Nhiều thống kê cho thấy khi thời tiết thay đổi, người mắc bệnh gout dễ bị tái phát với mức độ nặng hơn.
Bệnh gout là bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin làm tăng nồng độ axit uric trong máu, dẫn tới lắng đọng natri urat trong dịch khớp, sụn, xương hay tổ chức dưới da,… Sự kết tinh thành các tinh thể này khi đạt đến một lượng nhất định sẽ gây ra cơn gout cấp tính. Đặc trưng của bệnh là những cơn đau dữ dội, sưng, nóng đỏ và khởi phát đột ngột ở một số khớp (phổ biến là khớp ngón chân cái), có thể kèm sốt nhẹ. Nồng độ axit uric trong máu tăng cao lâu ngày dẫn đến hình thành các hạt tôphi dưới da gây đau, lắng đọng ở khớp gây viêm, biến dạng khớp, phá hủy xương, sụn khớp và có nguy cơ dẫn tới tàn phế. Bên cạnh những tổn thương tại khớp, gout còn là nguyên nhân dẫn tới một số bệnh nguy hiểm khác như: tăng huyết áp, sỏi thận, suy thận,…
Theo các nhà khoa học, cũng giống như các bệnh xương khớp khác, bệnh gout chịu ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết và thường nặng hơn khi chuyển mùa. Nguyên nhân là do nhiệt độ thay đổi khiến cho độ nhớt của dịch khớp và máu tăng lên. Sự thay đổi nội môi này kéo theo sự kết tủa muối urat ở khớp, dẫn tới tần suất và tính chất đau của cơn gout cấp cũng tăng lên. Vì vậy, người bị gout cần có chế độ dự phòng hợp lý để ngăn ngừa bệnh tái phát khi thời tiết chuyển mùa.
Trong điều trị gout, bệnh nhân thường được chỉ định dùng một số thuốc như colchicin, nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid,… Những thuốc này giúp làm giảm triệu chứng nhanh nhưng có thể gây tiêu chảy, loét dạ dày, dị ứng, suy gan, thận,...
Hiện nay, các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên đang được nhiều bác sĩ lựa chọn sử dụng cho bệnh nhân gout, với ưu điểm là không có tác dụng phụ nên có thể sử dụng lâu dài, góp phần hỗ trợ điều trị bệnh gout, làm giảm nồng độ axit uric máu và ngăn chặn những cơn gout tái phát.
Song song với việc dùng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, khi thời tiết thay đổi, bệnh nhân gout cần lưu ý: giữ ấm cơ thể (đặc biệt là chân, tay), không nên ra ngoài lúc trời rét đậm, mưa phùn, cai rượu bia và hạn chế món ăn giàu đạm, giàu chất béo…
Đăng Mạnh - Theo: benhgut.com.vn
Bệnh gout là bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin làm tăng nồng độ axit uric trong máu, dẫn tới lắng đọng natri urat trong dịch khớp, sụn, xương hay tổ chức dưới da,… Sự kết tinh thành các tinh thể này khi đạt đến một lượng nhất định sẽ gây ra cơn gout cấp tính. Đặc trưng của bệnh là những cơn đau dữ dội, sưng, nóng đỏ và khởi phát đột ngột ở một số khớp (phổ biến là khớp ngón chân cái), có thể kèm sốt nhẹ. Nồng độ axit uric trong máu tăng cao lâu ngày dẫn đến hình thành các hạt tôphi dưới da gây đau, lắng đọng ở khớp gây viêm, biến dạng khớp, phá hủy xương, sụn khớp và có nguy cơ dẫn tới tàn phế. Bên cạnh những tổn thương tại khớp, gout còn là nguyên nhân dẫn tới một số bệnh nguy hiểm khác như: tăng huyết áp, sỏi thận, suy thận,…
Ảnh minh họa
Trong điều trị gout, bệnh nhân thường được chỉ định dùng một số thuốc như colchicin, nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid,… Những thuốc này giúp làm giảm triệu chứng nhanh nhưng có thể gây tiêu chảy, loét dạ dày, dị ứng, suy gan, thận,...
Hiện nay, các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên đang được nhiều bác sĩ lựa chọn sử dụng cho bệnh nhân gout, với ưu điểm là không có tác dụng phụ nên có thể sử dụng lâu dài, góp phần hỗ trợ điều trị bệnh gout, làm giảm nồng độ axit uric máu và ngăn chặn những cơn gout tái phát.
Song song với việc dùng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, khi thời tiết thay đổi, bệnh nhân gout cần lưu ý: giữ ấm cơ thể (đặc biệt là chân, tay), không nên ra ngoài lúc trời rét đậm, mưa phùn, cai rượu bia và hạn chế món ăn giàu đạm, giàu chất béo…
Đăng Mạnh - Theo: benhgut.com.vn