Khi mà tiến độ toàn cầu hóa trở nên nhanh hơn thì Harvard đang “ôm trọn” thế giới trong lớp học của mình.
Khuôn viên ĐH Harvard.Không lâu sau khi được bổ nhiệm chức Phó giám đốc phụ trách đối ngoại của Harvard vào năm 2006, ông Jorge Dominguez đã cân nhắc và quyết định tuyên bố sự thành công.
Điều mà ông nhìn thấy ở Harvard là một trường đại học quy tụ những học giả xuất sắc nhất ở mọi quốc tịch, những lớp học dạy tới 70 ngôn ngữ và thực hiện những đề tài ở mọi lĩnh vực, những sinh viên quốc tế tới từ hơn 120 quốc gia – chiếm gần 20% trong tổng số sinh viên và con số này đã tăng 35% trong thập kỉ vừa qua.
Dominguez cũng thấy cả một đội ngũ giảng viên đang theo đuổi những vấn đề nghiên cứu quan trọng nhất, bất kể họ tới từ quốc gia nào và công việc của họ đã đưa họ đến những nơi xa nhất trên thế giới, từ những hang động ở Thụy Sĩ đến những tàn tích của nền văn minh Maya hay những cơ quan lưu trữ tài liệu lịch sử về thời kỳ thực dân ở Kenya.
Có hơn 47.000 sinh viên nam ngoại quốc tới từ gần 190 nước, trong số đó có nhiều người đang nắm giữ những vị trí quan trọng như Tổng thống đương nhiệm của Liberia, Đài Loan, Mexico, Mông Cổ và Colombia cũng như Thủ tướng của Singapore hay Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc.
Và Dominguez còn thấy việc luôn khuyến khích những sinh viên thử sức ở môi trường làm việc ngoài nước là một phần cơ bản trong cách đào tạo của Harvard, đồng thời đó cũng là sự trang bị cần thiết cho những nhà lãnh đạo tương lai trên phạm vi toàn cầu. Kết quả là trong năm 2007-2008 có gần 1.300 sinh viên Harvard đã học tập và làm việc ở 93 quốc gia. Cho tới thời điểm Lễ phát bằng 2009 tới gần, có 58% trong số những sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp đã ra nước ngoài nghiên cứu trong khi đang theo học tại Harvard.
Ông Dominguez chia sẻ: “Tôi đã không phải làm công việc đưa Harvard thành một trường đại học quốc tế. Những đồng nghiệp của tôi đã làm việc đó. Chúng tôi mang tầm quốc tế. Đó quả là một điều tuyệt vời và đáng ngạc nhiên mà đội ngũ giảng viên, nhân viên cũng như các sinh viên đã làm được".
Song toàn cầu hóa đang phát triển ngày càng nhanh hơn nên hiện tại Harvard phải đương đầu với những thử thách mới. Trong một thế giới hội nhập như hiện nay, các quốc gia thường xuyên phải đối mặt với những vấn đề về thương mại và kinh tế, sức khỏe và chính phủ, khoa học và con người.
Với tình hình đó, Harvard đang nỗ lực giúp những sinh viên của mình trở thành những công dân toàn cầu của thế kỷ 21. Chính vì vậy họ phải được chuẩn bị để đương đầu với những vấn đề khó khăn đang nảy sinh vượt ra khỏi tầm nhận thức.
Hiệu trưởng Harvard – Drew Faust là người mà vị trí của bà nổi tiếng trên khắp thế giới như một tấm gương về cái mà phụ nữ ngày nay có thể làm được. Bà đã tới Trung Quốc, Botswana, Nam Phi, Tây Âu và hiện tại đang có chuyến đi dài hàng tuần tới Nhật Bản và Trung Quốc.
Làm giàu kinh nghiệm cho sinh viên
Ông Dominguez cho biết Đại học Harvard bắt đầu chú trọng tới những nghiên cứu của sinh viên được thực hiện ở nước ngoài cách đây khoảng một thập kỷ, khi mà các giảng viên và các nhà quản lý nhận ra rằng với sự toàn cầu hóa trong tiến trình phát triển thì những kinh nghiệm mang tầm quốc tế đang trở thành yếu tố then chốt của một quá trình đào tạo đầy đủ.
Andrew Gordon – hiện tại là giáo sư lịch sử của Quỹ Lee và Juliet Folger - đã từng nghiên cứu tại Nhật Bản khi là sinh viên đang theo học tại Harvard vào những năm 70. Ông đã nghỉ học ở trường một năm để làm việc đó. Những kinh nghiệm đã nuôi dưỡng mối quan tâm của ông ở Nhật Bản và giúp ông trong việc trở thành một học giả trong lịch sử hiện đại.
Gordon chia sẻ rằng việc sang nước ngoài nghiên cứu mang lại những kinh nghiệm, truyền cho ông những cảm hứng trong việc tiếp tục nghiên cứu khoa học.
Nhìn thoáng qua trang web của Trường Mùa hè Harvard, có thể thấy rất nhiều chương trình nghiên cứu khác nhau. Harvard cũng có những trung tâm tập trung vào những nghiên cứu mang tính chất vùng miền như Trung tâm Davis dành cho những nghiên cứu về người Âu Á và người Nga hay Trung tâm dành cho những nghiên cứu về Trung Đông.
Lisbeth Tarlow - Phó Giám đốc Trung tâm Davis chia sẻ rằng hàng năm trung tâm hỗ trợ từ 25 đến 30 dự án nghiên cứu của sinh viên trên các vùng miền.
"Tất cả những điều này thực sự là để khuyến khích sinh viên, đội ngũ giảng viên và các học giả của nhiều ngành học đưa ra một suy nghĩ mới về vùng đất đó". - Tarlow nói.
Nghiên cứu ở nước ngoài luôn là một phần không thể thiếu của việc nghiên cứu thực địa. Các sinh viên có thể tham gia vào nghiên cứu một cách độc lập hoặc lên lớp học - nơi mà những nghiên cứu thực địa cũng được đưa vào chương trình học. Trong vài năm gần đây, giáo sư sinh học Gonzalo Giribet đã đưa sinh viên của mình tham gia vào một chuyến đi thu thập mẫu vật ở Caribbean. Những kế hoạch của năm nay cũng đã thu hút 14 sinh viên dành một tuần lặn ở những khu vực có đá ngầm của Panama.
Giáo sư Giribet chia sẻ: “Trong phòng thí nghiệm, chúng tôi nhìn thấy những động vật sống, song chúng tôi không biết được nhóm động vật nào chiếm ưu thế trong một khu vực có đá ngầm. Khi lặn xuống, chúng tôi có thể nhìn được cả san hô, bọt biển và hiểu được hầu hết những sinh vật đó sống ở đâu”.
“Chúng tôi đã thu thập được nhiều điều. Tôi đã nói với các sinh viên rằng họ sẽ không đi nghỉ ở Panama mà sẽ làm việc ở đó".
Thậm chí khi Harvard đưa sinh viên của mình ra nước ngoài, nó lại thu hút nhiều sinh viên quốc tế đến với ngôi trường này, cụ thể là hơn 4.000 sinh viên trong số đó vào năm học 2008-2009.
Đội ngũ giảng viên đến đây và làm việc ở một nơi khác
Julio Frenk - Chủ nhiệm Trường Y tế cộng đồng Harvard (HSPH) từ tháng giêng năm 2009 - đã là Bộ trưởng Bộ Y tế của Mexico từ năm 2000 tới năm 2006 và là một chuyên gia về sức khỏe toàn cầu.
Ông Frenk cho rằng HSPH có danh tiếng mang tầm quốc tế, với một phần ba sinh viên của trường tới từ các quốc gia khác. Các nhà nghiên cứu của HSPH làm việc ở 50 nước trên thế giới. Trong một cuộc khảo sát gần đây, một phần ba thành viên trong số đội ngũ giảng viên của trường cho biết rằng họ dành 75% thời gian của mình vào các dự án nghiên cứu với quy mô toàn cầu.
Ông nhấn mạnh rằng hiện nay sức khỏe toàn cầu bao gồm cả vấn đề sức khỏe trong gia đình bởi lẽ các vấn đề về sức khỏe hiện giờ rất dễ vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Trong thời đại của các bệnh dịch như AIDS, SARS hay H1N1 thì sức khỏe ở một quốc gia có thể bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng bởi những điều xảy ra ở những quốc gia khác.
Những vấn đề nghiên cứu lớn nhất đang có xu hướng tăng lên đòi hỏi sự hợp tác giữa các nhà khoa học ở các chuyên ngành trên khắp thế giới, từ bản chất của con người bị tác động bởi sự thay đổi khí hậu tới cách tốt nhất để ngăn chặn bệnh AIDS hay sự phát minh ra máy gia tốc hạt mạnh nhất trên thế giới.
Ông Frenk nói: “Việc chuyển sang một cách nhìn mang tính toàn cầu đang trở thành một yếu tố thống nhất trong công việc của các giảng viên Harvard".
Theo VNN.
Khuôn viên ĐH Harvard.Không lâu sau khi được bổ nhiệm chức Phó giám đốc phụ trách đối ngoại của Harvard vào năm 2006, ông Jorge Dominguez đã cân nhắc và quyết định tuyên bố sự thành công.
Điều mà ông nhìn thấy ở Harvard là một trường đại học quy tụ những học giả xuất sắc nhất ở mọi quốc tịch, những lớp học dạy tới 70 ngôn ngữ và thực hiện những đề tài ở mọi lĩnh vực, những sinh viên quốc tế tới từ hơn 120 quốc gia – chiếm gần 20% trong tổng số sinh viên và con số này đã tăng 35% trong thập kỉ vừa qua.
Dominguez cũng thấy cả một đội ngũ giảng viên đang theo đuổi những vấn đề nghiên cứu quan trọng nhất, bất kể họ tới từ quốc gia nào và công việc của họ đã đưa họ đến những nơi xa nhất trên thế giới, từ những hang động ở Thụy Sĩ đến những tàn tích của nền văn minh Maya hay những cơ quan lưu trữ tài liệu lịch sử về thời kỳ thực dân ở Kenya.
Có hơn 47.000 sinh viên nam ngoại quốc tới từ gần 190 nước, trong số đó có nhiều người đang nắm giữ những vị trí quan trọng như Tổng thống đương nhiệm của Liberia, Đài Loan, Mexico, Mông Cổ và Colombia cũng như Thủ tướng của Singapore hay Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc.
Và Dominguez còn thấy việc luôn khuyến khích những sinh viên thử sức ở môi trường làm việc ngoài nước là một phần cơ bản trong cách đào tạo của Harvard, đồng thời đó cũng là sự trang bị cần thiết cho những nhà lãnh đạo tương lai trên phạm vi toàn cầu. Kết quả là trong năm 2007-2008 có gần 1.300 sinh viên Harvard đã học tập và làm việc ở 93 quốc gia. Cho tới thời điểm Lễ phát bằng 2009 tới gần, có 58% trong số những sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp đã ra nước ngoài nghiên cứu trong khi đang theo học tại Harvard.
Ông Dominguez chia sẻ: “Tôi đã không phải làm công việc đưa Harvard thành một trường đại học quốc tế. Những đồng nghiệp của tôi đã làm việc đó. Chúng tôi mang tầm quốc tế. Đó quả là một điều tuyệt vời và đáng ngạc nhiên mà đội ngũ giảng viên, nhân viên cũng như các sinh viên đã làm được".
Song toàn cầu hóa đang phát triển ngày càng nhanh hơn nên hiện tại Harvard phải đương đầu với những thử thách mới. Trong một thế giới hội nhập như hiện nay, các quốc gia thường xuyên phải đối mặt với những vấn đề về thương mại và kinh tế, sức khỏe và chính phủ, khoa học và con người.
Với tình hình đó, Harvard đang nỗ lực giúp những sinh viên của mình trở thành những công dân toàn cầu của thế kỷ 21. Chính vì vậy họ phải được chuẩn bị để đương đầu với những vấn đề khó khăn đang nảy sinh vượt ra khỏi tầm nhận thức.
Hiệu trưởng Harvard – Drew Faust là người mà vị trí của bà nổi tiếng trên khắp thế giới như một tấm gương về cái mà phụ nữ ngày nay có thể làm được. Bà đã tới Trung Quốc, Botswana, Nam Phi, Tây Âu và hiện tại đang có chuyến đi dài hàng tuần tới Nhật Bản và Trung Quốc.
Làm giàu kinh nghiệm cho sinh viên
Ông Dominguez cho biết Đại học Harvard bắt đầu chú trọng tới những nghiên cứu của sinh viên được thực hiện ở nước ngoài cách đây khoảng một thập kỷ, khi mà các giảng viên và các nhà quản lý nhận ra rằng với sự toàn cầu hóa trong tiến trình phát triển thì những kinh nghiệm mang tầm quốc tế đang trở thành yếu tố then chốt của một quá trình đào tạo đầy đủ.
Andrew Gordon – hiện tại là giáo sư lịch sử của Quỹ Lee và Juliet Folger - đã từng nghiên cứu tại Nhật Bản khi là sinh viên đang theo học tại Harvard vào những năm 70. Ông đã nghỉ học ở trường một năm để làm việc đó. Những kinh nghiệm đã nuôi dưỡng mối quan tâm của ông ở Nhật Bản và giúp ông trong việc trở thành một học giả trong lịch sử hiện đại.
Gordon chia sẻ rằng việc sang nước ngoài nghiên cứu mang lại những kinh nghiệm, truyền cho ông những cảm hứng trong việc tiếp tục nghiên cứu khoa học.
Nhìn thoáng qua trang web của Trường Mùa hè Harvard, có thể thấy rất nhiều chương trình nghiên cứu khác nhau. Harvard cũng có những trung tâm tập trung vào những nghiên cứu mang tính chất vùng miền như Trung tâm Davis dành cho những nghiên cứu về người Âu Á và người Nga hay Trung tâm dành cho những nghiên cứu về Trung Đông.
Lisbeth Tarlow - Phó Giám đốc Trung tâm Davis chia sẻ rằng hàng năm trung tâm hỗ trợ từ 25 đến 30 dự án nghiên cứu của sinh viên trên các vùng miền.
"Tất cả những điều này thực sự là để khuyến khích sinh viên, đội ngũ giảng viên và các học giả của nhiều ngành học đưa ra một suy nghĩ mới về vùng đất đó". - Tarlow nói.
Nghiên cứu ở nước ngoài luôn là một phần không thể thiếu của việc nghiên cứu thực địa. Các sinh viên có thể tham gia vào nghiên cứu một cách độc lập hoặc lên lớp học - nơi mà những nghiên cứu thực địa cũng được đưa vào chương trình học. Trong vài năm gần đây, giáo sư sinh học Gonzalo Giribet đã đưa sinh viên của mình tham gia vào một chuyến đi thu thập mẫu vật ở Caribbean. Những kế hoạch của năm nay cũng đã thu hút 14 sinh viên dành một tuần lặn ở những khu vực có đá ngầm của Panama.
Giáo sư Giribet chia sẻ: “Trong phòng thí nghiệm, chúng tôi nhìn thấy những động vật sống, song chúng tôi không biết được nhóm động vật nào chiếm ưu thế trong một khu vực có đá ngầm. Khi lặn xuống, chúng tôi có thể nhìn được cả san hô, bọt biển và hiểu được hầu hết những sinh vật đó sống ở đâu”.
“Chúng tôi đã thu thập được nhiều điều. Tôi đã nói với các sinh viên rằng họ sẽ không đi nghỉ ở Panama mà sẽ làm việc ở đó".
Thậm chí khi Harvard đưa sinh viên của mình ra nước ngoài, nó lại thu hút nhiều sinh viên quốc tế đến với ngôi trường này, cụ thể là hơn 4.000 sinh viên trong số đó vào năm học 2008-2009.
Đội ngũ giảng viên đến đây và làm việc ở một nơi khác
Julio Frenk - Chủ nhiệm Trường Y tế cộng đồng Harvard (HSPH) từ tháng giêng năm 2009 - đã là Bộ trưởng Bộ Y tế của Mexico từ năm 2000 tới năm 2006 và là một chuyên gia về sức khỏe toàn cầu.
Ông Frenk cho rằng HSPH có danh tiếng mang tầm quốc tế, với một phần ba sinh viên của trường tới từ các quốc gia khác. Các nhà nghiên cứu của HSPH làm việc ở 50 nước trên thế giới. Trong một cuộc khảo sát gần đây, một phần ba thành viên trong số đội ngũ giảng viên của trường cho biết rằng họ dành 75% thời gian của mình vào các dự án nghiên cứu với quy mô toàn cầu.
Ông nhấn mạnh rằng hiện nay sức khỏe toàn cầu bao gồm cả vấn đề sức khỏe trong gia đình bởi lẽ các vấn đề về sức khỏe hiện giờ rất dễ vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Trong thời đại của các bệnh dịch như AIDS, SARS hay H1N1 thì sức khỏe ở một quốc gia có thể bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng bởi những điều xảy ra ở những quốc gia khác.
Những vấn đề nghiên cứu lớn nhất đang có xu hướng tăng lên đòi hỏi sự hợp tác giữa các nhà khoa học ở các chuyên ngành trên khắp thế giới, từ bản chất của con người bị tác động bởi sự thay đổi khí hậu tới cách tốt nhất để ngăn chặn bệnh AIDS hay sự phát minh ra máy gia tốc hạt mạnh nhất trên thế giới.
Ông Frenk nói: “Việc chuyển sang một cách nhìn mang tính toàn cầu đang trở thành một yếu tố thống nhất trong công việc của các giảng viên Harvard".
Theo VNN.