Bí đao- những điều chưa biết
Bí đao là thứ thức ăn mát, bổ, rẻ tiền, rất thông dụng trong các mùa Thu, Đông. Trong quả bí đao có nhiều chất dinh dưỡng và hoạt chất sinh học quý.
Bí đao là thứ thức ăn mát, bổ, rẻ tiền, rất thông dụng trong các mùa Thu, Đông. Trong quả bí đao có nhiều chất dinh dưỡng và hoạt chất sinh học quý.
Trong 100g thịt quả bí đao có: Protein O,4g, các chất đường bột 2,4g, canxi 19mg, phôtpho 12mg, sắt 0,3mg, carôten 0,01mg, vitamin B1 0,01 mg, vitamin B2 0,02mg, vitamin PP 0,3mg, vitamin C 16mg và nhiêu hoạt chất sinh học khác. Đại bộ phận quả bí đao là nước và không có chất béo. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy: trong bí đao hàm lượng natri rất thấp, nên có tác dụng trị liệu tốt đối với những bệnh xơ cứng động mạch, bệnh động mạch vành tim, bệnh tăng huyết áp, viêm thận, phù thũng...
Đặc biệt, bí đao còn là một vị thuốc với tên là "đông qua", đã được sử dụng từ rất lâu đời trong Đông y học. Tác dụng phòng bệnh và chữa bệnh của bí đao đã được ghi lại trong Thần Nôn bản thảo kinh - bộ sách thuốc cổ nhất của Đông y học, được viết ra từ đầu Thiên niên ky thứ nhất. Toàn bộ cây bí đao - thân, lá, quả, vỏ quả, hạt - đều là những vị thuốc. Theo Đông y học: Thịt quả bí đao có vị ngọt, tính hơi lạnh, vào các kinh tỳ, v.i, đại tràng và tiểu tràng, có tác dụng lợi thủy, thanh nhiệt, tiêu đờm, giải độc, dùng để chữa các chứng: Phù thũng, ho suyễn, tiểu tiện nhỏ giọt, sốt nóng, tiểu đường...
Hạt bí đao có vị ngọt, tính mát, vào kinh can; có tác dụng nhuận phế, hóa đờm, tiêu thũng dùng để chữa các chứng: Sưng phổi (phế ung), ho nóng nhiêu đờm (đờm nhiệt khái thấu), thủy thũng, cước khí, trĩ lở loét,...
Vỏ quả bí đao có vị ngọt nhạt, tính mát, vào các kinh tỳ và phê; có tác dụng lợi thủy, tiêu thũng, dùng chữa chứng: Ung thũng, thủy thũng, ỉa chảy...
Lá bí đao dùng để chữa tiểu đường, sốt rét, tả lị, thũng độc... Dây bí đao (thân) vị đắng, tính lạnh, có tác dụng hoạt lạc thông kinh, hòa khí huyết, trừ phong thấp...
Một số tác dụng cụ thể:
[*=left]Chữa đái không thông do bàng quạng nhiệt, hoặc đái đục ra chất nhầy: Vỏ bí đao sắc đặc, uống nhiều đái sẽ thông (theo Nam Dược Thần Hiệu của Tuệ Tĩnh).
[*=left]Chữa phù thũng (cả mình mẩy và mặt đều phù): Bí đao, hành củ, với cá chép ăn thì sẽ khỏi (Nam Dược Thần Hiệu)
[*=left]Cũng có thể làm như sau: Vỏ bí đao tươi 30g (khô 10g) sắc đặc uống hàng ngày 2 - 3 lần. Uống nhiều cũng không có tác dụng phụ (Thực vật dược dụng chỉ nam).
[*=left]Chữa ung nhọt ở phổi hoặc đại tràng (phế ung, tràng ung): Hạt bí đao, bồ công ạnh, kim ngân hoa, ý dĩ (sống), lá diếp cá, mỗi thứ 40g rễ lau 20g; hạt đào cát cánh, cam thảo mỗi thứ 10g sắc uống (Tổ thực phổ hòa Trung thảo dược phương).
[*=left]Chữa chín mé đầu ngón tay sưng đau: Lấy lá bí đao giã nát, xào với giấm, đắp rịt vào chỗ đau, khô lại thay (kinh nghiệm dân gian).
[*=left]Trị cảm nắng, phiền khát: Lấy bí đao giã vắt lấy nước, uống nhiều lần sẽ đỡ (Thực vật dược dụng chỉ nam).
[*=left]Ho gà, viêm chi khí quản: Hạt bí đao 15g, trộn thêm ít đường cùng giã nát, chiêu nước sôi vào uống ngày 2 - 3 lần (Tố thực phổ hòa Trung tháo dược phương).
[*=left]Chữa chứng tiêu khát (đái tháo đường - Khát uống nước nhiều, tiểu tiện nhiều): Thịt quả bí đao 30g, yỏ quả bí đao 30g, hoàng liên 9g sắc uống (Thực vật dược dụng chỉ nam).
[*=left]Chữa hen suyễn: Lấy quả bí non (khi cuống hoa chưa rụng), đem bổ ra nhét đường phèn vào trong, cho vào nồi hấp chín (Sách Trung y bí nghiệm phương hối biên nói rằng ăn 4 - 5 quả sẽ khỏi; có thể thử dùng).
[*=left]Chữa tàn nhang, làm đẹp da mặt: Hạt bí 350g, hạt sen 30g, bạch chỉ 15g, tất cả nghiền mịn. Hàng ngày sau bữa cơm, uống một thìa bột đó và chiêu bằng nước sôi (Tố thực phổ hòa Trung thảo dược phương).
[*=left]Thuốc làm đẹp da mặt: Bí đao 1 quả rượu 1500g, nước 1000g, mật ong 500g. Dùng dao tre cạo hết vỏ và cắt bí thành những miếng nhỏ; cho vào nồi đồng, cho rượu và nước vào đun đến khi bí nát nhừ; cho vào rá tre có lót vải lọc lấy nước cốt. Cho nước cốt vào nồi cô thành cao đặc, sau đó cho mật vào đun thêm vài phút. Khi nguội cho vào lọ nút kín, dùng dần. Hàng ngày dùng đũa tre lấy ra một chút, trộn đều với nước bọt, bôi lên mặt và lấy tay xoa đều. Chú ý: Không cho thuốc tiếp xúc với đồ sắt, làm mất tác dụng (Tố thực phổ hòa Trung thảo dược phương).
[*=left]Khi trúng, độc do ăn cá nóc, tôm và các loại cá khác: Lấy bí đao tươi giã nát, vắt lấy nước, uống thật nhiều (Thực vật dược dụng chỉ nam)...
[*=left]Nguồn mon ngon moi ngay