BIỆT TÀI TẠO NGHĨA TRONG THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG
Có thể nói thơ Nôm Hồ Xuân Hương rất đặc biệt ở lĩnh vực tạo nghĩa. Đành rằng văn học dân gian ta có hiện
tượng đố tục giảng thanh và ngược lại nhưng đó là nằm dưới dạng câu đố, giải thích sự vật hiện tượng
thông qua miêu tả hai mặt nghĩa. Còn đối với thơ thì có lẽ thơ Xuân Hương là một hiện tượng cá biệt. Một bài
thơ thường có 3 nghĩa: nghĩa thứ nhất, nghĩa thứ hai và nghĩa khái quát. Thiếu vắng một trong 3 nghĩa này
dứt khoát không phải là thơ Xuân Hương. Nghĩa thứ ba có thể không quan trọng đối với tác giả vì nghĩa thứ
ba này còn tùy thuộc vào đối tượng tiếp nhận. Nhưng với nghĩa thứ nhất và nghĩa thứ hai hết sức quan
trọng. Và đầu đề tác giả đã đặt tên gì thì dứt khoát nghĩa thứ nhất mang nội dung đó (Ví dụ: Quả mít, Con
ốc, Đánh đu, Tát nước, Dệt cửi, Cái quạt, Tự tình, Mời trầu…). Nghĩa thứ hai sẽ hiện ra ngay khi người đọc
vừa khám phá nghĩa thứ nhất. Và chính nghĩa thứ hai này mới thực sự làm cho người đọc ngạc nhiên thích
thú, thích thú vì chính mình–người đọc– chứ không phải ai khác phát hiện cái tiềm ẩn bên trong. Cái bên
trong ấy quả là một kho tàng khiến người khai thác khám phá không dừng được công việc lôi ra ánh sáng cái
điều hết sức kỳ thú kia. Và nghĩa thứ ba là nghĩa khái quát rút ra từ nghĩa thực và nghĩa ẩn thứ hai, có tính
chất quyết định giá trị bài thơ.
Tải về TẠI ĐÂY
Nguồn thư viện số*
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: