Bệnh gút - Nên kiểm soát tốt chế độ ăn uống

thach2010

New member
Xu
0
Gút là bệnh do rối loạn chuyển hóa làm lắng đọng axit uric ở khớp gây viêm khớp. Nếu không có phương pháp điều trị hợp lý và kiểm soát chế độ ăn uống, bệnh rất dễ tái phát.

Biểu hiện đặc trưng của gút là sưng, nóng, đỏ, đau, phù nề, căng bóng, hay gặp ở khớp bàn ngón chân cái (tỷ lệ chiếm tới 70%), khớp bàn ngón tay, khớp khuỷu tay, cổ tay, cổ chân... Bệnh khởi phát đột ngột, thường về đêm, sau những bữa ăn thịnh soạn, uống rượu bia… Do bệnh gút có liên quan chặt chẽ với chế độ dinh dưỡng nên việc thực hiện ăn uống khoa học được xem là giải pháp hữu hiệu để kiểm soát căn bệnh này. Bệnh nhân không nên dùng thức ăn chứa nhiều chất đạm, nhất là đạm động vật như: tim, gam, thận, óc, trứng vịt lộn…; hạn chế ăn đồ ăn hải sản như: cá biển, tôm, cua, ốc, hến…; nên sử dụng thức ăn có hàm lượng purin thấp như: trứng, sữa, pho mát tươi, bánh mì, bột ngũ cốc, rau cần, súp lơ, khoa tây, bí đỏ, đậu tương…; tuyệt đối không uống rượu, bia. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên ăn rau xanh, hoa quả và uống nhiều nước.

HTP-NBCL-8-3.jpg

Ảnh minh họa


Để điều trị gút, cần kết hợp dùng thuốc với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Có ba loại thuốc thường được sử dụng là: colchicin, thuốc giảm đau chống viêm không steroid, corticoid. Tuy nhiên, các loại thuốc này lại gây nhiều tác dụng phụ lên gan, thận, đường tiêu hóa… Chính vì vậy, xu hướng đang được nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng lựa chọn hiện nay là sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài, trong đó sản phẩm dẫn đầu là Hoàng Thống Phong. Với thành phần chính là trạch tả - giúp cơ thể đào thải tối đa các chất có hại, kết hợp với một số thảo dược quý khác như: nhọ nồi, nhàu, hoàng bá, thổ phục linh, ba kích… nên sản phẩm này có tác dụng giảm đau, chống viêm, giảm nồng độ axit uric máu hiệu quả, từ đó ngăn chặn các cơn gút cấp tái phát.
Ông Lê Văn Bính (ở Hà Nội) mắc gút đã 22 năm, uống thuốc tây thì chỉ đỡ đau tạm thời nhưng lại bị ảnh hưởng đến thận (đi tiểu khó), người mệt mỏi, tăng huyết áp. Niềm vui đã đến khi ông biết tới Hoàng Thống Phong và mua về sử dụng: “Dùng sản phẩm này khoảng 3 tuần, kết hợp với chế độ ăn uống kiêng khem, tôi đi xét nghiệm nồng độ axit uric thì thấy giảm từ 622 micromol/lít xuống còn 315 micromol/lít. Sau 5 tháng uống Hoàng Thống Phong, tôi đã hết đau hoàn toàn, đi tiểu dễ dàng hơn” - ông Bính cho biết.
Để kiểm soát cơn gút cấp, bên cạnh việc duy trì sử dụng Hoàng Thống Phong, bệnh nhân cần tuân thủ chế độ ăn kiêng hợp lý, uống nhiều nước (nước khoáng) để giúp thận tăng khả năng đào thải axit uric, nên thường xuyên tập thể dục, đi bộ nhẹ nhàng.

Phương Nga - Theo: benhgut.com.vn


Có thể bạn quan tâm! (Click vào banner để được tư vấn khám chữa bệnh miễn phí từ chúng tôi)




Tham gia khám bệnh miễn phí cho bệnh nhân vẩy nến tại: tuvansuckhoe24h.com.vn/news1/Kham-va-tu-van-suc-khoe-mien-phi-cho-benh-nhan-vay-nen-36/
 
Bệnh gút nên ăn gì

Không dùngKhông uống nhiều rượu mạnh. Không ăn các thức ăn chứa nhiều purine như: phủ tạng động vật: tim, gan, thận, lá lách, óc…, hột vịt, gà lộn, trứng cá, cá trích, cá đối, cá mòi. Không ăn mỡ động vật, không ăn đường.Dùng hạn chếHạn chế protid (<1g protein/kg/ ngày tương đương < 200g thịt nạc mỗi ngày).Không ăn nhiều (vừa phải, điều độ) đồ biển (tôm, cua…).Không ăn nhiều (vừa phải, điều độ) các loại đậu hạt, măng tây.Không ăn nhiều (vừa phải, điều độ) chocolate, cacao, trà, cà phê.Dùng nhiềuCác loại rau xanh, trái cây tươi.Uống nhiều nước, nước khoáng có bicarbonate, nước sắc lá xakê.Các loại ngũ cốc.Sữa, trứng.Chế độ sinh hoạtChống béo phì.Tăng cường vận động.Tránh stress, tránh gắng sức, tránh lạnh đột ngột…

Chế độ ăn uống có thay thế được thuốc không?Đối với bệnh GoutTrong đa số trường hợp, chế độ ăn uống góp phần điều trị cho bệnh Gout và các bệnh kèm theo (cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu…) chứ không thể thay được thuốc. Thực hiện tốt chế độ ăn uống có thể giảm bớt số lượng thuốc, số loại thuốc cần dùng, giảm bớt các hậu quả xấu của bệnh.Chế độ ăn uống được sử dụng để thay thế thuốc trong một số ít trường hợp, người bệnh không dùng được các thuốc làm hạ acid uric (dị ứng thuốc, suy thận, suy gan…).

Đối với tình trạng tăng acid uric máuChế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt sẽ giúp phòng ngừa bệnh Gout, làm giảm số người trở thành bệnh nhân Gout.Như vậy, chế độ ăn uống không thể thay thế được các thuốc điều trị bệnh Gout, nhưng có một vai trò quan trọng trong điều trị, góp phần làm bệnh Gout và các bệnh kèm theo dễ kiểm soát hơn, giảm bớt liều thuốc phải dùng, giảm bớt số thuốc phải dùng. Chế độ ăn uống càng quan trọng hơn khi người bệnh bị dị ứng với các thuốc làm giảm acid uric máu, hoặc vì một lý do nào đó không sử dụng được các thuốc này.

Chế độ ăn uống còn là biện pháp chính, không thể thiếu được trong việc phòng ngừa bệnh Gout cho các đối tượng có tăng acid uric máu đơn thuần.Các bệnh rối loạn chuyển hóa ở người thường đi kèm với nhau, ngày càng gia tăng và đang là một hiểm họa lớn cho loài người trong thế kỷ 21. Hội chứng chuyển hóa kinh điển gồm 4 biểu hiện: béo phì, cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu. Nay thêm một biển hiện thứ 5 là tăng acid uric máu, nói cách khách, các bệnh nhân béo phì, cao huyết áp, bệnh mạch vành... rất dễ bị gout và ngược lại, bệnh nhân gout thường mắc bệnh các bệnh béo phì, xơ mỡ động mạch, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, cao huyết áp, bệnh mạch vành.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top