1. Những thủ thuật khi học môn tiếng Anh
Học tiếng Anh cũng giống như học các môn khoa học trừu tượng khác, cũng cần phải có tư duy logic, lập luận. Chỉ khác một điều, khi học ngoại ngữ bạn cần phải chăm chỉ, kiên trì hơn và đặc biệt phải có thủ thuật. Thủ thuật ở đây chính là cách thức mà bạn hiểu về môn học và áp dụng nó thành những phương pháp cụ thể dành cho môn học. Vậy, thủ thuật của môn tiếng Anh là gì? Hãy cùng xem những gợi ý sau đây:
Xác định xem bạn hợp với cách học nào
Nghiên cứu gần đây cho thấy rất nhiều người có cách học riêng mà mình yêu thích. Nếu bạn là người yêu thích hình ảnh, bạn có thể tạo ra mối liên hệ giữa tiếng Anh và hình ảnh. Ví dụ, bạn có thể xem phim có phụ đề tiếng Anh, cố gắng hình dung mình đang ở ngữ cảnh cần sử dụng tiếng Anh, liên tưởng các từ cần học với các hình ảnh. Nếu bạn là người yêu âm nhạc thì nghe các bài hát tiếng anh theo sở thích hoặc theo trình độ là sự lựa chọn hoàn hảo. Còn nếu bạn là người có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều thời gian để học ngữ pháp và so sánh tiếng Việt với tiếng Anh.
Thích nói tiếng Anh và thoải mái khi nói
Khi sử dụng tiếng Anh, bạn đừng sợ mắc lỗi, vì nếu không mắc lỗi, có nghĩa bạn chẳng học được gì. Nhưng điều quan trọng là những gì bạn rút ra sau khi mắc lỗi. Học tiếng Anh cũng vậy, khi bạn thích nói, dù nói sai bạn cũng sẽ tạo cho mình một thói quen hay một phản xạ được nói, từ đó bạn dần điều chỉnh được những lỗi của mình thông qua việc nói thường xuyên.
Nói là kỹ năng quan trọng và thú vị nhất của bất cứ một ngôn ngữ nào. Chúng ta luôn có cảm giác tiến bộ to lớn và rõ rệt nhất khi có thể giao tiếp lưu loát trực tiếp bằng ngôn ngữ nói. Để học nói tiếng Anh, các bạn đừng quá nóng vội. có nhiều người may mắn sống trong môi trường giao tiếp tiếng Anh nên họ có thể học nói ngay từ khi mới bắt đầu học ngoại ngữ. Tuy nhiên, đối với phần lớn mọi người thì chúng ta nên cần có một nền tảng ngôn ngữ nhất định (từ vựng, ngữ pháp, phát âm, cấu trúc câu) ít nhất là 6 tháng trước khi bước vào một khóa học nói thực thụ. Đối với những người không có điều kiện sống hay làm việc trong môi trường tiếng anh thì ta nên tranh thủ luyện nói như sau:
Tận dụng tối đa những giờ luyện tập trên lớp hay tại các trung tâm ngoại ngữ: tập nói càng nhiều với bạn bè dù là những cấu trúc đơn giản nhất, đừng chỉ thực tập qua loa chiếu lệ vì càng luyện nói người ta càng nhớ bài lâu và tạo cho mình được phản xạ nhanh nhẹn khi gặp những tình huống tương tự trong cuộc sống.
Khắc phục tính nhút nhát và sợ sai của mình. Hãy mạnh dạn nói tiếng Anh bất cứ khi nào có thể.
Tìm một bạn học hay một nhóm học ưng ý và sắp xếp thời gian học nhóm. Có nhiều bạn bè hẹn nhau đến lớp sớm hơn 30 phút và để được nói chuyện bằng tiếng Anh với nhau. Đây là một cách học rất tốt và giúp nhau cùng tiến bộ.
Tham gia câu lạc bộ tiếng Anh vào cuối tuần.
Học nghe
Để nghe tốt một bài khóa trong sách tiếng Anh ta thường phải trải qua các bước sau:
Trước khi nghe, bạn hãy suy nghĩ về đề tài đó để giúp bạn hình dung và phán đoán những gì sắp nghe, nghe ý chính trước tiên để trả lời câu hỏi tổng quát, nghe những từ khóa rồi đoán, không nhất thiết phải nghe ra từng từ một. Sau đó, bạn hãy nghe lại nhiều lần để biết được nhiều chi tiết càng tốt và hoàn tất các câu hỏi trong bài. Tuyệt đối không được xem trước nội dung bài khóa trước khi nghe. Chỉ khi nghe xong rồi, bạn mới vừa nghe vừa đọc bài để kiểm tra lại và học thêm từ mới cũng như tăng cường các cách diễn đạt hay trong bài. Bạn cũng nên đọc theo băng nhiều lần sau khi nghe xong để luyện phát âm và nhớ bài tốt hơn.
Nguyên tắc chung cho việc rèn luyện kĩ năng nghe hiệu quả là nghe càng nhiều càng tốt. Tranh thủ mọi tài liệu và cơ hội nghe có thể: nghe băng, nghe nhạc, nghe đài, xem tivi, xem phim Mỹ có phụ đề tiếng anh, hãy tham khảo các sách luyện nghe…
Ngoài ra còn có một công cụ vô cùng hiệu quả để rèn luyện mọi kĩ năng cho người học tiếng Anh, đó là Internet. Bạn có thể đọc báo, nghe tin tức, tìm tài liệu online bằng tiếng Anh… ngoài ra trên Internet còn có rất nhiều website cung cấp các bài học tiếng Anh miễn phí, rất thú vị và tiện lợi.
Học từ vựng
Nguyên tắc học từ vựng phổ biến là học trong’ cụm từ, trong câu tránh học từ “chết”. Ví dụ: học từ “corner” phải học trong nhóm từ “on the corner of”, học “interested” phải nhớ cụm từ “be interested in” thì mới biết cách đặt câu cho đúng.
Học từ vựng theo chủ đề mà bạn có thể nghĩ ra cho mình, như:
Money: earn, spend, save, invest, waste, make…
Weather: hot, cold, sun,…
Để nhớ được từ vựng không có cách nào hiệu quả hơn cách sử dụng chúng. Một cách học thông minh là bạn hãy cố gắng “chen”những từ vừa mới học khi tập nói hay khi viết email bằng tiếng Anh. Có thể lúc đầu bạn còn lúng túng và thiếu tự nhiên, nhưng chính những lúc như vậy bạn mới nhớ được từ nhiều nhất, và theo thời gian, bạn sẽ sử dụng được ngày càng nhiều từ vựng một cách thành thạo. cốt lõi vấn đề ở đây, là bạn đang tự tạo cho mình những tình huống để có thể sử dụng ngay những từ mới học. bạn không cần nhất thiết phải viết ra giấy nhiều lần, vì việc này chỉ giúp bạn nhớ được chính tả của từ mà thôi.
Bạn cũng cần luôn mang theo mình một cuốn sổ nhỏ ghi chép từ vựng mới, để tranh thủ học khi rảnh rỗi. hãy đặt cho mình mục tiêu mỗi ngày học vài từ tùy theo khả năng của mình và nhớ là ôn tập thường xuyên theo định kì (3 ngày, 1 tuần hay 1 tháng…). Cố gắng ôn lại từ vựng đã học ít nhất là 3 lần mới có thể nhớ tốt được chúng.
Để ý cách trình bày từ vựng: sử dụng nhiều màu viết khác nhau, vẽ hình hay sơ đồ theo chủ thể càng nhiều càng tốt.
Trên đây là những gợi ý nhỏ của chúng tôi nhằm giúp bạn cải thiện được quá trình học môn tiếng Anh. Sẽ còn rất nhiều những phương pháp học môn ngoại ngữ này mà bạn có thể ứng dụng vào việc học tập của mình sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của bạn.
Học tiếng Anh cũng giống như học các môn khoa học trừu tượng khác, cũng cần phải có tư duy logic, lập luận. Chỉ khác một điều, khi học ngoại ngữ bạn cần phải chăm chỉ, kiên trì hơn và đặc biệt phải có thủ thuật. Thủ thuật ở đây chính là cách thức mà bạn hiểu về môn học và áp dụng nó thành những phương pháp cụ thể dành cho môn học. Vậy, thủ thuật của môn tiếng Anh là gì? Hãy cùng xem những gợi ý sau đây:
Xác định xem bạn hợp với cách học nào
Nghiên cứu gần đây cho thấy rất nhiều người có cách học riêng mà mình yêu thích. Nếu bạn là người yêu thích hình ảnh, bạn có thể tạo ra mối liên hệ giữa tiếng Anh và hình ảnh. Ví dụ, bạn có thể xem phim có phụ đề tiếng Anh, cố gắng hình dung mình đang ở ngữ cảnh cần sử dụng tiếng Anh, liên tưởng các từ cần học với các hình ảnh. Nếu bạn là người yêu âm nhạc thì nghe các bài hát tiếng anh theo sở thích hoặc theo trình độ là sự lựa chọn hoàn hảo. Còn nếu bạn là người có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều thời gian để học ngữ pháp và so sánh tiếng Việt với tiếng Anh.
Thích nói tiếng Anh và thoải mái khi nói
Khi sử dụng tiếng Anh, bạn đừng sợ mắc lỗi, vì nếu không mắc lỗi, có nghĩa bạn chẳng học được gì. Nhưng điều quan trọng là những gì bạn rút ra sau khi mắc lỗi. Học tiếng Anh cũng vậy, khi bạn thích nói, dù nói sai bạn cũng sẽ tạo cho mình một thói quen hay một phản xạ được nói, từ đó bạn dần điều chỉnh được những lỗi của mình thông qua việc nói thường xuyên.
Nói là kỹ năng quan trọng và thú vị nhất của bất cứ một ngôn ngữ nào. Chúng ta luôn có cảm giác tiến bộ to lớn và rõ rệt nhất khi có thể giao tiếp lưu loát trực tiếp bằng ngôn ngữ nói. Để học nói tiếng Anh, các bạn đừng quá nóng vội. có nhiều người may mắn sống trong môi trường giao tiếp tiếng Anh nên họ có thể học nói ngay từ khi mới bắt đầu học ngoại ngữ. Tuy nhiên, đối với phần lớn mọi người thì chúng ta nên cần có một nền tảng ngôn ngữ nhất định (từ vựng, ngữ pháp, phát âm, cấu trúc câu) ít nhất là 6 tháng trước khi bước vào một khóa học nói thực thụ. Đối với những người không có điều kiện sống hay làm việc trong môi trường tiếng anh thì ta nên tranh thủ luyện nói như sau:
Tận dụng tối đa những giờ luyện tập trên lớp hay tại các trung tâm ngoại ngữ: tập nói càng nhiều với bạn bè dù là những cấu trúc đơn giản nhất, đừng chỉ thực tập qua loa chiếu lệ vì càng luyện nói người ta càng nhớ bài lâu và tạo cho mình được phản xạ nhanh nhẹn khi gặp những tình huống tương tự trong cuộc sống.
Khắc phục tính nhút nhát và sợ sai của mình. Hãy mạnh dạn nói tiếng Anh bất cứ khi nào có thể.
Tìm một bạn học hay một nhóm học ưng ý và sắp xếp thời gian học nhóm. Có nhiều bạn bè hẹn nhau đến lớp sớm hơn 30 phút và để được nói chuyện bằng tiếng Anh với nhau. Đây là một cách học rất tốt và giúp nhau cùng tiến bộ.
Tham gia câu lạc bộ tiếng Anh vào cuối tuần.
Học nghe
Để nghe tốt một bài khóa trong sách tiếng Anh ta thường phải trải qua các bước sau:
Trước khi nghe, bạn hãy suy nghĩ về đề tài đó để giúp bạn hình dung và phán đoán những gì sắp nghe, nghe ý chính trước tiên để trả lời câu hỏi tổng quát, nghe những từ khóa rồi đoán, không nhất thiết phải nghe ra từng từ một. Sau đó, bạn hãy nghe lại nhiều lần để biết được nhiều chi tiết càng tốt và hoàn tất các câu hỏi trong bài. Tuyệt đối không được xem trước nội dung bài khóa trước khi nghe. Chỉ khi nghe xong rồi, bạn mới vừa nghe vừa đọc bài để kiểm tra lại và học thêm từ mới cũng như tăng cường các cách diễn đạt hay trong bài. Bạn cũng nên đọc theo băng nhiều lần sau khi nghe xong để luyện phát âm và nhớ bài tốt hơn.
Nguyên tắc chung cho việc rèn luyện kĩ năng nghe hiệu quả là nghe càng nhiều càng tốt. Tranh thủ mọi tài liệu và cơ hội nghe có thể: nghe băng, nghe nhạc, nghe đài, xem tivi, xem phim Mỹ có phụ đề tiếng anh, hãy tham khảo các sách luyện nghe…
Ngoài ra còn có một công cụ vô cùng hiệu quả để rèn luyện mọi kĩ năng cho người học tiếng Anh, đó là Internet. Bạn có thể đọc báo, nghe tin tức, tìm tài liệu online bằng tiếng Anh… ngoài ra trên Internet còn có rất nhiều website cung cấp các bài học tiếng Anh miễn phí, rất thú vị và tiện lợi.
Học từ vựng
Nguyên tắc học từ vựng phổ biến là học trong’ cụm từ, trong câu tránh học từ “chết”. Ví dụ: học từ “corner” phải học trong nhóm từ “on the corner of”, học “interested” phải nhớ cụm từ “be interested in” thì mới biết cách đặt câu cho đúng.
Học từ vựng theo chủ đề mà bạn có thể nghĩ ra cho mình, như:
Money: earn, spend, save, invest, waste, make…
Weather: hot, cold, sun,…
Để nhớ được từ vựng không có cách nào hiệu quả hơn cách sử dụng chúng. Một cách học thông minh là bạn hãy cố gắng “chen”những từ vừa mới học khi tập nói hay khi viết email bằng tiếng Anh. Có thể lúc đầu bạn còn lúng túng và thiếu tự nhiên, nhưng chính những lúc như vậy bạn mới nhớ được từ nhiều nhất, và theo thời gian, bạn sẽ sử dụng được ngày càng nhiều từ vựng một cách thành thạo. cốt lõi vấn đề ở đây, là bạn đang tự tạo cho mình những tình huống để có thể sử dụng ngay những từ mới học. bạn không cần nhất thiết phải viết ra giấy nhiều lần, vì việc này chỉ giúp bạn nhớ được chính tả của từ mà thôi.
Bạn cũng cần luôn mang theo mình một cuốn sổ nhỏ ghi chép từ vựng mới, để tranh thủ học khi rảnh rỗi. hãy đặt cho mình mục tiêu mỗi ngày học vài từ tùy theo khả năng của mình và nhớ là ôn tập thường xuyên theo định kì (3 ngày, 1 tuần hay 1 tháng…). Cố gắng ôn lại từ vựng đã học ít nhất là 3 lần mới có thể nhớ tốt được chúng.
Để ý cách trình bày từ vựng: sử dụng nhiều màu viết khác nhau, vẽ hình hay sơ đồ theo chủ thể càng nhiều càng tốt.
Trên đây là những gợi ý nhỏ của chúng tôi nhằm giúp bạn cải thiện được quá trình học môn tiếng Anh. Sẽ còn rất nhiều những phương pháp học môn ngoại ngữ này mà bạn có thể ứng dụng vào việc học tập của mình sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của bạn.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: