rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Thông thường mọi người hay nghĩ là trình bày càng nhiều ý càng để lại ấn tượng tốt, nhưng nghiên cứu của Weaver (2012) cho thấy khi người nghe đánh giá một phần trình bày, điều để lại ấn tượng cho người nghe không phải là ý hay nhất. Thay vào đó, người nghe sẽ đánh giá trung bình cộng của tất cả các ý được trình bày. Điều này có nghĩa là người nghe không chỉ nhìn vào mặt mạnh mà còn bù trừ vào mặt yếu để đánh giá bức tranh toàn cảnh. Hiệu ứng này được gọi là The Presenter’s Paradox.
Chính vì thế khi phát biểu (presentation), các bạn đừng cố gắng gom tất cả mọi chi tiết với suy nghĩ “càng nhiều ý càng tốt” hay “điểm tốt làm người ta quên mất điểm xấu”. Thay vào đó, các bạn nên tập trung vào những ý đắt giá nhất, cô đọng nhất, bỏ những thứ chưa tốt đi. Ví dụ, một bài nói có 2 ý, một ý được 10 điểm, một ý 1 điểm, thì điểm trung bình của nó là 5.5, thấp hơn rất nhiều so với một bài nói khác chỉ tập trung nói về một ý duy nhất cho dù ý đó chỉ được 6, 7, hay 8 điểm.
Hiểu điểm mạnh của bản thân là tốt, nhưng hiểu mình yếu chỗ nào là điều không thường xuyên được nhắc đến.Nhiều người vì không muốn làm tổn thương cảm xúc của người khác, hay vì e ngại “sự thật mất lòng”, họ sẽ không góp ý thẳng thắn với bạn. Họ chỉ toàn khen thôi. Thế nên lúc nào bạn cũng nên cẩn thận, suy xét đánh giá phần trình bày của mình. Lời khen bao giờ cũng là vũ khí giết người nguy hiểm nhất.
Tuy nhiên bạn cũng nên chuẩn bị cho những phần chưa hoàn chỉnh, chưa hay của bài thuyết trình nhé, vì rất có khả năng bạn sẽ bị hỏi đấy.
Lan T
Nguồn: Vietpsy