Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Tản văn, Tạp bút
Bên kia cánh đồng là nhà ngoại
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Hide Nguyễn" data-source="post: 67735" data-attributes="member: 6"><p><span style="font-size: 15px"><strong><em><span style="color: Teal">Biết là ngoại đi trong nỗi nhớ của nhiều người, đi vì sự lựa chọn “con nuôi cha và bà nuôi ông”, đi với chút khổ tâm của một người đàn bà quê kiểng đã sống với quê gần trọn đời người. Biết là tôi thấy hụt hẫng đến chảy nước mắt khi tiễn ngoại ra cái bến xe nằm chếch mạn ngược dòng Lam. </span></em></strong></span></p><p><span style="font-size: 15px"><strong></strong></span></p><p><span style="font-size: 15px"><strong></strong> Dưới chân núi Langbiang nhiều sương sa và lắm màu xanh cây lá, ngoại đang sống vui tuổi già mà lòng không nguôi nhớ về quê cũ. Nơi ấy, một ngôi nhà gỗ mộc, một mảnh vườn lúc lỉu mít ổi, một giếng khơi tự đào trong trẻo... một mái ấm thời vách đất mà mấy anh em ruột của mẹ tôi đã sinh ra và lớn lên, đi xa lập nghiệp.</span></p><p><span style="font-size: 15px"></span></p><p><span style="font-size: 15px"> Ngoại theo con trai trưởng vào Đà Lạt sống khi tóc đã bạc phơ mái đầu, khi con cháu thuyết phục đến điều cặn kẽ. Trước ngày đi, bước chân lẹ gót, ngoại đi đến từng nhà chào hàng xóm. Bát nước chè nhà ai ngoại cũng nhấp một ngụm. Miếng trầu của người già mời nhau, tặng nhau làm môi ngoại đỏ thắm, răng ngoại đen hơn. Quả là tôi thấy ngoại đẹp trong những ngày chuẩn bị hành phương Nam ấy.</span></p><p><span style="font-size: 15px"> Biết là ngoại đi trong nỗi nhớ của nhiều người, đi vì sự lựa chọn "Con nuôi cha và bà nuôi ông", đi với chút khổ tâm của một người đàn bà quê kiểng đã sống với quê gần trọn đời người. Biết là tôi thấy hụt hẫng đến chảy nước mắt khi tiễn ngoại ra cái bến xe nằm chếch mạn ngược dòng Lam.</span></p><p><span style="font-size: 15px"></span></p><p><span style="font-size: 15px"></span><p style="text-align: center"> <span style="font-size: 15px"><img src="https://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/images/nha-latuoitre.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></span> <span style="font-size: 15px"> </span></p> <p style="text-align: center"></p> <p style="text-align: center"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #993300">Ảnh: Hoàng Thêm</span></span> <span style="font-size: 15px"> </span></p> <p style="text-align: center"></p><p><span style="font-size: 15px"></span></p><p><span style="font-size: 15px">Khi sang sông trên con đò thưa khách, bất chợt ngoại cất lên mấy lời hát: "<em>Ngái ngôi chi mà anh nỏ về/ Hay là vì anh chê em vụng về câu nói/ Hay anh chê quê em nghèo đói/ Đất Thanh Chương nhút mặn chua cà</em>..... Giọng ngoại khản đặc, mắt ngoại đuối nhìn về quê cũ, trước khi biền biệt xa.</span></p><p><span style="font-size: 15px"></span></p><p><span style="font-size: 15px"> Ngoại là một người làm ruộng thuần chất nhất mà tôi biết. Kinh tế <u>gia đình</u> là bảy sào ruộng nông sâu, là vài đám đất trồng ngô, khoai, đậu. Chấm hết. Không buôn bán gì. Không đi làm công cho ai. Chỉ tằn tiện nuôi con cùng chồng bằng chừng ấy gia sản. Ấy vậy mà ngoại có kế sách ngân khố cực kì kín đáo. Mỗi bận con bò đẻ con bê, con trâu nái sinh con nghé con, ngoại cắt cỏ đầy chuồng, nuôi lớn bán đi. Món tiền nhỉnh ra, ngoại mua vàng làm vốn. Đủ bốn đôi bông tai, ngoại chia đều cho bốn đứa con gái đã theo chồng về làm dâu nhà người. Ngoại dặn: "Đây là của để dành của mẹ cho mấy đứa bay. Liệu thuận vợ thuận chồng mà hạnh phúc". Mẹ tôi và những cô em gái của mẹ nhận món quà đó mà chỉ biết lặng lòng thương ngoại đến se sắt.</span></p><p><span style="font-size: 15px"></span></p><p><span style="font-size: 15px"> Tôi chưa bao giờ quên một vùng kí ức về ngoại. Mỗi lần nghỉ học sang chơi nhà ngoại, tôi véo von như chim tìm được ban mai nắng đẹp. Này là được đi giữa cánh đồng đương độ xanh non lúa con gái. Này là được tháo dép để chân trần chạy trên đê có nhan nhản cỏ may vướng víu. Này là được lội theo ngoại theo mép bờ kênh để mò cua bắt cá. Này là được ngồi lên lưng trâu để nghe tiếng sáo từ đâu vẳng lên giữa đồng rộng mùa gặt xong. Này là được tí tách lúa nếp rang thơm ngậy. Này là được ngoại ngâm bồ kết giữa nắng trưa để chiều xuống là gội đầu với nước giếng mát lạnh. Này là được ngoại chỉ bảo cách xếp một hàng lá trầu không vàng rơi trong vườn...</span></p><p><span style="font-size: 15px"></span></p><p><span style="font-size: 15px"> Ngoại là một người cực kì ngăn nắp. Vườn cây mùa đổ lá, ngoại quét sạch tinh tươm. Nhà nền đất cao ráo và sạch mát. Ngô khoai thu hoạch xong, ngoại không để chúng chạm đất bằng cách cho lên sàn cao. Hoa mười giờ ngoại cũng trồng theo dãy để khi nở là một vệt sắc hồng ánh lên đẹp mắt. Tôi có cảm giác ngoài giàu có trong cách bài trí theo cách riêng của mình. Không gian của ngoại không kiến trúc nhưng choán đầy sự chắt chiu và bù đắp, sự hài hòa và cởi mở. Một cái ngó nghiêng của ngoại phía sau hè khi tôi đang chơi trên cái sân gạch đằng trước cũng đã đủ để nhìn thấy một nụ cười rạng tỏa hào sảng.</span></p><p><span style="font-size: 15px"></span></p><p><span style="font-size: 15px"> Một lần, ngoại về thăm quê. Ngoại đi thẳng lên cái cổng dốc đứng, dừng lại dưới gốc cau có dây trầu quấn quýt. Ngoại bảo: "Gốc này đã gần năm mươi tuổi. Đất cằn nhưng nó vẫn sống tốt. Mấy đứa con nhớ thỉnh thoảng ghé vườn đắp thêm đất". Xa quê, ngoại vẫn ăn trầu, nhớ trầu cau như nhắc tên từng người láng giềng.</span></p><p><span style="font-size: 15px"></span></p><p><span style="font-size: 15px"> Lưng còng, ngoại bây giờ đang ôm những đứa cháu ruột ở miền cao nguyên lạnh, kể cho các cháu nghe chuyện cánh cò bay lạc giữa nhân gian- như cách mà ngoại đã "truyền kỳ" cho tâm trí tôi thuở bé. Vào Đà Lạt sống, ngoại không thể thiếu vườn. Chỉ có điều khác là cây cà phê chứ không phải là thứ sản vật nơi quê cũ. Và ngoại nhớ quê...</span></p><p><span style="font-size: 15px"></span></p><p> <span style="font-size: 15px"><span style="font-size: 15px"><u>Trang viết từ VNN.</u></span></span></p><p><span style="font-size: 15px"><span style="font-size: 15px"></span></span></p><p><span style="font-size: 15px"><span style="font-size: 15px"></span><em> <span style="font-size: 15px">Mời các bạn thành viên cùng chia sẻ xúc cảm qua những câu chuyện cuộc sống theo chủ đề "Lời tự sự cuối năm". </span></em></span></p><p><span style="font-size: 15px"><em></em></span></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Hide Nguyễn, post: 67735, member: 6"] [SIZE=4][B][I][COLOR=Teal]Biết là ngoại đi trong nỗi nhớ của nhiều người, đi vì sự lựa chọn “con nuôi cha và bà nuôi ông”, đi với chút khổ tâm của một người đàn bà quê kiểng đã sống với quê gần trọn đời người. Biết là tôi thấy hụt hẫng đến chảy nước mắt khi tiễn ngoại ra cái bến xe nằm chếch mạn ngược dòng Lam. [/COLOR][/I] [/B] Dưới chân núi Langbiang nhiều sương sa và lắm màu xanh cây lá, ngoại đang sống vui tuổi già mà lòng không nguôi nhớ về quê cũ. Nơi ấy, một ngôi nhà gỗ mộc, một mảnh vườn lúc lỉu mít ổi, một giếng khơi tự đào trong trẻo... một mái ấm thời vách đất mà mấy anh em ruột của mẹ tôi đã sinh ra và lớn lên, đi xa lập nghiệp. Ngoại theo con trai trưởng vào Đà Lạt sống khi tóc đã bạc phơ mái đầu, khi con cháu thuyết phục đến điều cặn kẽ. Trước ngày đi, bước chân lẹ gót, ngoại đi đến từng nhà chào hàng xóm. Bát nước chè nhà ai ngoại cũng nhấp một ngụm. Miếng trầu của người già mời nhau, tặng nhau làm môi ngoại đỏ thắm, răng ngoại đen hơn. Quả là tôi thấy ngoại đẹp trong những ngày chuẩn bị hành phương Nam ấy. Biết là ngoại đi trong nỗi nhớ của nhiều người, đi vì sự lựa chọn "Con nuôi cha và bà nuôi ông", đi với chút khổ tâm của một người đàn bà quê kiểng đã sống với quê gần trọn đời người. Biết là tôi thấy hụt hẫng đến chảy nước mắt khi tiễn ngoại ra cái bến xe nằm chếch mạn ngược dòng Lam. [/SIZE][CENTER] [SIZE=4][IMG]https://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/images/nha-latuoitre.jpg[/IMG][/SIZE] [SIZE=4] [/SIZE] [SIZE=4][COLOR=#993300]Ảnh: Hoàng Thêm[/COLOR][/SIZE] [SIZE=4] [/SIZE] [/CENTER] [SIZE=4] Khi sang sông trên con đò thưa khách, bất chợt ngoại cất lên mấy lời hát: "[I]Ngái ngôi chi mà anh nỏ về/ Hay là vì anh chê em vụng về câu nói/ Hay anh chê quê em nghèo đói/ Đất Thanh Chương nhút mặn chua cà[/I]..... Giọng ngoại khản đặc, mắt ngoại đuối nhìn về quê cũ, trước khi biền biệt xa. Ngoại là một người làm ruộng thuần chất nhất mà tôi biết. Kinh tế [U]gia đình[/U] là bảy sào ruộng nông sâu, là vài đám đất trồng ngô, khoai, đậu. Chấm hết. Không buôn bán gì. Không đi làm công cho ai. Chỉ tằn tiện nuôi con cùng chồng bằng chừng ấy gia sản. Ấy vậy mà ngoại có kế sách ngân khố cực kì kín đáo. Mỗi bận con bò đẻ con bê, con trâu nái sinh con nghé con, ngoại cắt cỏ đầy chuồng, nuôi lớn bán đi. Món tiền nhỉnh ra, ngoại mua vàng làm vốn. Đủ bốn đôi bông tai, ngoại chia đều cho bốn đứa con gái đã theo chồng về làm dâu nhà người. Ngoại dặn: "Đây là của để dành của mẹ cho mấy đứa bay. Liệu thuận vợ thuận chồng mà hạnh phúc". Mẹ tôi và những cô em gái của mẹ nhận món quà đó mà chỉ biết lặng lòng thương ngoại đến se sắt. Tôi chưa bao giờ quên một vùng kí ức về ngoại. Mỗi lần nghỉ học sang chơi nhà ngoại, tôi véo von như chim tìm được ban mai nắng đẹp. Này là được đi giữa cánh đồng đương độ xanh non lúa con gái. Này là được tháo dép để chân trần chạy trên đê có nhan nhản cỏ may vướng víu. Này là được lội theo ngoại theo mép bờ kênh để mò cua bắt cá. Này là được ngồi lên lưng trâu để nghe tiếng sáo từ đâu vẳng lên giữa đồng rộng mùa gặt xong. Này là được tí tách lúa nếp rang thơm ngậy. Này là được ngoại ngâm bồ kết giữa nắng trưa để chiều xuống là gội đầu với nước giếng mát lạnh. Này là được ngoại chỉ bảo cách xếp một hàng lá trầu không vàng rơi trong vườn... Ngoại là một người cực kì ngăn nắp. Vườn cây mùa đổ lá, ngoại quét sạch tinh tươm. Nhà nền đất cao ráo và sạch mát. Ngô khoai thu hoạch xong, ngoại không để chúng chạm đất bằng cách cho lên sàn cao. Hoa mười giờ ngoại cũng trồng theo dãy để khi nở là một vệt sắc hồng ánh lên đẹp mắt. Tôi có cảm giác ngoài giàu có trong cách bài trí theo cách riêng của mình. Không gian của ngoại không kiến trúc nhưng choán đầy sự chắt chiu và bù đắp, sự hài hòa và cởi mở. Một cái ngó nghiêng của ngoại phía sau hè khi tôi đang chơi trên cái sân gạch đằng trước cũng đã đủ để nhìn thấy một nụ cười rạng tỏa hào sảng. Một lần, ngoại về thăm quê. Ngoại đi thẳng lên cái cổng dốc đứng, dừng lại dưới gốc cau có dây trầu quấn quýt. Ngoại bảo: "Gốc này đã gần năm mươi tuổi. Đất cằn nhưng nó vẫn sống tốt. Mấy đứa con nhớ thỉnh thoảng ghé vườn đắp thêm đất". Xa quê, ngoại vẫn ăn trầu, nhớ trầu cau như nhắc tên từng người láng giềng. Lưng còng, ngoại bây giờ đang ôm những đứa cháu ruột ở miền cao nguyên lạnh, kể cho các cháu nghe chuyện cánh cò bay lạc giữa nhân gian- như cách mà ngoại đã "truyền kỳ" cho tâm trí tôi thuở bé. Vào Đà Lạt sống, ngoại không thể thiếu vườn. Chỉ có điều khác là cây cà phê chứ không phải là thứ sản vật nơi quê cũ. Và ngoại nhớ quê... [SIZE=4][U]Trang viết từ VNN.[/U] [/SIZE][I] [SIZE=4]Mời các bạn thành viên cùng chia sẻ xúc cảm qua những câu chuyện cuộc sống theo chủ đề "Lời tự sự cuối năm". [/SIZE] [/I][/SIZE] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Tản văn, Tạp bút
Bên kia cánh đồng là nhà ngoại
Top