Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
VĂN HÓA - ĐỜI SỐNG
GIỚI TRẺ
CẢM XÚC
Bến bờ bình yên
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="small star" data-source="post: 36567" data-attributes="member: 1321"><p><strong>Quê nội</strong></p><p></p><p style="text-align: center"><img src="https://www.muctim.com.vn/article/media/2010/3-17/36431//que.jpga.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p> <p style="text-align: center"></p> <p style="text-align: center"></p><p></p><p>Lâu lắm rồi mới đạp xe về quê nội. </p><p> Thấy quê mình đã thay đổi nhiều lắm. Không biết nên vui hay nên buồn nữa. Thấy vui vì làng quê đã đổi mới, hiện đại hơn, nhiều nhà cao tầng hơn, nhiều đường nhựa hơn, nhà thờ cũng được sửa sang, xây dựng lại…nhưng lại buồn vì những cánh đồng lúa bạt ngàn đang dần dần mất đi, những con sông cũng nhỏ lại từ từ vì người ta mở rộng đường ra, những căn nhà ngói vách đất được thay thế dần bằng nhà gạch, nhà lầu…Nó cũng muốn đời sống mọi người ở quê được khá giả hơn, tiến bộ hơn, nhưng không hiểu sao nhìn những sự thay đổi như thế nó lại không thể ngăn được một nỗi buồn. Không rõ nguyên cớ. Chắc là do chưa được quen lắm. </p><p>Nhưng cái nó thích nhất vẫn là được về nhà bà nội. Nhà nội không thay đổi gì nhiều. Và nội vẫn luôn yêu thương nó. </p><p>Nhà nội nghèo. Nhưng chỉ có tình thương là dư dả. Lần nào nó về nội cũng đều nấu một nồi cơm đầy. Bắt nó ăn cho nhiều, “ không được giữ eo”. Mà khổ nỗi nó có giữ eo bao giờ đâu. Mà ăn lúc nào cũng no căng cả bụng đó chứ. Vậy mà vẫn còn bị chê ăn ít. </p><p>Nội nó nấu ăn ngon khỏi chê. Chẳng cần nhiều thức ăn, chỉ một chén tép kho, một chén nước mắm, một con cá nướng, một tô canh “xà bần” (theo cách gọi của nội) là thành một bữa ăn. Mà không hiểu sao lại ngon thế không biết. Mặc dù nội cứ hay áy náy “mày về mà nội chẳng có gì ngon cho mày ăn” nhưng nó chưa khi nào thấy cơm ở nhà nội dở cả. Không hề nịnh đâu nhé. Bởi vì bên nhà nội nó gần như ai cũng nấu ăn ngon cả. Mấy chú mấy bác rồi mấy cô nữa, ai cũng tháo vát trong vụ nấu nướng hết. Mà không hiểu sao đến đời con cháu của tụi nó thì truyền thống này đang dần bị mai một. </p><p>Người nhà quê hay ngồi lê đôi mách. Nhiều khi nó cũng thấy khó chịu vì chuyện này. Tại xóm đạo nhỏ xíu nên ai có động tĩnh gì là cả xóm đều biết cả. Những buổi trưa nằm trên đi văng nhà nội, nghe nội với mấy cô ngồi bàn tán về một bộ phim nào đó đang chiếu trên ti vi, rồi tới chuyện bà năm bị đau chân, bà bảy bị lừa mất tiền, ông hai vừa mới qua đời vì bạo bệnh, cô tám mắc nợ cả mấy chục triệu đồng… </p><p>Nhiều lúc nó nghĩ, muốn sống cho tự do thoải mái ở cái xóm này, không màng đến thế thái nhân tình hình như cũng là một chuyện không tưởng. </p><p>Nhưng dần dần thì nó cũng cảm thấy quen, thậm chí khi bây giờ sống ở thành phố, nơi có những dãy nhà san sát nhau nhưng những người hàng xóm cũng chả biết mặt nhau thì nó lại còn cảm thấy yêu cái tật này của người nhà quê. Suốt những ngày còn bé, những câu chuyện ấy của người dân quê như bà nội, các cô, các bác hàng xóm gần như đã trở thành những bài ru đưa nó vào giấc ngủ khi nào không hay. </p><p>Rồi hôm nay nó về, cô Mười chọc “lâu lắm rồi mới thấy cô ba” (chú Chín với cô Mười cứ hay chọc chị em nó là cô hai, cô ba, cô tư). Lại ăn một bữa cơm no căng bụng, rồi ngồi nói chuyện với nội và cô Mười. Nó thấy nhiều thay đổi quá, nên cứ hỏi hết chuyện này đến chuyện kia: cô Út còn nhận giữ xe cho Đại Nam nữa không? Chú thím Tám chuyển về nhà mới chưa? Thằng con bác Ba nay học lớp mấy? Thằng cu Tèo lấy vợ là đứa nào?….Đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. </p><p>Bỗng nó giật mình, hình như mình cũng đang ngồi lê đôi mách? </p><p>Nhưng nó hỏi chỉ để mà hỏi vậy thôi. Chứ đôi khi cũng chẳng nhớ nổi. Có khi lần nào về nó cũng hỏi chừng ấy câu hỏi đó chứ. Thế nhưng vẫn thích được hỏi, vẫn thích được nghe trả lời, rồi lại ngồi gật gù gật gù. </p><p>Ăn cơm xong, nó nằm đu đưa trên võng nghe bà Út hàng xóm qua ngồi ôn lại những kỉ niệm xưa với nội. Hồi xưa con sông cạnh nhà rộng lắm, dài lắm, đi một vòng từ nhà ra ngoài ruộng là đã có được một mớ cá để kho ăn cả ngày, chứ đồ ăn đâu có mắc mỏ như bây giờ. Hồi xưa còn nhiều ruộng, mỗi ngày đi hái rau, đập lúa, nhổ cỏ mà thấy thiệt là vui, giờ già rồi, chẳng có việc gì làm. Hồi xưa… </p><p></p><p></p><p></p><p style="text-align: right"><strong>Nguyễn Bích Trâm (Bình Dương)</strong> </p></blockquote><p></p>
[QUOTE="small star, post: 36567, member: 1321"] [b]Quê nội[/b] [CENTER][IMG]https://www.muctim.com.vn/article/media/2010/3-17/36431//que.jpga.jpg[/IMG] [/CENTER] Lâu lắm rồi mới đạp xe về quê nội. Thấy quê mình đã thay đổi nhiều lắm. Không biết nên vui hay nên buồn nữa. Thấy vui vì làng quê đã đổi mới, hiện đại hơn, nhiều nhà cao tầng hơn, nhiều đường nhựa hơn, nhà thờ cũng được sửa sang, xây dựng lại…nhưng lại buồn vì những cánh đồng lúa bạt ngàn đang dần dần mất đi, những con sông cũng nhỏ lại từ từ vì người ta mở rộng đường ra, những căn nhà ngói vách đất được thay thế dần bằng nhà gạch, nhà lầu…Nó cũng muốn đời sống mọi người ở quê được khá giả hơn, tiến bộ hơn, nhưng không hiểu sao nhìn những sự thay đổi như thế nó lại không thể ngăn được một nỗi buồn. Không rõ nguyên cớ. Chắc là do chưa được quen lắm. Nhưng cái nó thích nhất vẫn là được về nhà bà nội. Nhà nội không thay đổi gì nhiều. Và nội vẫn luôn yêu thương nó. Nhà nội nghèo. Nhưng chỉ có tình thương là dư dả. Lần nào nó về nội cũng đều nấu một nồi cơm đầy. Bắt nó ăn cho nhiều, “ không được giữ eo”. Mà khổ nỗi nó có giữ eo bao giờ đâu. Mà ăn lúc nào cũng no căng cả bụng đó chứ. Vậy mà vẫn còn bị chê ăn ít. Nội nó nấu ăn ngon khỏi chê. Chẳng cần nhiều thức ăn, chỉ một chén tép kho, một chén nước mắm, một con cá nướng, một tô canh “xà bần” (theo cách gọi của nội) là thành một bữa ăn. Mà không hiểu sao lại ngon thế không biết. Mặc dù nội cứ hay áy náy “mày về mà nội chẳng có gì ngon cho mày ăn” nhưng nó chưa khi nào thấy cơm ở nhà nội dở cả. Không hề nịnh đâu nhé. Bởi vì bên nhà nội nó gần như ai cũng nấu ăn ngon cả. Mấy chú mấy bác rồi mấy cô nữa, ai cũng tháo vát trong vụ nấu nướng hết. Mà không hiểu sao đến đời con cháu của tụi nó thì truyền thống này đang dần bị mai một. Người nhà quê hay ngồi lê đôi mách. Nhiều khi nó cũng thấy khó chịu vì chuyện này. Tại xóm đạo nhỏ xíu nên ai có động tĩnh gì là cả xóm đều biết cả. Những buổi trưa nằm trên đi văng nhà nội, nghe nội với mấy cô ngồi bàn tán về một bộ phim nào đó đang chiếu trên ti vi, rồi tới chuyện bà năm bị đau chân, bà bảy bị lừa mất tiền, ông hai vừa mới qua đời vì bạo bệnh, cô tám mắc nợ cả mấy chục triệu đồng… Nhiều lúc nó nghĩ, muốn sống cho tự do thoải mái ở cái xóm này, không màng đến thế thái nhân tình hình như cũng là một chuyện không tưởng. Nhưng dần dần thì nó cũng cảm thấy quen, thậm chí khi bây giờ sống ở thành phố, nơi có những dãy nhà san sát nhau nhưng những người hàng xóm cũng chả biết mặt nhau thì nó lại còn cảm thấy yêu cái tật này của người nhà quê. Suốt những ngày còn bé, những câu chuyện ấy của người dân quê như bà nội, các cô, các bác hàng xóm gần như đã trở thành những bài ru đưa nó vào giấc ngủ khi nào không hay. Rồi hôm nay nó về, cô Mười chọc “lâu lắm rồi mới thấy cô ba” (chú Chín với cô Mười cứ hay chọc chị em nó là cô hai, cô ba, cô tư). Lại ăn một bữa cơm no căng bụng, rồi ngồi nói chuyện với nội và cô Mười. Nó thấy nhiều thay đổi quá, nên cứ hỏi hết chuyện này đến chuyện kia: cô Út còn nhận giữ xe cho Đại Nam nữa không? Chú thím Tám chuyển về nhà mới chưa? Thằng con bác Ba nay học lớp mấy? Thằng cu Tèo lấy vợ là đứa nào?….Đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. Bỗng nó giật mình, hình như mình cũng đang ngồi lê đôi mách? Nhưng nó hỏi chỉ để mà hỏi vậy thôi. Chứ đôi khi cũng chẳng nhớ nổi. Có khi lần nào về nó cũng hỏi chừng ấy câu hỏi đó chứ. Thế nhưng vẫn thích được hỏi, vẫn thích được nghe trả lời, rồi lại ngồi gật gù gật gù. Ăn cơm xong, nó nằm đu đưa trên võng nghe bà Út hàng xóm qua ngồi ôn lại những kỉ niệm xưa với nội. Hồi xưa con sông cạnh nhà rộng lắm, dài lắm, đi một vòng từ nhà ra ngoài ruộng là đã có được một mớ cá để kho ăn cả ngày, chứ đồ ăn đâu có mắc mỏ như bây giờ. Hồi xưa còn nhiều ruộng, mỗi ngày đi hái rau, đập lúa, nhổ cỏ mà thấy thiệt là vui, giờ già rồi, chẳng có việc gì làm. Hồi xưa… [RIGHT][B]Nguyễn Bích Trâm (Bình Dương)[/B] [/RIGHT] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
VĂN HÓA - ĐỜI SỐNG
GIỚI TRẺ
CẢM XÚC
Bến bờ bình yên
Top