Biển đảo Lý Sơn

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Biển đảo Lý Sơn



Đảo Lý Sơn nằm cách bờ biển Quảng Ngãi 24 km về hướng đông bắc. Địa danh gồm hai đảo lớn là cù lao Ré và Hòn Bé.

Đảo Lý Sơn tên cũ là Cù Lao Ré. Sở dĩ tên gọi như vậy là vì xưa kia dân đảo này dùng nhiều dây ré dùng để buộc đồ rất dai và bền chắc. Sách Đại Nam Nhất Thống Chí soạn vào đời Tự Đức, phần tỉnh Quảng Ngãi có ghi: "Cù Lao Ré ở giữa biển, cách huyện Bình Sơn 65 dặm về hướng Đông, xung quanh núi cao, ở giữa trũng xuống ước mấy chục mẫu, nhân dân hai phường Vĩnh An và An Hải ở tại đây. Phía Đông Bắc có động, trên động có chùa mấy gian, có giếng đá, bên hữu động có giếng nước trong veo, chung quanh cây cối xanh tươi...".

Trên đảo có núi cao đến 180 m. Chung quanh đảo có nhiều rạn đá ngầm, ghe thuyền thường neo đậu ở phía nam đảo. Riêng Cù lao Ré có hình dạng đa giác không đều cạnh, có nơi dài đến 7 m, rộng từ 3 đến 4 km. Núi đồi chiếm đến 1/4 diện tích đảo.

Ngày nay, cù lao Ré được đặt thành huyện đảo Lý Sơn, có hai xã Lý Vĩnh và Lý Hải, diện tích tổng cộng 11 km2 và dân số gần hai vạn người. Dân cư sống trên đảo chủ yếu bằng nghề nông, đánh bắt hải sản. Nông sản chính ở đây là tỏi.


Vào đời vua Lê Kính Tông, năm 1604, có người từ đất liền ra định cư, khai phá hải đảo. Hiện nay trên đảo còn thờ tám vị tiền hiền từng khai canh trên mảnh đất này gọi là "Bát tổ".

Trên đảo còn có nhiều di tích lịch sử và văn hóa được phân bổ khá dày. Đặc biệt có đình Lý Hải là một công trình kiến trúc - nghệ thuật xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 3 (1820) ở xã Lý Hải. Đây là ngôi đình thể hiện kỹ thuật chạm khắc gỗ độc đáo, sống động qua các ô trang trí.


Lý Sơn có nhiều tài nguyên phong phú, đủ các loại hải sản, nông-ngư và đặc biệt là hướng phát triển mạnh về dịch vụ du lịch và thương mại. Lý Sơn có nhiều lợi thế về vị trí địa lý trong nhiều quần thể phát triển kinh tế: Dung Quất - Chu Lai - Vạn Tường; Lý Sơn - Sa Kỳ - Cổ Luỹ - thị xã Quảng Ngãi. Lý Sơn còn là bờ biển chính giữa bờ biển Việt Nam kể từ Móng Cái đến Cà Mau; đồng thời từ Lý Sơn đến các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và ra đường hàng hải quốc tế hoặc đi đường xuyên á và ngược lại là rất thuận tiện.

Du khách đến đây tha hồ "du sơn, du thuỷ", trèo núi, tắm biển, câu cá, bơi thuyền, đi canô lướt sóng quanh đảo lớn và từ đảo lớn sang hòn Bé. Được ăn uống nghỉ dưỡng, hưởng môi trường sinh thái tuyệt vời.


Nguồn: Sưu tầm
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top