Một nghiên cứu cho thấy não người có cả vùng 'tốt' và 'xấu'. Mỗi khi đối mặt với sự cám dỗ, vùng 'tốt' của người có bản lĩnh hoạt động mạnh hơn. Nhưng ở người không có bản lĩnh, tình hình diễn ra theo chiều hướng trái ngược.
Trong nhiều năm qua các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, tâm lý, tôn giáo luôn trăn trở với câu hỏi: Tại sao một số người có thể kiềm chế bản thân rất tốt mỗi khi đối mặt với cám dỗ, trong khi nhiều người khác không thể làm điều tương tự?
Tiến sĩ Antonio Rangel, một nhà thần kinh học tại Viện Công nghệ California (Mỹ) cho biết: “Từ góc nhìn của khoa học thần kinh hiện đại, chúng tôi muốn tìm hiểu những khác biệt về não của người luôn có hành vi đúng đắn với những cá nhân dễ phạm phải hành vi sai”.
Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Rangel yêu cầu các tình nguyện viên nhịn ăn rồi cho họ xem ảnh của 50 loại thực phẩm (kẹo chocolate, rau súp lơ, ngô …). Các chuyên gia yêu cầu tình nguyện viên xếp hạng thực phẩm theo hai tiêu chí: mùi vị và hàm lượng dưỡng chất. Sau đó, mỗi tình nguyên viên phải chọn một loại thực phẩm mà họ cho là có lợi đối với sức khỏe
Trong thử nghiệm tiếp theo, nhóm nghiên cứu yêu cầu tình nguyện viên lựa chọn giữa thực phẩm có lợi cho sức khỏe và các loại thực phẩm khác. Các nhà khoa học chụp cắt lớp não tình nguyện viên trong lúc họ ra quyết định. Kết quả cho thấy vùng cầu não mái trước và vỏ thùy giữa trán có kiểu hoạt động hoàn toàn khác nhau.
Nếu tín hiệu ở vùng cầu não mái trước mạnh hơn, tình nguyện viên sẽ chọn thức ăn có lợi cho sức khỏe dù chúng không ngon hoặc có hàm lượng dinh dưỡng thấp. Ngược lại, khi tín hiệu ở vỏ thùy trước trán mạnh hơn, họ chỉ chọn thực phẩm có mùi vị hấp dẫn dù biết chúng có hại cho sức khỏe.
“Sau nhiều thế kỷ tranh cãi, cuối cùng chúng tôi đã hiểu được cơ chế tự kiểm soát của não khi chúng ta đối mặt với cám dỗ. Chúng tôi sẽ tiến hành thêm nhiều thử nghiệm khác để hiểu rõ hơn cách thức kiềm chế hành vi đối với từng loại cám dỗ khác nhau”, giáo sư Colin Camerer, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, cho biết.
Nhóm nghiên cứu hy vọng phát hiện trên sẽ giúp họ tìm ra cách điều trị cho những người không có khả năng kiềm chế bản thân.
Trong nhiều năm qua các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, tâm lý, tôn giáo luôn trăn trở với câu hỏi: Tại sao một số người có thể kiềm chế bản thân rất tốt mỗi khi đối mặt với cám dỗ, trong khi nhiều người khác không thể làm điều tương tự?
Tiến sĩ Antonio Rangel, một nhà thần kinh học tại Viện Công nghệ California (Mỹ) cho biết: “Từ góc nhìn của khoa học thần kinh hiện đại, chúng tôi muốn tìm hiểu những khác biệt về não của người luôn có hành vi đúng đắn với những cá nhân dễ phạm phải hành vi sai”.
Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Rangel yêu cầu các tình nguyện viên nhịn ăn rồi cho họ xem ảnh của 50 loại thực phẩm (kẹo chocolate, rau súp lơ, ngô …). Các chuyên gia yêu cầu tình nguyện viên xếp hạng thực phẩm theo hai tiêu chí: mùi vị và hàm lượng dưỡng chất. Sau đó, mỗi tình nguyên viên phải chọn một loại thực phẩm mà họ cho là có lợi đối với sức khỏe
Trong thử nghiệm tiếp theo, nhóm nghiên cứu yêu cầu tình nguyện viên lựa chọn giữa thực phẩm có lợi cho sức khỏe và các loại thực phẩm khác. Các nhà khoa học chụp cắt lớp não tình nguyện viên trong lúc họ ra quyết định. Kết quả cho thấy vùng cầu não mái trước và vỏ thùy giữa trán có kiểu hoạt động hoàn toàn khác nhau.
Nếu tín hiệu ở vùng cầu não mái trước mạnh hơn, tình nguyện viên sẽ chọn thức ăn có lợi cho sức khỏe dù chúng không ngon hoặc có hàm lượng dinh dưỡng thấp. Ngược lại, khi tín hiệu ở vỏ thùy trước trán mạnh hơn, họ chỉ chọn thực phẩm có mùi vị hấp dẫn dù biết chúng có hại cho sức khỏe.
“Sau nhiều thế kỷ tranh cãi, cuối cùng chúng tôi đã hiểu được cơ chế tự kiểm soát của não khi chúng ta đối mặt với cám dỗ. Chúng tôi sẽ tiến hành thêm nhiều thử nghiệm khác để hiểu rõ hơn cách thức kiềm chế hành vi đối với từng loại cám dỗ khác nhau”, giáo sư Colin Camerer, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, cho biết.
Nhóm nghiên cứu hy vọng phát hiện trên sẽ giúp họ tìm ra cách điều trị cho những người không có khả năng kiềm chế bản thân.