Spider_man
New member
- Xu
- 0
Bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều - bệnh kinh nghiệm - bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều trong giáo dục - khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều - cách khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều - nguyên nhân bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều - nguyên nhân của bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều - bệnh giáo điều - bệnh giáo điều là gì - bệnh giáo điều trong giáo dục - bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa - bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa và bệnh giáo điều chủ nghĩa - phê phán bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa và bệnh giáo điều chủ nghĩa
Anh/Chị hãy nêu ra những nguyên nhân cơ bản của bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều. Để khắc phục triệt để bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều, chúng ta cần phải quán triệt nguyên tắc nào trong triết học Mác – Lênin? Phân tích các yêu cầu cơ bản của nguyên tắc đó.
1/. Những nguyên nhân cơ bản của bệnh kinh nghiệm:
- Bệnh kinh nghiệm là khuynh hướng tư tưởng tuyệt tối hóa kinh nghiệm, coi thường lý luận khoa học, khuếch đại vai trò thực tiễn để hạ thấp vai trò lý luận.
- Kinh nghiệm là rất quý, góp phần thành công trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định và là cơ sở để khái quát lý luận. Tuy nhiên, nếu tuyệt đối hóa kinh nghiệm một nơi, một lúc nào đó, xem thường lý luận sẽ rơi vào bệnh kinh nghiệm và sẽ thất bại trong thực tiễn khi điều kiện, hoàn cảnh thay đổi. Nguyên nhân của bệnh kinh nghiệm là do yếu kém về lý luận, cụ thể:
+ nguyên nhân chủ quan: dễ thỏa mãn với vốn kinh nghiệm bản thân, ngại học lý luận, không chịu nâng cao trình độ lý luận, coi thường khoa học kỹ thuật, coi thường giới trí thức, thiếu nhìn xa trông rộng, dễ bảo thủ trì trệ.
+ nguyên nhân khách quan: sự tồn tại phổ biến nền sản xuất nhỏ, trình độ dân trí thấp, khoa học – kỹ thuật chưa phát triển, Nho giáo phong kiến còn ảnh hưởng nặng nề.
2/. Những nguyên nhân cơ bản của bệnh giáo điều:
- Bệnh giáo điều là khuynh hướng tư tưởng cường điệu vai trò lý luận, coi nhẹ thực tiễn, tách rời lý luận khỏi thực tiễn, thiếu quan điểm lịch sử - cụ thể, áp dụng kinh nghiệm một cách rập khuôn, máy móc.
- Biểu hiện của bệnh giáo điều là bệnh sách vở, nắm lý luận chỉ dừng ở câu chữ theo kiểu “tầm chương trích cú”; hiểu lý luận một cách phiến diện, hời hợt, biến lý luận thành tín điều và áp dụng lý luận một cách máy móc; vận dụng sai lý luận vào thực tiễn, không bổ sung, điều chỉnh lý luận. Nguyên nhân của bệnh giáo điều là do yếu kém về lý luận, cụ thể:
+ hiểu lý luận bằng kinh nghiệm, hiểu lý luận một cách đơn giản, phiến diện, cắt xén, sơ lược…
+ xuyên tạc, bóp méo lý luận…
3/. Khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều có hiệu quả:
Hoàn cảnh giai cấp vô sản của nước ta trong buổi đầu cách mạng vừa giành độc lập tự do làm mảnh đất màu mỡ cho các bệnh này phát triển nhanh, tuy nhiên chúng ta đã để chúng tồn tại quá dài. Để khắc phục triệt để bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều, chúng ta cần phải quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong triết học Mác – Lênin. Cụ thể:
- Bám sát thực tiễn, lý luận phải gắn liền với thực tiễn, thường xuyên kiểm tra trong thực tiễn và không ngừng phát triển cùng thực tiễn, tăng cường học tập nâng cao trình độ lý luận, bổ sung, vận dụng lý luận phù hợp với thực tiễn;
- Phải coi trọng lý luận và công tác lý luận; nâng cao dân trí, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo, phổ biến rộng rãi tri thức khoa học – công nghệ…;
- Phải đổi mới công tác lý luận của Đảng dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Quán triệt nhiệm vụ, hướng nghiên cứu chủ yếu và phương châm lớn chỉ đạo hoạt động lý luận của Đảng;
- Hoàn thiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì kinh tế thị trường luôn vận động và biến đổi, đòi hỏi mọi thành phần, mọi chủ thể kinh tế phải năng động, sáng tạo, phải thường xuyên bám sát thị trường để ứng phó cho phù hợp
- Phải đổi mới tư duy lý luận, khắc phục sự lạc hậu của lý luận, thu hẹp khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn bằng cách:
+ từ bỏ lối nghiên cứu kinh viện, tư biện;
+ thường xuyên đối chiếu lý luận với cuộc sống, vận dụng lý luận vào hoàn cảnh thực tế của nước ta;
- Coi trọng và thường xuyên tổng kết thực tiễn, qua đó sửa đổi, phát triển lý luận đã có, bổ sung hoàn chỉnh đường lối, chính sách, hình thành lý luận mới, quan điểm mới để chỉ đạo sự nghiệm đổi mới xã hội.