Nếu muốn viết được bài văn đạt điểm cao, ngoài việc tổ chức luận điểm sáng rõ mạch lạc, còn cần có kết cấu sáng tạo, từ mở bài đến kết bài. Cô giáo Nguyễn Thị Ninh, giáo viên tổ Văn Trường THPT Hà Nội - Amsterdam chia sẻ với thí sinh cách ôn tập và làm bài văn đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Thí sinh cần phải nắm chắc Cấu trúc đề thi của Bộ GD-ĐT.
Mỗi bài văn cần có luận điểm rõ ràng
Muốn đạt hiệu quả cao môn Văn trong kỳ thi tốt nghiệp, thí sinh phải nắm chắc được kết cấu bài thi với 2 câu nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
Đối với câu nghị luận xã hội, thí sinh phải nắm chắc kỹ năng làm nghị luận xã hội, biết tổ chức ý trong bài. Học sinh cần chú ý cách tổ chức luận điểm như sau:
- Luận điểm phải khoa học, chính xác
- Luậ̣n điểm phải rõ ràng, mạch lạc
- Luận điểm phải có tính hệ thống
- Luận điểm phải sâu sắc mới mẻ (đề̀̀ xuất được ý kiến mới)
Ví du: Khi đề bài yêu cầu bàn luận một ngạn ngữ Hi Lạp:
"Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì rất ngọt ngào"
Người viết phải đưa ra được các luận điểm sau:
1.Vai trò của việc học tập đối với con người
2. Quá trình học tập bao giờ cũng gian khổ khó khăn nhưng người ta sẽ gặt hái thành công
3. Có thể hưởng thụ quả tri thức ngọt ngào mà không cần học tập kiên trì không?
Sau khi có luận điểm rồi thì các em phải có dẫn chứng thực tế dựa vào vốn sống về xã hội, trải nghiệm xã hội để thuyết phục người đọc về nguyên nhân xảy ra, thực trạng hiện nay như thế nào, nêu các giải pháp. Các em nên dẫn chứng thực tế nhiều hơn dẫn chứng văn học.
Có kết cấu sáng tạo
Còn ở phần Nghị luận văn học, các em phải nắm rõ xuất xứ, chủ đề tác phẩm văn học ra đời trong hoàn cảnh nào. Đối với văn xuôi thì nắm vững cốt truyện, nhân vật, chi tiết, nội dung nghệ thuật, những sáng tạo độc đáo trong tác phẩm.
Nếu muốn viết được bài văn đạt điểm cao, ngoài việc tổ chức luận điểm sáng rõ mạch lạc, còn cần có kết cấu sáng tạo, từ mở bài đến kết bài. Khi bàn luận hoặc phân tích có đưa ra được những ý kiến mới, đòi hỏi người viết có cảm thụ tinh tê ́và khả năng tư duy độc lập, chọn được dẫn chứng tiêu biểu, trúng vấn đề, có lời bình hay, phát hiện độc đáo.
Ngoài ra, cũng phải chú ý việc triển khai ý khi phân tích tác phẩm văn xuôi phải mạch lạc, lôgic, từ khái quát đến cụ thể. Các ý có sự liên kết chặt chẽ.
Phân tích sâu rồi mới mở rộng so sánh với các tác phẩm tương đồng. Nên đa dạng hóa câu văn, kết hợp câu nghị luận với câu nghi vấn, câu khẳng định, câu biểu cảm, câu văn giàu hình ảnh... Phải huy động vốn từ phong phú.
Với tác phẩm thơ, học sinh cần nắm chắc hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, ví dụ: Với bài thơ Tây Tiến, các em phải hiểu bài này viết về đơn vị bộ đội nào, hoạt động ở đâu, hoàn cảnh thực tế họ trải qua gian khổ như thế nào. Điều đặc biệt, chính tác giả bài thơ là người trải nghiệm, người cầm bút, điều này đã giúp cho tác giả sáng tạo nên kiệt tác về người lính rất chân thực, sống động và bất tử.
Tác phẩm thơ khác với văn xuôi. Văn xuôi thiên về chi tiết, nội dung cốt chuyện còn ở thơ là hệ thống hình tượng và ngôn từ, hình ảnh.
Khi phân tích đoạn thơ các em nên đặt trong chỉnh thể tác phẩm và phải nắm được ý chủ đạo, phân tích mối quan hệ giữa đoạn thơ và nghệ thuật song song để làm nổi bật tư tưởng nội dung chính của đoạn thơ.
Dù phân tích văn xuôi hay thơ thì các em nên nhớ để vị trí của nhà văn trong tiến trình văn học. Ví dụ: Đối với nhà văn Tô Hoài thì tác phẩm Vợ chồng A Phủ được trao giải nhất vì cái mới nhà văn thể hiện tư tưởng nhân đạo, tố cáo giai cấp thống trị mà nhà văn đã miêu tả nhân vật trong tính cách đa chiều.
Đối với đề thi Văn “mở” như năm vừa qua cách ra đề mới, tạo khoảng rộng cho chủ thể sáng tạo. Các em không nhất thiết phải theo thứ tự A,B,C giải thích vấn đề tại sao, như thế nào. Tất nhiên, về mặt cốt lõi bên trong phải tuân theo lôgic nhưng làm mới vấn đề đó bằng cách đặt một câu chuyện nhập vào bài luận, từ vấn đề đó mình bàn luận ra.
Ví dụ: Viết về tình yêu quê hương thì các em có thể bắt đầu từ: Tôi nhận được một bức thư của một người bạn nước ngoài đã 5 năm không trở về quê hương. Từ đó, mình viết tình yêu quê hương quan trọng đến mức nào đối với mỗi con người.
Lưu ý: Bài văn đạt điểm cao phải có hình thức đẹp: Kết cấu sáng. Chữ sạch đẹp, rõ ràng. Viết hoa, đúng qui cách, đúng luật chính tả, dẫn chứng luôn để trong ngoặc kép...
Chúc các em thành công!
Theo Dân trí.
Thí sinh cần phải nắm chắc Cấu trúc đề thi của Bộ GD-ĐT.
Muốn đạt hiệu quả cao môn Văn trong kỳ thi tốt nghiệp, thí sinh phải nắm chắc được kết cấu bài thi với 2 câu nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
Đối với câu nghị luận xã hội, thí sinh phải nắm chắc kỹ năng làm nghị luận xã hội, biết tổ chức ý trong bài. Học sinh cần chú ý cách tổ chức luận điểm như sau:
- Luận điểm phải khoa học, chính xác
- Luậ̣n điểm phải rõ ràng, mạch lạc
- Luận điểm phải có tính hệ thống
- Luận điểm phải sâu sắc mới mẻ (đề̀̀ xuất được ý kiến mới)
Ví du: Khi đề bài yêu cầu bàn luận một ngạn ngữ Hi Lạp:
"Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì rất ngọt ngào"
Người viết phải đưa ra được các luận điểm sau:
1.Vai trò của việc học tập đối với con người
2. Quá trình học tập bao giờ cũng gian khổ khó khăn nhưng người ta sẽ gặt hái thành công
3. Có thể hưởng thụ quả tri thức ngọt ngào mà không cần học tập kiên trì không?
Sau khi có luận điểm rồi thì các em phải có dẫn chứng thực tế dựa vào vốn sống về xã hội, trải nghiệm xã hội để thuyết phục người đọc về nguyên nhân xảy ra, thực trạng hiện nay như thế nào, nêu các giải pháp. Các em nên dẫn chứng thực tế nhiều hơn dẫn chứng văn học.
Có kết cấu sáng tạo
Còn ở phần Nghị luận văn học, các em phải nắm rõ xuất xứ, chủ đề tác phẩm văn học ra đời trong hoàn cảnh nào. Đối với văn xuôi thì nắm vững cốt truyện, nhân vật, chi tiết, nội dung nghệ thuật, những sáng tạo độc đáo trong tác phẩm.
Nếu muốn viết được bài văn đạt điểm cao, ngoài việc tổ chức luận điểm sáng rõ mạch lạc, còn cần có kết cấu sáng tạo, từ mở bài đến kết bài. Khi bàn luận hoặc phân tích có đưa ra được những ý kiến mới, đòi hỏi người viết có cảm thụ tinh tê ́và khả năng tư duy độc lập, chọn được dẫn chứng tiêu biểu, trúng vấn đề, có lời bình hay, phát hiện độc đáo.
Ngoài ra, cũng phải chú ý việc triển khai ý khi phân tích tác phẩm văn xuôi phải mạch lạc, lôgic, từ khái quát đến cụ thể. Các ý có sự liên kết chặt chẽ.
Phân tích sâu rồi mới mở rộng so sánh với các tác phẩm tương đồng. Nên đa dạng hóa câu văn, kết hợp câu nghị luận với câu nghi vấn, câu khẳng định, câu biểu cảm, câu văn giàu hình ảnh... Phải huy động vốn từ phong phú.
Với tác phẩm thơ, học sinh cần nắm chắc hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, ví dụ: Với bài thơ Tây Tiến, các em phải hiểu bài này viết về đơn vị bộ đội nào, hoạt động ở đâu, hoàn cảnh thực tế họ trải qua gian khổ như thế nào. Điều đặc biệt, chính tác giả bài thơ là người trải nghiệm, người cầm bút, điều này đã giúp cho tác giả sáng tạo nên kiệt tác về người lính rất chân thực, sống động và bất tử.
Tác phẩm thơ khác với văn xuôi. Văn xuôi thiên về chi tiết, nội dung cốt chuyện còn ở thơ là hệ thống hình tượng và ngôn từ, hình ảnh.
Khi phân tích đoạn thơ các em nên đặt trong chỉnh thể tác phẩm và phải nắm được ý chủ đạo, phân tích mối quan hệ giữa đoạn thơ và nghệ thuật song song để làm nổi bật tư tưởng nội dung chính của đoạn thơ.
Dù phân tích văn xuôi hay thơ thì các em nên nhớ để vị trí của nhà văn trong tiến trình văn học. Ví dụ: Đối với nhà văn Tô Hoài thì tác phẩm Vợ chồng A Phủ được trao giải nhất vì cái mới nhà văn thể hiện tư tưởng nhân đạo, tố cáo giai cấp thống trị mà nhà văn đã miêu tả nhân vật trong tính cách đa chiều.
Đối với đề thi Văn “mở” như năm vừa qua cách ra đề mới, tạo khoảng rộng cho chủ thể sáng tạo. Các em không nhất thiết phải theo thứ tự A,B,C giải thích vấn đề tại sao, như thế nào. Tất nhiên, về mặt cốt lõi bên trong phải tuân theo lôgic nhưng làm mới vấn đề đó bằng cách đặt một câu chuyện nhập vào bài luận, từ vấn đề đó mình bàn luận ra.
Ví dụ: Viết về tình yêu quê hương thì các em có thể bắt đầu từ: Tôi nhận được một bức thư của một người bạn nước ngoài đã 5 năm không trở về quê hương. Từ đó, mình viết tình yêu quê hương quan trọng đến mức nào đối với mỗi con người.
Lưu ý: Bài văn đạt điểm cao phải có hình thức đẹp: Kết cấu sáng. Chữ sạch đẹp, rõ ràng. Viết hoa, đúng qui cách, đúng luật chính tả, dẫn chứng luôn để trong ngoặc kép...
Chúc các em thành công!
Theo Dân trí.