H
HuyNam
Guest
[h=1]
Bệnh nấm chân
[/h] Trên da và màng nhầy của mỗi người đều có nấm. Môi trường thích hợp cho nấm phát triển là nhiệt độ và độ ẩm môi trường. Một số nhân tố gia tăng bệnh là hiện tượng giãn tĩnh mạch, các bệnh mao mạch, vết đứt và vết thương. Bệnh cũng có thể phát sinh khi chân bị lao lực, phải đứng làm việc quá lâu. Nấm thường dồn tụ trong các khe móng chân, do đó chỉ nên giũa móng cẩn thận mà không cắt.
Cách phòng tránh bệnh nấm chân:
- Chỉ sử dụng giày phù hợp, không gây xây xát chân và không cào xước da.
- Không nên đi giày của người khác.
- Sát trùng các vết xây xát, kể cả vết xước nhỏ nhất.
- Thận trọng khi rửa vết thương, không gây tổn thương da và móng, nhất là đối với mô mềm dưới móng.
- Sau khi tắm và cả sau khi làm thẩm mỹ phải thoa chân bằng cồn boric, kem chống nấm hoặc bôi thuốc kháng khuẩn.
Xuất hiện chấm trắng ở móng có phải là dấu hiệu của bệnh nấm?
Một phần phiến móng biến trắng thường không độc hại. Đó chỉ là sự hình thành bọt khí dưới móng mà chấn động thần kinh là nguyên nhân chính. Mỗi một chấm trắng là kết quả của một chấn động (stress). Chúng sẽ tự tiêu biến theo quá trình phát triển của móng. Không ít bệnh móng phát sinh bởi các nguyên nhân bên trong như mao mạch bị tổn thương, cơ thể thiếu kẽm, canxi hoặc chì.
Làm nhẵn móng có nguy hiểm không?
Không nên làm nhẵn móng bởi nó làm mỏng và gây tổn thương móng, tạo cơ hội cho bệnh nấm phát sinh. Trong trường hợp thật cần thiết, có thể làm nhẵn bằng giũa phi kim loại để loại bỏ vết lồi, sau đó phải phủ ngay các vết giũa bằng kem hồi phục.
(Theo Người Đẹp Việt Na