Bất thường khối C, tại sao ?
Năm 2011, tình trạng đã ở mức báo động khi lượng hồ sơ đăng ký dự thi khối C vẫn không được cải thiện, nếu không nói là èo uột hơn. Thí sinh như có chung suy nghĩ: Bần cùng mới đăng ký dự thi khối C?Từ vài năm trở lại đây, cứ tới kỳ thi ĐH, CĐ, những lời cảnh báo về việc thí sinh quay lưng với các ngành khoa học xã hội và nhân văn (KHXH-NV) lại được nhắc
Mất cân đối trầm trọng
[FONT="]
Tâm lý thờ ơ với ngành KHXH-NV còn phổ biến trong học sinh. Ảnh: Nhật Nam[/FONT]
Tâm lý thờ ơ với ngành KHXH-NV còn phổ biến trong học sinh. Ảnh: Nhật Nam[/FONT]
Theo một chuyên gia tuyển sinh của Bộ GD-ĐT, các thống kê ban đầu cho thấy đa số hồ sơ ĐKDT đều hướng vào các khối ngành kinh tế và kỹ thuật, rất ít thí sinh chọn khối thi ngành nông - lâm và ngành xã hội. Những năm gần đây hồ sơ thi vào khối C chỉ chiếm khoảng 10% tổng số đăng ký. Trong đó, chỉ có khoảng 30% thí sinh là người thành phố, phần lớn còn lại đều ở khu vực nông thôn với kết quả học tập không cao, nên kết quả thi của khối C cũng khá thấp. Có trường THPT không hề có một thí sinh nào đăng ký khối C. Năm nay, thí sinh thi khối C, D của Hà Nội cũng giảm so với năm 2010. Hồ sơ khối C chỉ vỏn vẹn hơn 7.300, chiếm 4,44%.
Thực tế nói trên báo hiệu các ngành khối xã hội cầm chắc việc lại phải đối mặt với tình trạng xét tuyển chỉ bằng điểm sàn mà vẫn không đủ chỉ tiêu, hay tệ hơn là phải đóng ngành, ngừng tuyển sinh... Năm 2010, cả 2 trường có uy tín trong đào tạo lĩnh vực này là ĐH KHXHNV của ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh đều có tỷ lệ chọi giảm. Trường ĐH KHXHNV (ĐH Quốc gia Hà Nội) là 1/4,71, giảm so với 1/5,75 của năm 2009. Tỷ lệ chọi của Trường ĐH KHXHNV (ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh) giảm xuống 1/4,55 từ tỷ lệ 1/6,26 của năm 2008 và có tới 16 ngành, chuyên ngành lấy điểm chuẩn nguyện vọng 1 ở mức 14 (điểm sàn khối C là 14, khối D là 13). Tâm lý chạy theo khối ngành kinh tế, thờ ơ với KHXHNV dễ thấy ở cả trường có truyền thống đào tạo ngoại ngữ là Trường ĐH Hà Nội. Đại diện trường này cho biết, mặc dù thế mạnh của trường là ngoại ngữ và thí sinh chủ yếu thi khối D1, song ngành hút thí sinh nhất lại là Quản trị kinh doanh, một ngành kinh tế tuyển thí sinh thi khối A.
Theo ý kiến của nhiều sở GD-ĐT, gam màu xám đối với khối ngành KHXHNV đã có thể nhận thấy dễ dàng từ cấp học phổ thông. Ngay từ khi phân ban, học sinh đã không mặn mà với ban KHXH mà đổ xô vào ban cơ bản và ban KHTN. Số lớp KHXH trong các trường THPT rất ít, thậm chí không mở được. Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, số học sinh theo học ban KHXH trên cả nước giảm dần, năm học 2006-2007 có 6,41% thì 2 năm sau chỉ còn 2%.
Tăng sức hút bằng đổi mới tuyển sinh?
Đề cập đến tình trạng nói trên, Chánh Văn phòng Bộ GD-ĐT, ông Phạm Mạnh Hùng cho rằng: Để giải thích vì sao ngành KHXHNV mất đi sức hút thì cần có những khảo sát thực trạng để làm căn cứ đánh giá. Nhưng về "cảm quan" thì có thể thấy hai nguyên nhân cơ bản: cơ hội việc làm của khối ngành này khó khăn hơn các ngành kinh tế, thu nhập cũng thấp hơn. Còn theo ông Đỗ Văn Bình, Trường ĐH Văn Hiến, nguyên nhân của việc này xuất phát từ rất nhiều yếu tố. Trước tiên, do tâm lý cho rằng học các ngành KHXHNV rất khó xin việc làm, hoặc làm không đúng chuyên môn. Người học bị ấn tượng về các môn học quá nặng, nhiều lý thuyết và ít thực hành, không phù hợp với cấu trúc đề thi ĐH, CĐ như hiện nay. Tại bậc ĐH, giáo trình của những môn học này thường thiên về tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, xa rời thực tiễn, không tạo hứng thú cho SV. Ông Đoàn Lê Giang, Trường ĐH KHXHNV (ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh) đề cập đến nguyên nhân từ sự đào tạo tràn lan khối ngành KHXHNV: Các cơ sở đào tạo tăng quy mô, mở thêm ngành mới, đua nhau hạ điểm chuẩn để thu hút SV... Điều này dẫn đến nguồn tuyển cạn kiệt, SV phải cạnh tranh nhiều hơn để có việc làm.
Đại diện Vụ Giáo dục ĐH của Bộ thì cho biết: Trong thời gian qua, mặc dù chưa chính thức thành văn bản, song Bộ GD-ĐT đã đưa ra một số điều chỉnh, không để các trường mới thành lập mở tiếp các ngành KHXHNV. Tuy nhiên, vị đại diện này cũng công nhận: Đây chưa phải là biện pháp tối ưu mà chỉ là giải pháp tình thế. Để giải quyết vấn đề này, không chỉ cần sự quan tâm của riêng ngành giáo dục.
Bên cạnh các kiến nghị về sự quan tâm hơn nữa của xã hội đối với ngành học, nhiều ý kiến đề xuất, bản thân các trường ĐH KHXHNV phải tự đổi mới để làm cho các ngành học này trở nên hấp dẫn. Trong đó có việc mở rộng đối tượng tuyển sinh như tuyển cả khối A cho các ngành xã hội như triết học, đô thị học, xã hội học, khối B cho các ngành như tâm lý học. Thậm chí, có thể áp dụng phương án: với những ngành thu hút thí sinh thì thi tuyển, những ngành còn lại có thể chỉ xét tuyển hoặc ghi danh.
Theo NLD
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: