn, có tiền sử gia đình rõ rệt hơn và tần số kháng nguyên B 13 và HLA CW6 cao hơn.
1598195092218.png

Biểu hiện lâm sàng
Các thể lâm sàng của bệnh vẩy nến bao gồm:
- Vẩy nến mảng kinh điển
- Vẩy nến giọt
- Vẩy nến ở các nếp gấp ủ tã lót, tăng tiết bã nhờn
- Vảy nến đỏ da
- Vẩy nến mụn mủ toàn thân (von Zumbusch) hoặc khu trú ở thân mình và các chi hoặc gan bàn chân.
Vẩy nến mảng
Kinh điển vẩy nến thông thường biểu hiện bằng những mảng vảy, hồng ban, thường gặp nhất ở mặt duỗi của khớp gối, khuỷu tay và da đầu. Vị trí thường gặp khác là bàn tay và vùng cùng. Vùng bị bệnh có từ vài mảng vẩy nhỏ đến hầu như toàn bộ bể mật. Các tổn thương không được điều trị gồ lên, có thể sờ thấy và phía trên đỉnh là vẩy trắng xám hoặc dạng mica. Xoa tổn thương sau khi nhẹ nhàng loại bỏ vẩy sẽ lộ ra chảy máu điểm bằng đầu đinh ghim từ mao mạch bề mặt bị giãn (dấu Auspitz). Có thể nhìn thấy những mao mạch bị giãn này ở chân bì trên quan sát mô bệnh học của mảng vảy nến.
1598195123959.png

Vẩy nến giọt
Vẩy nến giọt thường gặp ở trẻ em hơn người trưởng thành và biểu hiện bằng đa tổn thương vẩy nến nhỏ, chủ yếu trên thân người. Thể này thường có viêm họng liên cầu đi trước. Bệnh thường gặp ở bệnh nhân trẻ chỉ có một giai đoạn bị vẩy nến giọt và sau đó không bị bệnh nữa. Tổn thương kinh điển không được điều trị của bệnh vẩy nến thường. Những tổn thương này thường thấy ở đầu gối, khuỷu tay, vùng cùng và dưới dạng mảng trên đỉnh là vẩy trắng hoặc ánh bạc vẩy nến tăng tiết bã nhờn.
1598195156014.png

Vẩy nến tăng tiết bã nhờn hay vẩy nến nếp gấp
là những thuật ngữ mô tả những tổn thương vẩy nến kinh điển trên da dầu đi kèm với tôn thương có vảy mảnh, hồng ban kèm điển hình ở các nếp gấp của cơ thể, đặc biệt là bẹn, nách và vùng dưới vú. Chẩn đoán có thể khó cả về lâm sàng và mô bệnh học do hồng ban và vẩy có thể rất giống với tổn thương trong viêm da mỡ. Tương tự, vẩy nến tã lót ở trẻ nhỏ có xu huống liên quan đến các nếp gấp ở bẹn và có đặc điểm là vùng da đỏ với vẩy mảnh hơn màng vẩy kinh điển có ranh giới rõ hơn. Vẩy nến liên quan đến các nếp gấp trên cơ thể có thể khó điều trị vì vùng này dễ bị kích thích bởi hắc ín và dithranol bôi tại chỗ, là những thuốc rất có hiệu quả ở những vị trí khác.
Vẩy nến đỏ da
Vẩy nến đỏ da đặc trưng bàng hồng ban lan rộng bề mặt toàn cơ thể với tổn thương vẩy nến có vẩy kinh điển. Tăng rõ rệt dòng máu qua da có thể dẫn đến mất điều hòa thân nhiệt và suy tim cung lượng cao.
Vẩy nến mủ
Vẩy nến mủ để cập đến nhiều loại vẩy nến trong đó những mụn mủ vô khuẩn là đặc điểm lâm sàng rõ nét. Mụn mủ có xu hướng xuất hiện ở rìa tiến triển của tổn thương vẩy nến. Mụn mủ cũng có thể gặp trong vẩy nến đỏ da và sự kết hợp của đỏ da lan rộng và mụn mủ vô khuẩn trong thể Zumbusch của vẩy nến mủ là thể nguy hiểm và đôi khi đe dọa tính mạng do liên quan đến mất cân bằng dịch và điện giải và mất bù cung lượng tim cao. Vẩy nến mủ cũng có thế được xem như là không đe dọa tính mạng nhưng là biến thể mãn tính ở gan bàn tay và gan bàn chân. Những tổn thương nay đáp ứng kém với liệu pháp điều trị hiện nay. Mặc dù vẩy nến được cho là không triệu chứng nhưng nhiều bệnh nhân có tổn thương tiến triển phàn nàn là bị ngứa. Cào xước có thể gây tổn thương mài do hiện tượng Koebner. Sau lần đầu tiên bị vẩy nến thì tái phát và thuyên giảm là thường xuyên. Một vài bệnh nhân may mắn sau một đợt bị vẩy nến giọt sẽ lui bệnh gần như hoàn toàn và kéo dài. Tuy nhiên, phổ biến hơn. Tổn thương nhẹ ở da đầu, đầu gối và khuỷu tay dai dẳng và có những giai đoạn tổn thương lan rộng hơn. Một số bệnh nhân vẩy nến nhận thấy những tổn thương của họ cải thiện sau nhiều năm, trong khi ở những bệnh nhân khác thì tiến trình của bệnh ngày càng lan rộng hơn và khó chịu hơn, vảy nến ở trẻ em mặc dù ít gặp hơn người lớn nhưng có xu hướng dai dẳng và khó điều trị.
1598195224646.png

Vẩy nến da đầu
Vảy nến da đầu có vẩy rõ ràng, dày và đỏ, thường rõ nhất ở đường chân tóc và sau tai. Một vài bệnh nhân vẩy nến da đầu kéo dài bị rụng tóc nhưng hiện vẫn chưa rõ là liệu điều này do tiến trình vẩy nến hoặc do điều trị.
Vẩy nến móng
Những bệnh nhân bị vảy nến kéo dài có thể có những thay đổi ở móng, bao gồm những vết lõm ở móng và sự tách một phần móng khỏi giường móng (bong móng) với dày sừng dưới móng. Cũng có thể quan sát thấy mất màu của móng giống những chấm nhỏ
Bệnh khớp vẩy nến
Đây là bệnh khớp huyết thanh âm tính đặc biệt thường gặp ở những bệnh nhân có tổn thương da vảy nến. Khớp cùng chậu và khớp gian đốt bàn tay thường bị ảnh hưởng nhất, nhưng bất kỳ khớp nào cũng có thể bị ảnh hưởng bởi sự đa dạng của bệnh khớp. Tỷ lệ mới mắc bệnh khớp cao hơn ở những bệnh nhân vẩy nến có những thay đổi ở móng. Đôi khi. bệnh khớp vẩy nến được chẩn đoán khi không có những tổn thương ở da. nhưng thể này hiếm và đầu tiên phải loại trừ những nguyên nhân khác của bệnh khớp.
Điều trị
Trong điều trị thích hợp cho bệnh nhân vẩy nến cần xem xét:
- Tuổi của bệnh nhân và tình trạng sức khỏe chung, kể cả kế hoạch có thai nếu là nữ giới.
- Thể vẩy nến.
- Vùng da cơ thể bị ảnh hưởng và vùng bị bệnh nặng nhất.
- Điều trị trước đó và thành công hay thất bại.
- Bệnh nhân hy vọng điều gì và những nhu cầu cần đạt được trong lối sống của bệnh nhân.
Điểm quan trọng cuối cùng là nên thảo luận với bệnh nhân ở lần khám bệnh đầu tiên. Một bệnh nhân nhiều tuổi bị tổn thương ở khớp gối và khuỷu tay có thể chỉ muốn bôi thuốc điều trị tại chỗ trong 2 - 3 tuần trước kỳ nghỉ hàng năm, còn một diễn viên múa balê có thể cần giữ cho da hoàn toàn sạch sẽ đê theo đuổi sự nghiệp của mình.
Điều quan trọng ở lần tư vấn đầu tiên là giải thích cho bệnh nhân bàn chất mạn tính của bệnh vẩy nến và thực tế là điều trị hiện tại chỉ là khống chế hơn là điều trị khỏi bệnh. Cần giải thích rõ về sự tham gia tích cực của chính bản thân bệnh nhân và cũng có thể là của người họ hàng là rất cần thiết trong điều trị tại chỗ. Bảng tàn tật do bệnh vẩy nến là bảng câu hỏi có những mục như mất thời gian, khả năng lao động, quan hệ giao tiếp cá nhân, và những vấn đề khác thường gặp nhất ảnh hưởng đến đa số bệnh nhân vẩy nến. Bằng câu hỏi này đưa ra trước và sau điều trị có thể cung cấp cho bệnh nhân một vài hướng dẫn về cách nhìn nhận giá trị của điều trị. Nhiều bệnh nhân lo sợ ràng bệnh vẩy nến là bệnh nhiễm trùng hoặc một dạng của ung thư hoặc thậm chí cả hai. Sự khác nhau giữa thiên huống di truyền trong bệnh vẩy nến và nhiễm trùng lây nhiễm thực sự như chốc lở có thể cần sự giải thích và nên nhấn mạnh bản chất không ác tính hoặc thậm chí không phải là tiên ác tính của bệnh vẩy nến. Một khi đã hiểu rõ hoàn toàn bản chất của bệnh, nhiều bệnh nhân bị vảy nến nhẹ có thể chấp nhận không điều trị những mảng vảy nhỏ ở đầu gối và khuỷu tay. Không có bằng chứng rằng điều này sẽ làm vẩy nến lan tràn và đây là lựa chọn hoàn toàn có thể chấp nhận được. Thuốc làm mềm da nhẹ như mỡ nhũ hoa BP hoặc paraffin mềm trắng sẽ hạn chế vẩy. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân vẩy nến sẽ cần kế hoạch điều trị tích cực hơn. Hầu hết bệnh nhân sẽ áp dụng cách điều trị tại chỗ tại nhà và y tá da liễu hướng dẫn cách sử dụng kem và thuốc mỡ đã kê đơn, hoặc ở phòng phẫu thuật, cơ quan, phòng khám ngoại trú, hoặc ở trung tâm điều trị ngoại trú. Tỷ lệ cao bệnh không đáp ứng và cách điều trị vẩy nến thích hợp là do bệnh nhân không hiểu cách áp dụng điều trị, bôi một lớp dày bao nhiêu, cách phủ và băng bịt cũng như cách phòng tránh kích thích da lành ở xung quanh. Nhiều khoa da liễu hiện nay có các trung tâm điều trị bệnh nhân ngoại trú mà ở đó những bệnh nhân vẩy nến nặng hoặc lan rộng hơn có thể điều trị bằng liệu pháp ánh sáng và băng và chỉ những bệnh nhân vẩy nến rất nặng hoặc vẩy nến đỏ da hoặc vẩy nến mủ mới cần chăm sóc nội trú.
Điều trị tại chỗ
Đây là cách điều trị chính cho hầu hết bệnh nhân vẩy nến. Các chế phẩm thích hợp bao gồm:
- Thuốc làm mềm da
- Chế phẩm hắc in
- Chế phẩm dithranol
- Calciptriol
- Chế phẩm acid salicylic
- Các steroid tại chỗ.
Tham khảo: Các bệnh da liễu thường gặp
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top