Bí quyết cho cuộc sống
Thất bại không giết được ta... mà chỉ có thể làm ta mạnh mẽ hơn! Nhà triết học Nietzsche đã viết dòng châu ngọc này trong thời kỳ đen tối nhất của cuộc đời ông, nhờ đó ông có thể nhìn thấy ánh sáng nơi cuối đường hầm. Những yêu cầu của thời cuộc đôi lúc thúc ép bạn phải đạt được thành công. Thành công rất quan trọng nhưng đừng sợ thất bại bởi thất bại không giết được bạn. Khi bạn cảm thấy cuộc sống như không thể tồi tệ hơn được nữa - hàng chồng giấy tờ trên bàn thật khó giải quyết, các đồng nghiệp không thiện chí, thích "chơi" bạn từ phía sau... - đừng cho rằng công việc cũng chỉ có ý nghĩa thế mà thôi, rằng khó khăn thì không ngừng trong khi sự bù đắp lại quá ít. Thay vào đó, hãy nhận ra đây là một cách học tập, bạn đang được bồi bổ những kỹ năng và sẽ được thưởng xứng đáng. Đừng luôn kêu khổ đến mức bạn trở thành nạn nhân của nó. Có sự khác biệt giữa việc việc qua một tình huống khó khăn với tự cho phép mình trở thành nhu nhược, vô dụng. Sự chán nản, dưới bất kỳ hình thức nào, cũng là nguy hiểm.
Công việc và sở thích: trong cuộc sống, nhiều người đã lập nên một ranh giới giữa công việc và các thú vui riêng rẽ. Chúng ta dành ngày cuối tuần, thời gian sau công việc để thỏa mãn những niềm đam mê và sở thích của mình. Nhưng khi phải dành quá nhiều thời gian trong đời để làm việc, chúng ta nên nghĩ đến việc kết hợp kỹ năng với những lợi ích của mình. Nhiều người trong chúng ta tách biệt giữa đời sống việc làm với đời sống lợi ích. Nếu biết cách kết hợp công việc và lợi ích, bạn càng cảm thấy yêu nghề và thành công. Điều đó cũng có nghĩa bạn hầu như lúc nào cũng được làm những điều bạn yêu thích.
Nên đi nghỉ thường xuyên: Lời khuyên nghe có vẻ như đối ngược với đạo đức công việc mà bạn đã được dạy dỗ. Nhưng sự nghỉ ngơi thường xuyên rất quan trọng. Nó không có nghĩa luôn phải đi đến những nơi đắt tiền - đôi khi chỉ là những chuyến dã ngoại để hít thở không khí trong lành. Những đợt nghỉ ngắn ngày trong năm sẽ tốt hơn một năm chỉ có một chuyến nghỉ dài ngày. Nghỉ ngơi ngắn ngày sẽ giúp giảm bớt sự căng thẳng, giúp duy trì sự vận động và năng suất lao động ở mức ổn định trong cả năm.
Đừng oán trách mình. Thật không tốt khi hoàn toàn bị chi phối bởi những nỗi sợ không được biện hộ hoặc cảm giác tội lỗi, làm sai. Nên nhớ, mặc cảm tội lỗi khác với ý thức về bổn phận hoặc trách nhiệm. Có chỗ cho trách nhiệm trong đời sống của chúng ta, nó giúp hướng tới những hành động tốt hơn nhưng không phải cứ cố gắng làm tốt lời khuyên của mọi người, chiều theo ý thích của họ. Để rồi bạn tự hỏi liệu đó có phải là một người bạn, một người đồng nghiệp, bố mẹ hoặc thậm chí bản thân bạn nữa hay không. Điều đó làm nảy sinh cảm giác tiêu cực với người khác, thậm chí là ghê sợ chính mình. Khi cảm thấy một nỗi ân hận đang trỗi dậy, hãy gửi trả lại nơi nó đã đến và tiếp tục hành trình của mình.
Học, học nữa, học mãi! Khi đi học, mọi người bảo rằng chỉ cần trình độ nọ, bằng cấp kia là sẽ ổn cả. Thời gian luôn thay đổi, bước đi nhanh của thiên niên kỷ bắt buộc chúng ta phải lệ thuộc vào những quy tắc hoàn toàn khác nhau được đặt ra. Vì vậy, đừng có gấp sách cho vào tủ, khóa lại và vứt chìa khóa đi. Tất cả chúng ta đều cần tiếp tục học. Không thể nghĩ rằng sau 4-5 năm học để có một tấm bằng đại học chúng ta sẽ theo đuổi được thời cuộc. Không phải học để trở thành tiến sĩ, viện sĩ, những khóa học ngắn và thường xuyên sẽ giúp chúng ta cập nhật những kiến thức bổ ích cho công việc.
Ước mơ thành sự thật. Nhiều năm qua, thầy cô và cha mẹ đã áp đặt chủ nghĩa thực tế của họ lên chúng ta. "Ở lĩnh vực đó, tính cạnh tranh rất lớn, con nên thử việc khác đi...", "Con là một họa sĩ tài năng nhưng tất cả họa sĩ phải đấu tranh rất khắc nghiệt và chẳng bao giờ có nhiều tiền cả. Tốt hơn hết chỉ coi nó là một sở thích mà thôi...", "Con muốn trở thành một nhà văn nổi tiếng ư? Con đang mơ đấy con yêu!". Bạn có thể đang mơ nhưng đừng để những lời nói ấy thiêu cháy khát vọng của bạn. Dù họ có ý tốt nhưng đừng chịu ảnh hưởng quá nhiều về điều đó. Nếu bạn không mơ ước, bạn sẽ không có gì để làm ở tương lai. Ước mơ có thể trở thành sự thật - chỉ cần bạn kết hợp khát vọng với những hành động cụ thể. Ước vọng mà không hành động thì chỉ là giấc mơ. Hành động mà không ước vọng thì chỉ là hoạt động đơn thuần. Ước mơ được kết hợp với hành động có thể thay đổi cả thế giới.
Công việc và sở thích: trong cuộc sống, nhiều người đã lập nên một ranh giới giữa công việc và các thú vui riêng rẽ. Chúng ta dành ngày cuối tuần, thời gian sau công việc để thỏa mãn những niềm đam mê và sở thích của mình. Nhưng khi phải dành quá nhiều thời gian trong đời để làm việc, chúng ta nên nghĩ đến việc kết hợp kỹ năng với những lợi ích của mình. Nhiều người trong chúng ta tách biệt giữa đời sống việc làm với đời sống lợi ích. Nếu biết cách kết hợp công việc và lợi ích, bạn càng cảm thấy yêu nghề và thành công. Điều đó cũng có nghĩa bạn hầu như lúc nào cũng được làm những điều bạn yêu thích.
Nên đi nghỉ thường xuyên: Lời khuyên nghe có vẻ như đối ngược với đạo đức công việc mà bạn đã được dạy dỗ. Nhưng sự nghỉ ngơi thường xuyên rất quan trọng. Nó không có nghĩa luôn phải đi đến những nơi đắt tiền - đôi khi chỉ là những chuyến dã ngoại để hít thở không khí trong lành. Những đợt nghỉ ngắn ngày trong năm sẽ tốt hơn một năm chỉ có một chuyến nghỉ dài ngày. Nghỉ ngơi ngắn ngày sẽ giúp giảm bớt sự căng thẳng, giúp duy trì sự vận động và năng suất lao động ở mức ổn định trong cả năm.
Đừng oán trách mình. Thật không tốt khi hoàn toàn bị chi phối bởi những nỗi sợ không được biện hộ hoặc cảm giác tội lỗi, làm sai. Nên nhớ, mặc cảm tội lỗi khác với ý thức về bổn phận hoặc trách nhiệm. Có chỗ cho trách nhiệm trong đời sống của chúng ta, nó giúp hướng tới những hành động tốt hơn nhưng không phải cứ cố gắng làm tốt lời khuyên của mọi người, chiều theo ý thích của họ. Để rồi bạn tự hỏi liệu đó có phải là một người bạn, một người đồng nghiệp, bố mẹ hoặc thậm chí bản thân bạn nữa hay không. Điều đó làm nảy sinh cảm giác tiêu cực với người khác, thậm chí là ghê sợ chính mình. Khi cảm thấy một nỗi ân hận đang trỗi dậy, hãy gửi trả lại nơi nó đã đến và tiếp tục hành trình của mình.
Học, học nữa, học mãi! Khi đi học, mọi người bảo rằng chỉ cần trình độ nọ, bằng cấp kia là sẽ ổn cả. Thời gian luôn thay đổi, bước đi nhanh của thiên niên kỷ bắt buộc chúng ta phải lệ thuộc vào những quy tắc hoàn toàn khác nhau được đặt ra. Vì vậy, đừng có gấp sách cho vào tủ, khóa lại và vứt chìa khóa đi. Tất cả chúng ta đều cần tiếp tục học. Không thể nghĩ rằng sau 4-5 năm học để có một tấm bằng đại học chúng ta sẽ theo đuổi được thời cuộc. Không phải học để trở thành tiến sĩ, viện sĩ, những khóa học ngắn và thường xuyên sẽ giúp chúng ta cập nhật những kiến thức bổ ích cho công việc.
Ước mơ thành sự thật. Nhiều năm qua, thầy cô và cha mẹ đã áp đặt chủ nghĩa thực tế của họ lên chúng ta. "Ở lĩnh vực đó, tính cạnh tranh rất lớn, con nên thử việc khác đi...", "Con là một họa sĩ tài năng nhưng tất cả họa sĩ phải đấu tranh rất khắc nghiệt và chẳng bao giờ có nhiều tiền cả. Tốt hơn hết chỉ coi nó là một sở thích mà thôi...", "Con muốn trở thành một nhà văn nổi tiếng ư? Con đang mơ đấy con yêu!". Bạn có thể đang mơ nhưng đừng để những lời nói ấy thiêu cháy khát vọng của bạn. Dù họ có ý tốt nhưng đừng chịu ảnh hưởng quá nhiều về điều đó. Nếu bạn không mơ ước, bạn sẽ không có gì để làm ở tương lai. Ước mơ có thể trở thành sự thật - chỉ cần bạn kết hợp khát vọng với những hành động cụ thể. Ước vọng mà không hành động thì chỉ là giấc mơ. Hành động mà không ước vọng thì chỉ là hoạt động đơn thuần. Ước mơ được kết hợp với hành động có thể thay đổi cả thế giới.
ST